TPHCM: Nhiều băn khoăn triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Sáng 29-11, được sự phân công của Thường trực UBND TPHCM, Sở GD-ĐT TP đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình năm 2018) cấp tiểu học.
Cả nước sẽ triển khai chương trình GDPT mới bắt đầu từ lớp 1 vào năm học 2020-2021
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP cho biết, thời điểm hiện tại công tác rà soát cơ sở vật chất và tập huấn giáo viên cốt cán cơ bản đã hoàn thành. Hiện nay, toàn TP đạt tỷ lệ 278 phòng học/10.000 dân, tuy nhiên không đồng đều giữa các quận, huyện. Vẫn còn một số quận, huyện có tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày thấp. Đây là thách thức lớn đặt ra cho các quận, huyện khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với yêu cầu tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Đơn cử, tại huyện Bình Chánh, ông Nguyễn Trí Dũng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh cho biết, địa phương hiện có 10.418 học sinh lớp 1, tổ chức thành 286 lớp. Tỷ lệ bình quân giữa các xã mới đạt mức 182 phòng học/10.000 dân, trong đó một số xã như Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B áp lực tăng dân số cơ học cao nên chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên một số môn như tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc năm nào cũng có nhu cầu tuyển dụng nhưng thiếu ứng viên đăng ký.
Video đang HOT
Ông Dương Trí Dũng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh phát biểu ý kiến tại hội nghị
Tương tự, tại quận 12, ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT quận này cho biết, để đáp ứng nhu cầu về chỗ học cho học sinh lớp 1, quận này dự kiến phải xây bổ sung thêm 189 phòng học. Hiện nay, toàn quận tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày mới đạt tỷ lệ 20,2%. Về đội ngũ, năm học 2019-2020, chỉ có 3 ứng viên trúng tuyển trên chỉ tiêu 11 người nhưng một giáo viên không nhận nhiệm sở. Địa phương đang gặp khó khăn trong tuyển dụng giáo viên tiếng Anh và tin học.
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trường phòng GD-ĐT quận 12 nêu khó khăn của địa phương khi triển khai chương trình GDPT mới
Bà Lâm Hồng Lãm Thúy, Phó trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu triển khai từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1, sau đó tiếp tục thực hiện cuốn chiếu năm học 2021-2022 ở lớp 2, năm học 2022-2023 ở lớp 3, năm học 2023-2024 ở lớp 4 và năm học 2024-2025 ở lớp 5. Đây là chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học, chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống.
THU TÂM
Theo sggp
Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học triển khai thế nào?
Chỉ còn chưa đầy 1 năm nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai đối với lớp 1 ở cấp tiểu học.
Các địa phương đã và đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để triển khai chương trình mới. Về phía Bộ GD-ĐT cũng khẩn trương tổ chức tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý về chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các địa phương chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để triển khai chương trình mới.
Chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 vào năm học 2020-2021, thành phố Hà Nội đã xây dựng 70 trường học mới và sửa chữa 387 trường với kinh phí trên 5.000 tỷ đồng. Do tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp tiếp tục xây mới nên tình trạng thiếu trường, lớp học ở Hà Nội vẫn diễn ra, đặc biệt ở các quận như Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông.
Bà Trương Thu Hà, Phó Trưởng phòng GD-ĐT quận Hoàng Mai cho biết, mục tiêu trước mắt mà ngành GD-ĐT quận Hoàng Mai đang thực hiện là đảm bảo đủ cơ sở vật chất để dạy học 2 buổi một ngày đối với lớp 1: "Có 14 trường tiểu học trên địa bàn vẫn phải thực hiện học luân phiên theo mô hình 2 buổi/ngày có cả luân phiên ngày thứ 7. Chính vì vậy đây cũng là một trong những biện pháp khắc phục tạm thời. Còn trong những năm học tới thì UBND quận sẽ tiếp tục xây dựng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các trường học, đặc biệt là khối trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn quận, làm sao đảm bảo cho các cháu, dần dần khắc phục mô hình học 2 buổi/ ngày mà có luân phiên ngày thứ 7".
