TP.HCM mở lại lớp mầm non phải có sự đồng ý của phụ huynh
Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Sở GD-ĐT sớm hoàn thiện việc bổ sung các hướng dẫn cần thiết, yêu cầu từng trường từ bậc mầm non đến trung học phổ thông có kế hoạch dạy học an toàn và phải hoàn thiện nội dung này trong tuần sau.
“ Ngành giáo dục cần chuẩn bị và nghiên cứu kỹ việc thí điểm mở cửa đối với bậc mầm non, đặc biệt phải có sự đồng thuận của phụ huynh”. Đó là phát biểu của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM tại buổi làm việc sáng 19/11 với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thành phố.
Theo ông Mãi, trên cơ sở đánh giá việc thí điểm cho học sinh đi học lại ở xã Thạnh An (huyện Cần Giờ), Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sớm hoàn thiện việc bổ sung các hướng dẫn cần thiết, yêu cầu từng trường từ bậc mầm non đến trung học phổ thông có kế hoạch dạy học an toàn và phải hoàn thiện nội dung này trong tuần sau. Sau khi thống nhất, cần có sự phối hợp triển khai chặt chẽ giữa các ngành: giáo dục, y tế và các quận-huyện.
Học sinh lớp 1 tại trường Tiểu học Thạnh An quay trở lại trường vào ngày 20/10 (Ảnh: Vũ Hường)
Các đơn vị phải chuẩn bị sẵn sàng điều kiện về cơ sở vật chất, đặc biệt là công tác tiêm vaccine phòng COVID-19. Hiện còn gần 1.000 thầy cô và cán bộ, nhân viên chưa tiêm ngừa, vì thế cần tập trung tiêm vaccine cho đội ngũ này và triển khai tiêm cho trẻ trong độ tuổi. Đây là yếu tố quyết định thời gian mở cửa lại trường học. Bên cạnh đó, các trường chú trọng hoàn thiện quy trình xử lý khi có ca mắc COVID-19 tại cơ sở giáo dục.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết việc học trực tiếp dự kiến được thí điểm vào giữa tháng 12 tới, ở những địa bàn “vùng xanh”, trước mắt là lớp 9 và 12. Riêng đối với bậc mầm non, việc mở cửa trường học phải được tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt phải có sự đồng thuận của phụ huynh.
Video đang HOT
“Phải có quy định cho chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức thận trọng và kiểm tra thường xuyên, tránh việc trường công đủ điều kiện nhưng lo lại không mở, trong khi các điểm nhóm tư thục, không đủ điều kiện thì lại mở”, Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh./.
Muôn vàn nỗi niềm khi học sinh Hà Nội quay lại trường
Hà Nội đã cho phép học sinh ở 18 huyện, thị xã ngoại thành tới trường nhưng nhiều phụ huynh vừa mừng lại vừa lo lắng, thấp thỏm.
Cụ thể, học sinh của 18 huyện và thị xã có mức độ dịch cấp độ 1, cấp độ 2 sẽ cho các khối lớp 5, 6, 9, 12 quay trở lại trường học. Còn 12 quận nội thành Hà Nội vẫn tiếp tục học theo hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.
Như vậy, theo chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, 18 huyện, thị xã có tên sau đây sẽ được phép cho học sinh đi học lại gồm Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, thị xã Sơn Tây.
Tuy nhiên, để mở cổng trường học, thành phố đưa ra nhiều quy định như: các trường ở xã, phường, thị trấn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, trong 14 ngày tính đến thời điểm 8/11 không có các ca F0 trong cộng đồng; trường học phải được đánh giá an toàn theo bộ 16 tiêu chí do Hà Nội ban hành; giáo viên không tiêm đủ 2 mũi không được tới trường...
Ngay sau khi nhận thông báo cho học sinh 18 huyện, thị xã ở Hà Nội đi học trở lại, các hội nhóm phụ huynh bàn luận vô cùng sôi nổi về vấn đề này. Nhiều người không ủng hộ việc cho học sinh đến trường vì các con chưa được tiêm vắc xin nhưng cũng có những người ủng hộ vì bây giờ là thời điểm cần thiết khi các em chuẩn bị bước vào kiểm tra giữa học kỳ sau gần 3 tháng học.
