TP.HCM: Nhiều mẫu nước sinh hoạt không đạt chỉ tiêu hóa lý, vi sinh
Kết quả giám sát chất lượng nguồn nước uống và sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM do Trung tâm Y tế dự phòng thành phố vừa công bố cho thấy, chỉ có trên 65% số mẫu đạt các yêu cầu về hóa lý và vi sinh vật.
Trong tháng 4 vừa qua, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM lấy 199 mẫu nước để giám sát các chỉ tiêu hóa lý và 199 mẫu nước để giám sát các chỉ tiêu vi sinh. Kết quả cho thấy 65,8% mẫu giám sát đạt chỉ tiêu hóa lý, 97% các mẫu đạt chỉ tiêu vi sinh. Tuy nhiên, chỉ có 63,3% số mẫu đạt cả chỉ tiêu hóa lý và vi sinh. Các mẫu không đạt yêu cầu về hàm lượng Clo, hàm lượng sắt tổng số, pH, hàm lượng Amoni, Coliform tổng số và chỉ tiêu E.Coli.
Cụ thể, 100% số mẫu nước sau xử lý của nhà máy nước thuộc Tổng Công ty cấp nước thành phố đạt các chỉ tiêu về hóa lý và vi sinh. Tuy nhiên, khi đưa nước máy này lên mạng, chỉ có 95,8% số mẫu nước đạt các chỉ tiêu và hóa lý.
Đối với nước máy được lưu trữ tại các bồn chứa, vệ tinh, có đến 14 trong tổng số 16 mẫu nước giám sát không đạt các chỉ tiêu về hóa lý và vi sinh.
Người dân Cần Giờ chở bồn chứa nước sạch về xã đảo. Ảnh: Nguyên Vỹ
Còn đối với nước giếng khoan do người dân tự khai thác, chỉ có 35% số mẫu giám sát đạt các chỉ tiêu về hóa lý và vi sinh. Đặc biệt hơn, khi giám sát 15 mẫu nước của các cơ sở cung cấp nước nhỏ, có công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày, sử dụng nước giếng khoan cho mục đích sản xuất, chế biến thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM phát hiện không có mẫu nước nào đạt chỉ tiêu.
Video đang HOT
Cũng theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, các mẫu nước không đạt chỉ tiêu hóa lý hầu hết do có hàm lượng pH, hàm lượng Amoni không đạt, còn không đạt chỉ tiêu vi sinh phần lớn do các mẫu nước có phát hiện E.Coli vượt mức cho phép.
Riêng tại huyện Bình Chánh, có mẫu nước vừa không đạt chỉ tiêu về độ pH, chỉ số Pecmanganat, hàm lượng Amoni và hàm lượng sắt tổng số.
Trước đó, trong năm 2018, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đã thực hiện giám sát 3.155 mẫu, trong đó có 1.827 mẫu (57,91%) đạt chỉ tiêu hóa lý, 3.017 mẫu (95,63%) đạt chỉ tiêu vi sinh. Các mẫu nước giám sát chủ yếu không đạt chỉ tiêu Clo dư ở các bồn chứa nước, vệ tinh nước tại khu chung cư, nhà trọ, khu vực dân cư chưa có mạng lưới cấp nước.
Trong khi đó, các mẫu nước giếng hộ dân tự khai thác không qua quá trình xử lý thường có độ pH thấp (58%), hàm lượng sắt tổng không đạt (1,5%) và hàm lượng amoni không đạt (13,5%).
Giải thích về lượng Clo không đạt chuẩn trong nước ăn uống và sinh hoạt, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho rằng, do áp lực nước hiện nay không đồng đều tại các khu vực, cụ thể nước tại các khu vực cuối hệ thống cấp nước có áp lực yếu, hàm lượng Clo dư thấp do thất thoát trên đường đi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và doanh nghiệp cùng khởi công công trình Phát triển mạng lưới cấp nước tại huyện Bình Chánh nhân dịp Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2019.
Thêm vào đó, hàm lượng Clo dư vốn thấp lại bị lưu chứa tại bồn thêm một thời gian trước khi sử dụng nên việc tái nhiễm vi sinh là nguy cơ có thể xảy ra tại các điểm này.