Còn tại tỉnh Hòa Bình hiện cũng đang thực hiện sáp nhập, sắp xếp lại trường lớp, điểm trường lẻ, giảm số lớp ghép để thuận tiện trong quản lý, bố trí giáo viên dạy học 2 buổi 1 ngày đối với lớp 1 và dạy các môn chuyên biệt như Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh... Tỉnh cũng đã rà soát cơ sở vật chất để bổ sung xây mới và sửa chữa lớp học, trong đó đối với lớp 1 sẽ chuẩn bị xong số phòng học và thiết bị dạy học trước tháng 7 năm 2020.
Ông Đinh Thanh Tùng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình cho cho biết, đến nay, các trường trong huyện đều ưu tiên bố trí cơ sở vật chất, giáo viên đảm bảo để triển khai chương trình giáo dục phô thông mới đối với lớp 1 vào năm học tới.
Dù giáo viên dạy môn Tin học và tiếng Anh ở các trường tiểu học đang thiếu nhưng để đảm bảo giáo dục toàn diện cho học sinh nên các trường đang cố gắng bố trí giáo viên để tổ chức 2 môn học này: "Đội ngũ giáo viên cơ bản là đủ học 2 buổi/ngày lớp 1 thì đủ nhưng cơ cấu giáo viên thì môn Tin học, tiếng Anh đang thiếu. Bây giờ học sinh phụ huynh học sinh đăng ký rất nhiều và lớp 1 thì môn này lại là môn tự chọn, không bắt buộc. Bây giờ đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh thì Phòng Giáo dục cũng rất khó cho nên chúng tôi đang cùng với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện năm tới đây tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh biên chế một số giáo viên tiếng Anh và Tin học để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh. Việc này rất quan trọng và muốn chất lượng toàn diện thì phải bắt đầu từ lớp 1, nên đưa môn tự chọn này vào".
Cùng với chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các địa phương trong cả nước đã lựa chọn giáo viên cốt cán các cấp học, trong đó ưu tiên giáo viên bậc tiểu học tham gia các lớp tập huấn về chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ tổ chức. Các giáo viên được lựa chọn đều đảm bảo các tiêu chí mà Bộ GD-ĐT yêu cầu như: có thời gian công tác trong ngành từ 5 năm trở lên, có năng lực, trình độ nghiệp vụ...
Ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tạo tỉnh Phú Thọ cho biết: "Sở GD-ĐT chọn với tổng số lượng gần 400 giáo viên cốt cán các cấp học. Trong đó cấp tiểu học là 276, còn lại là cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đối với giáo viên cốt cán thì về tinh thần, ý thức rồi về thái độ sẵn sàng tham gia lớp tập huấn, tiếp thu, sau đó tiếp tục thực hiện tổ chức các hội nghị tiếp theo để truyền đạt cho cán bộ, giáo viên các cấp học. Giáo dục Phú Thọ rất yên tâm, giáo viên đã nắm bắt được tinh thần đổi mới theo Nghị quyết 29, đặc biệt vừa qua tỉnh Phú Thọ được tuyển thêm 370 giáo viên tiểu học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới".
Từ đầu tháng 10 đến nay, khoảng 700 giảng viên chủ chốt của 8 trường đại học Sư phạm, Học viện tham gia Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (gọi tắt là Chương trình ETEP) đã triển khai bồi dưỡng cho khoảng 28.000 giáo viên cốt cán ở 63 tỉnh, thành phố./.
Theo VOV
Trải lòng của một giáo viên về tập huấn chương trình mới Để đảm bảo thành công cho chương trình mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều thay đổi về phương thức tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán. Trước vấn đề tập huấn, dư luận có cái nhìn đa chiều; có nhiều ý kiến khác nhau. Người thì đòi hỏi các nhà viết sách phải dạy thể nghiệm minh...