TPHCM lại “ca” điệp khúc: “Giáo viên ở đâu rồi?”
Khắp TPHCM đang rốt ráo tuyển giáo viên để lấp vào chỗ trống thiếu nhân sự vì các lý do như giáo viên nghỉ việc, nghỉ hưu, tăng quy mô trường lớp… trong năm học mới sắp tới.
Liên tục từ tháng 6, hàng loạt các quận huyện ở TPHCM công bố nhu cầu tuyển giáo viên (GV) chuẩn bị cho năm học mới. Rất nhiều nơi cần tuyển mới hàng trăm GV đáp ứng cho nhu cầu. Bậc mầm non và tiểu học là hai bậc học thiếu nhiều GV nhất.
Thầy trò ở TPHCM trong một hoạt động thực hành
Phòng GD-ĐT Q.7 thông tin cần tuyển hơn 200 GV cho hàng chục trường học trên địa bàn. Cụ thể, cần 38 GV mầm non, gần 110 GV tiểu học và trên 50 GV, nhân viên ở THCS.
Mới đây, Q.5 cũng công bố thông tin tuyển 115 GV, nhân viên cho năm học mới ở tất cả các bậc học, trong đó cần 64 GV ở tiểu học. Q.3 cần tuyển gần 80 GV…
Đặc biệt, hầu hết trong thông tin tuyển dụng GV của TPHCM đã không còn yêu cầu về hộ khẩu hay KT3. Đối tượng tuyển dụng chỉ là “công dân Việt Nam” mở ra nhiều cơ hội việc làm cho giáo viên từ các tỉnh.
Lãnh đạo một Phòng GD-ĐT ở TPHCM chia sẻ, với tốc độ sĩ số học sinh hàng năm tăng cao, đội ngũ giáo viên biến động, chưa kể đến sự phát triển của hệ thống ngoài công lập, nhu cầu tuyển dụng giáo viên của thành phố rất lớn.
“Cứ kết thúc năm học, quản lý các quận huyện chúng tôi lại nói đùa với nhau: “Giáo viên ơi, các anh chị ở đâu rồi”. Nhiều nơi không tuyển được người, nhất là hệ thống tư thục, số ứng viên nộp hồ sơ có khi còn thấp hơn cả chỉ tiêu nên các trường phải tuyển quanh năm suốt tháng”, người này cho hay.
Video đang HOT
Tổ chức thực hành kiểm tra năng lực để tuyển giáo viên
Hầu hết các quận huyện đều tuyển GV qua hai vòng. Vòng xét tuyển viên chức qua vòng kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển; và sau đó sẽ phỏng vấn hoặc thực hành để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
Các quận huyện đều nhấn mạnh nguyên tắc xét tuyển là công khai, minh bạch.
Thi tuyển viên chức vào các đơn vị giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT TPHCM năm 2018
Riêng Sở GD-ĐT TPHCM, năm học này cần tuyển hơn 530 viên chức, trong đó cần 443 GV phổ thông ở 19 môn học để bổ sung nhu cầu cho các trường THPT, trung tâm GDTX và các đơn vụ trực thuộc chưa được phân cấp tuyển dụng. Ngoài ra có 22 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở đã dược phân cấp tuyển dụng.
Trong tổng số 19 môn học cần tuyển GV của Sở, có 82 chỉ tiêu GV tiếng Anh, Ngữ văn là 61, Toán là 54, Kỹ thuật công nghiệp 36, Sinh học 35…
Sở GD-ĐT TPHCM cũng không yêu cầu ứng viên phải có hộ khẩu ở TPHCM. Hình thức tuyển dụng gồm có hai bước gồm kiểm tra các điều kiện, tiêu chuẩn và phần thực hành kiểm tra năng lực chuyên môn.
Theo lịch của Sở, từ ngày 8 – 10/7 tới sẽ kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn theo hồ sơ đăng ký của ứng viên. Từ ngày 18 – 21/7, Sở tổ chức thực hành kiểm tra năng lực chuyên môn, xử lý tình huống bài giảng của ứng viên dự tuyển.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Nghiêm túc, minh bạch trong tuyển dụng giáo viên ở Hà Tĩnh
Đến thời điểm hiện tại, 13 huyện, thành thị ở Hà Tĩnh đã hoàn thành việc tuyển dụng giáo viên đợt 1 dành cho các đối tượng được đặc cách và tiếp tục thực hiện tuyển dụng đợt 2 với sự công khai, nghiêm túc và minh bạch.
Thị xã Kỳ Anh vừa tổ chức kỳ thi tuyển giáo viên một cách công khai, minh bạch
Thị xã Kỳ Anh là địa phương có chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên nhiều nhất tỉnh với tổng số 49 người, trong đó 6 giáo viên đã được xét tuyển đặc cách. Diễn ra vào cuối tháng 3, kết quả kỳ thi đã được niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử của thị xã và các trường tiểu học trên địa bàn.