Ngược lại, một số vùng tại TP.HCM như ở quận Gò Vấp, huyện Hóc Môn… nguồn nước máy thường có lượng Clo cao khiến nước lúc nào cũng có mùi thuốc tẩy, người dân ngại sử dụng.
Ông Phạm Văn Bạch (ngụ phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM) cho biết, dù đã lắp nước máy nhiều năm nay nhưng gia đình ông rất ít sử dụng, vì nước máy thường nặng mùi thuốc tẩy, trong khi màu nước hơi đục. Đó là chưa kể giá nước cao so với điều kiện kinh tế gia đình nên ông Bạch chỉ dùng nước máy trong những trường hợp cấp bách như cúp điện, hết nước chứa trong bồn…
Để khắc phục tình trạng e ngại về chất lượng nước, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo người dân ưu tiên sử dụng nguồn nước sạch để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Đối với các khu vực đang sử dụng nguồn nước sạch tạm thời (tại các bồn chứa nước công cộng), Trung tâm Y tế dự phòng cũng khuyến cáo người dân cần đun sôi nước trước khi uống, bảo quản nước đun sôi trong vật chứa sạch, kín. Còn tại các bồn chứa nước, nguồn nước cũng cần được súc xả định kỳ và đậy kín bồn chứa.
Ông Trần Ngọc Hổ – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho biết, tính đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố có nhà tiêu chí hợp vệ sinh đạt 99,9%, tỉ lệ hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 88,5%, tỷ lệ hộ dân được tiếp cận và sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia đạt 100%.
Theo Danviet
TP Hồ Chí Minh: Hơn 16.000 trẻ em chưa được tiêm chủng
Trung tâm y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh cho biết sau 3 tháng thực hiện tiêm vắc xin "5 trong 1" - ComBE Five ngừa 5 bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tại Thành phố đã có 23.316 mũi tiêm, gồm 11.670 mũi 1, 8.073 mũi 2 và 3.573 mũi 3.
Trẻ được cha mẹ đưa đến tiêm phòng vắc xin sởi tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh. - Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Ghi nhận của Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố cho thấy, có 1.321 trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm chủng vắc xin ComBE Five, chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, chiếm tỷ lệ 5,7% trên tổng số mũi tiêm; tương đương với tỷ lệ phản ứng thông thường của các vắc xin DPT (vắc xin kết hợp 3 thành phần) khác; không có ca tai biến nặng sau tiêm chủng.
Cũng theo thống kê, số liều vắc xin ComBE Five trên chỉ mới bao phủ khoảng 5% số trẻ cần tiêm chủng các mũi cơ bản phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B. Bên cạnh đó, có khoảng 70% số trẻ được tiêm chủng vắc xin dịch vụ. Như vậy vẫn còn 16.269 trẻ em sinh từ tháng 6/2018 đến tháng 3/2019 (chiếm tỷ lệ 25%) vẫn chưa được tiêm chủng phòng các bệnh này. Đây là nguy cơ rất lớn dẫn đến sự gia tăng số ca mắc các bệnh này trong thời gian tới nếu trẻ em không được tiêm chủng theo lịch.
Trung tâm y tế dự phòng khuyến cáo các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi tiêm chủng cần đưa con đi tiêm đúng lịch. Phụ huynh có thể chọn tiêm chủng mở rộng (miễn phí) hoặc dịch vụ (trả tiền) để hoàn thành mũi tiêm phòng bệnh cho trẻ.
Tất cả các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn Thành phố có trách nhiệm tư vấn tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em theo quy định.
Theo cpv.org.vn
Liên tiếp 3 người bị sốt xuất huyết "đoạt mạng" Chủ quan, nhập viện trễ khi mắc bệnh sốt xuất huyết đã khiến 3 trường hợp tại TPHCM liên tiếp tử vong. Sốt xuất huyết gây ra những biến chứng đặc biệt nguy hiểm, cộng đồng nên chủ động phòng và điều trị bệnh. Bệnh nhân sốc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Bác sĩ Lê Hồng Nga,...