Học sinh sẽ được đo thân nhiệt khi quay lại trường
Có con quay trở lại trường học vào ngày 8/11 tới đây, chị Nguyễn Thị Hà (Đan Phượng, Hà Nội) vẫn không khỏi băn khoăn, lo lắng vì con chưa được tiêm vắc xin.
Chị Hà cho biết chị mong muốn con mình sớm được tiêm vắc xin để đến trường học tập một cách tốt nhất và bố mẹ cũng yên tâm.
"Học trực tuyến có nhiều hạn chế nhưng nếu so sánh với sức khỏe của con thì tôi vẫn phải đặt sức khỏe của con lên hàng đầu nhất là khi mấy ngày nay Hà Nội liên tục ghi nhận những ca mắc mới", chị Hà nói.
Nhiều phụ huynh khác ở huyện Ba Vì thì mong ngóng từng ngày để con em họ sớm quay trở lại trường, bởi theo họ nhịp sống đã quay trở lại bình thường, khu họ sống cũng là vùng xanh lâu nay.
Hơn nữa, lịch kiểm tra thi của các con đã đến gần nếu vẫn cứ học trực tuyến thì áp lực dồn lên cả phụ huynh, học sinh và giáo viên.
Chị Nguyễn Thu Trà (Ba Vì, Hà Nội) cho hay: "Từ khi khai giảng năm học mới các con đã phải học trực tuyến.
Lâu nay Ba Vì không có ca mắc mới, người dân cũng được tiêm đủ 2 mũi, trong khi các con lúc nào cũng quanh quẩn với cái máy tính, hết học thì làm bài tập, đủ các loại phần mềm cũng rất mệt mỏi.
Quan trọng là lớp học khá đông, các con không có nhiều cơ hội tương tác với cô. Học trực tuyến kéo dài không hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của các con.
Hôm trước tôi nói tuần tới con được đến trường học rồi, thằng bé háo hức ra mặt luôn", chị Trà cho hay.
Bà Bùi Thị Thu Hằng - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng cho biết hiện nay ở địa bàn mới chỉ có 80% giáo viên tiêm vắc xin mũi 2 và theo quy định của Hà Nội thì 20% giáo viên còn lại sẽ phải dạy học trực tuyến cho đến thời điểm tiêm phủ 100%.
"Do thiếu giáo viên nên phương án chia đôi lớp học khó khả thi, dự kiến sẽ cho học sinh học theo lớp nhưng cách 1 lớp và không ra chơi và không tập trung đông học sinh cùng lúc ở cổng trường, giữa giờ học để đảm bảo an toàn cho các em", bà Hằng nói.
Còn ông Phạm Văn Ngát, Trưởng phòng GDĐT huyện Thanh Trì thì cho biết: "Tính từ ngày 24/10 đến nay địa phương không có ca F0, đồng thời cơ sở vật chất cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để đón các em quay lại trường sau thời gian dài học trực tuyến. Vì vậy, nếu đến ngày 8/11, nếu địa phương không xuất hiện ca F0 nào thì Phòng sẽ cho học sinh các khối 5, 6, 9 đi học theo kế hoạch của TP Hà Nội".
Hiện nay trên địa bàn thành phố vẫn có những ca lây bệnh trong cộng đồng, việc tiêm phòng dịch chưa thực hiện nên nhiều người khá lo lắng. "Các trường sẽ tăng cường công tác phòng chống dịch, rửa tay sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt, học sinh ngồi giãn cách, không tập trung đông người...", ông Ngát cho biết .
Học trực tuyến trong mùa dịch: Cần sự nỗ lực, chung tay Năm học mới đã bắt đầu, để phòng, chống dịch COVID-19, tại nhiều tỉnh, thành phố, học sinh các cấp chưa đến trường, tạm thời học theo hình thức trực tuyến. Học sinh học trực tuyến. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp và cả đặc thù lứa tuổi học sinh, hình thức học tập này đòi...