TPHCM: Nhiều giải pháp đảm bảo mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân
UBND các quận, huyện thường xuyên rà soát lại quy hoạch mạng lưới trường lớp để có các giải pháp kịp thời trong bố trí quỹ đất để xây dựng hệ thống trường học nhằm đảm bảo mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân số.
Chiều 26-9, tại Hội nghị giao ban về thực hiện công tác quy hoạch mạng lưới và đầu tư xây dựng trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng 2020-2025 do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức, ông Dương Trí Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính (Sở GD-ĐT TPHCM) cho biết, tính đến tháng 9-2019, toàn thành phố có 832 dự án lĩnh vực giáo dục và đào tạo được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 với tổng số phòng học mới dự kiến tăng thêm là 15.867 phòng. Trong đó, đã có 322 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng với 5.883 phòng học mới.
Hiện nay, TP đạt tỷ lệ 278 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3-18 tuổi), còn thiếu 22 phòng so với chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang không đồng đều giữa các quận, huyện. Cụ thể, một số địa phương đang có tỷ lệ này khá khiêm tốn như: huyện Bình Chánh với 182 phòng học/10.000 dân, quận 12 có 185 phòng học/10.000 dân, quận Bình Tân có 187 phòng học/10.000 dân…
Theo tính toán của Sở GD-ĐT, số phòng học cần tiếp tục đầu tư xây mới từ nay đến năm 2020 là 7.045 phòng. Trong đó, bậc mầm non có nhu cầu bổ sung cao nhất với 3.440 phòng, kế đến là tiểu học với 2.506 phòng, hai bậc THCS và THPT cần bổ sung hơn 1.000 phòng học. Thêm vào đó, để đảm bảo việc tổ chức 100% học sinh lớp 1 trong năm học 2020-2021 được học 2 buổi/ngày và sĩ số 35 học sinh/lớp theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới, chỉ tính riêng bậc tiểu học cần bổ sung thêm 1.039 phòng.
Trước thực tế đó, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP lưu ý UBND các quận, huyện thường xuyên rà soát lại quy hoạch mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học để có các giải pháp kịp thời trong bố trí quỹ đất để xây dựng hệ thống trường học nhằm đảm bảo mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân số.
Video đang HOT
Đặc biệt, lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng đề nghị các quận, huyện lập kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch theo Quyết định 02/2003 của UBND TP, định hướng đến năm 2025 phù hợp với tình hình mới về phát triển kinh tế – xã hội ở từng quận, huyện. Riêng đối với những nơi có tốc độ tăng dân số cơ học tăng nhanh hoặc đang trong quá trình đô thị hóa cao, khó khăn về cơ sở vật chất, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày thấp cần kiểm soát chặt chẽ tình hình nhập cư tránh làm phá vỡ các đồ án quy hoạch đã phê duyệt, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, đầu tư phát triển theo phương án liên phường, bố trí trường học theo địa bàn khu vực.
Thời gian tới, TP sẽ tăng cường một số biện pháp như đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất “sạch”, rà soát và xây dựng lộ trình sắp xếp lại các cơ sở giáo dục theo hướng dồn ghép, xóa điểm trường lẻ, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về chỗ học cho người dân.
THU TÂM
Theo SGGP
TP HCM tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh
Sáng 4-9, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Ngô Minh Châu đã đến dự lễ khánh thành và khai giảng năm học mới 2019-2020 tại Trường Tiểu học Phan Huy Ích, quận Tân Bình.
Năm học 2019-2020, Trường Tiểu học Phan Huy Ích có 516 học sinh mới ở hai khối lớp 1 và 2. Đây là ngôi trường có tổng diện tích hơn 6.000 m2, trong đó giai đoạn 1 có diện tích xây dựng 3.619 m2 đã hoàn thành với tổng mức đầu tư gần 80 tỉ đồng, quy mô 22 phòng học và các phòng chức năng.
Háo hức bước vào năm học mới
Sau khi hoàn thành giai đoạn hai, Trường Tiểu học Phan Huy Ích sẽ có tổng quy mô hoạt động gồm 44 phòng học và các phòng chức năng, góp phần đáp ứng nhu cầu về chỗ học, giải bài toán nâng cao tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày trên địa bàn quận.
Đánh trống khai giảng năm học mới
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu cho biết TP luôn ưu tiên đầu tư cho giáo dục, hằng năm dành khoảng 25% ngân sách để xây trường, mỗi năm bổ sung hơn 1.000 phòng học. Năm học 2019-2020, TP đưa vào sử dụng gần 1.500 phòng học mới để đáp ứng số học sinh tăng hơn 75.000 trong năm học này.
Không chỉ xây trường, TP còn dành nhiều ưu tiên, trang thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại; có nhiều chế độ, chính sách ưu đãi đặc thù cho đội ngũ thầy, cô giáo. Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu đề nghị quận Tân Bình tiếp tục nỗ lực, thực hiện tốt hơn nữa công tác quy hoạch trường lớp trên địa bàn.
Đón học sinh lớp 1
Nhân dịp năm học mới, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị tập thể sư phạm Trường Tiểu học Phan Huy Ích trong quá trình giáo dục học sinh cần giúp các em đạt được các kỹ năng như "Năm điều Bác Hồ dạy"; thầy cô cũng cần xác định rõ mục tiêu học tập, sứ mệnh của giáo dục: Học để làm công dân tốt, có khả năng hội nhập quốc tế; học để làm con hiếu thảo, có trách nhiệm và để biết xây dựng gia đình hạnh phúc; học để có nghề hiệu quả, nuôi mình và gia đình; học để đóng góp cho TP và đất nước.
Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu (áo trắng, bên trái) tại lễ khai giảng
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu cũng khẳng định lãnh đạo TP và địa phương sẽ cùng chung với nhà trường, phụ huynh đem lại cho học sinh môi trường học tập tốt nhất, thuận lợi nhất để "mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
Theo giáo dục và đạo tạo
Vùng cao Si Ma Cai vượt khó vào năm học mới Thời gian qua, do ảnh hưởng của mưa bão, trên địa bàn huyện vùng cao, biên giới Si Ma Cai (Lào Cai) xảy ra mưa lũ, gây ngập úng, sạt lở làm hư hại nhiều phòng học, phòng ở bán trú, nhà công vụ của giáo viên cùng trang thiết bị dạy và học ở một số trường học. Vượt lên khó khăn,...