Anh Nguyễn Văn Giáp - Trưởng phòng Nội vụ thị xã Kỳ Anh cho biết: "Việc thi tuyển giáo viên được tiến hành bài bản, đúng quy trình, quy chế. Ngoài khâu làm phách, các bước làm đề, chấm thi do các giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh đảm nhiệm. Quy trình thực hiện đảm bảo nghiêm túc, công khai và minh bạch, đánh giá đúng năng lực của các thí sinh".
Thầy Trần Hữu Tân - thí sinh vừa tham gia kỳ thi tuyển giáo viên do thị xã Kỳ Anh tổ chức cho biết: "Ngoài các phần thi về Luật Công chức, viên chức, ngoại ngữ, tin học, các thí sinh phải làm bài thi thực hành giải Toán, Tiếng Việt và hướng dẫn học sinh làm bài tập ở các môn học đó trong thời gian 150. Mỗi phòng thi đều có hệ thống camera giám sát chặt chẽ. Cách tổ chức kỳ thi nghiêm túc, bài bản khiến chúng tôi rất yên tâm và tin tưởng vào cơ hội của mình".
Sau tuyển dụng, bậc tiểu học và mầm non đã giảm được phần nào áp lực thiếu giáo viên
Khác với thị xã Kỳ Anh, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh lại lựa chọn phương pháp xét tuyển. Lộc Hà là một trong những đơn vị đi đầu trong cách làm này. Hiện kết quả đã được Sở Nội vụ công nhận, giáo viên cũng đã có quyết định phân công về giảng dạy tại các trường trên địa bàn.
Thầy Phan Thanh Dân - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà cho biết: "Với số lượng tuyển dụng ít (7 mầm non và 17 tiểu học), ngoài số lượng xét đặc cách, chỉ tiêu tuyển sinh còn lại không nhiều nên chúng tôi lựa chọn hình thức xét tuyển. Cách làm này tiết kiệm được nhiều thời gian và kết quả cũng khách quan, nghiêm túc, bởi quy trình đều được thực hiện công khai, dưới sự giám sát chặt chẽ của các ngành chức năng và tổ thanh tra do UBND tỉnh thành lập".
Trước đó, việc xét tuyển đặc cách cho các giáo viên thuộc nhóm đối tượng: Có bằng giỏi, thạc sỹ, con thương binh hạng nặng, con liệt sỹ cũng đã được thực hiện minh bạch, đúng đối tượng.
Cô Hoàng Thị Mỹ Duyên (giáo viên Trường Mầm non Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh), sinh viên giỏi mới ra trường đã có cơ hội việc làm phù hợp với năng lực, trình độ
Cô Hoàng Thị Mỹ Duyên - sinh viên bằng giỏi vừa được xét tuyển đặc cách vào Trường Mầm non Hà Huy Tập - Thành phố Hà Tĩnh cho biết: "Em rất vui khi là một trong 4 giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố được xét tuyển đặc cách trong đợt này. Việc tuyển dụng công khai, minh bạch đã trao cho những sinh viên mới ra trường như em có cơ hội việc làm, được thể hiện những kiến thức mình được đào tạo ở môi trường phù hợp".
Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có 47/226 giáo viên mầm non và 65/184 giáo viên tiểu học được Sở Nội vụ phê duyệt kết quả thi tuyển, xét tuyển. Anh Cù Huy Cẩm, Trưởng phòng Công chức - Viên chức Sở Nội vụ cho biết: "Mặc dù triển khai chậm nhưng các địa phương đang hết sức thận trọng, bài bản, bám sát các hướng dẫn, thực hiện đầy đủ thủ tục, hồ sơ, đáp ứng quy trình tuyển dụng. Việc tuyển dụng cũng được tiến hành công khai, minh bạch, chất lượng tuyển chọn cũng được nâng cao".
Năm học 2017-2018, Hà Tĩnh thiếu gần 1.000 giáo viên bậc tiểu học, mầm non. Trước thực trạng này, đầu năm học 2018 - 2019, Chủ tịch UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương để các địa phương tuyển dụng 410 giáo viên. Điều này không chỉ góp phần giảm bớt áp lực thiếu giáo viên ở các nhà trường, mà còn là cơ hội việc làm cho đội ngũ giáo viên hợp đồng và nhiều sinh viên ngành sư phạm mới ra trường.
Theo Báo Hà Tĩnh
Chuyển xếp lương khi thăng hạng của giáo viên mầm non Khi đã đủ tiêu chuẩn, điều kiện như chuyên môn, nghiệp vụ, chứng chỉ ngoại ngữ...vấn đề xếp lương mới như nào cũng nhận được nhiều thắc mắc của nhiều giáo viên. Hiện nay, một số Sở Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện việc thi hoặc xét thăng hạng cho giáo viên từ mầm non đến phổ thông theo các thông...