TPHCM kiến nghị hàng loạt giải pháp triển khai chương trình GDPT mới
Sáng 21-7, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM do bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM dẫn đầu đã có buổi làm việc với Sở GD-ĐT TPHCM.
Buổi làm việc về giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và khảo sát tình hình triển khai thực hiện Đề án xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn TPHCM.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, theo kế hoạch ban đầu, giáo viên tiểu học trên địa bàn TP có 15 ngày tham gia bồi dưỡng trực tuyến, sau đó tiếp tục bồi dưỡng trực tiếp với các giảng viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên kế hoạch bồi dưỡng trực tiếp phải dời lại. Hiện nay, TP đã hoàn tất bồi dưỡng cho gần 500 giáo viên cốt cán của các quận, huyện, mỗi trường tiểu học một giáo viên cốt cán.
Đầu tháng 5 vừa qua, tất cả trường tiểu học đã hoàn tất lựa chọn sách giáo khoa (SGK). Tới đây, trong 4 ngày từ 29-7 đến 1-8, giáo viên các trường tiểu học sẽ được tập huấn về SGK. Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, cả 5 bộ SGK do Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được các trường tiểu học trên địa bàn TP lựa chọn, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là bộ “Chân trời sáng tạo” do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Đại diện Sở GD-ĐT TP khẳng định, việc lựa chọn SGK đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu báo cáo một số khó khăn và kiến nghị giải pháp đối với vấn đề tuyển dụng giáo viên thực hiện chương trình GDPT mới
Về công tác tuyển dụng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, TPHCM với lợi thế đã triển khai giảng dạy hai môn tiếng Anh và Tin học đối với bậc tiểu học từ năm 1998. Nếu như trước đây, hai môn học này triển khai theo hình thức xã hội hóa (chương trình tự chọn, học phí thu theo thỏa thuận với phụ huynh) nhưng theo chương trình giáo dục phổ thông mới, các môn này sẽ triển khai bắt buộc từ lớp 3 và tự chọn đối với hai khối 1, 2. Để triển khai các môn học này, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các cơ sở giáo dục là tuyển dụng giáo viên do chưa có quy định trong đề án vị trí việc làm.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay, giáo viên tiếng Anh phải có bằng cử nhân sư phạm mới đủ điều kiện giảng dạy ở bậc tiểu học. Do đó, trong năm học 2019-2020, một số quận, huyện gặp khó khăn về tuyển dụng như quận 11 có nhu cầu tuyển 21 giáo viên tiếng Anh nhưng không có ứng viên, quận Bình Tân chỉ có một ứng viên trúng tuyển nhưng cuối cùng từ bỏ nhiệm sở.
Ngoài việc khó tuyển dụng và khó giữ chân giáo viên tiếng Anh, các trường còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Toàn TP hiện đảm bảo tỷ lệ 292 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3-18 tuổi) nhưng không đồng đều ở các quận, huyện. Toàn TP có 70% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày nhưng tại một số quận, huyện như Bình Tân, Bình Chánh, quận 12, Tân Phú chưa đến 50% do áp lực gia tăng dân số cơ học.
Video đang HOT
Hiện tại, các cơ sở giáo dục còn gặp khó khăn trong việc dự toán kinh phí hàng năm để thực hiện Đề án tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới và bồi dưỡng giáo viên dạy các môn Tin học và Công nghệ, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên cho cán bộ quản lý và giáo viên của TP.
Trước thực tế đó, Sở GD-ĐT TPHCM kiến nghị Bộ GD-ĐT có văn bản chỉ đạo cụ thể định biên cho ngành giáo dục khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là hai môn Tin học và tiếng Anh. Theo đó, Thông tư 32 về Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hai môn tiếng Anh và Tin học là môn học bắt buộc, các địa phương cần có đầy đủ căn cứ pháp lý để chỉ đạo và hướng dẫn các trường xây dựng bổ sung vị trí việc làm đối với 2 môn học này, đảm bảo đủ định biên theo định mức số tiết quy định.
Bên cạnh đó, liên Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính cần có văn bản hướng dẫn việc bổ sung kinh phí cho công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình phổ thông mới, trong đó cần có cơ chế tài chính riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành giáo dục và đào tạo.
Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM) chia sẻ thực tế triển khai dạy học ở các quận, huyện
Về cơ sở vật chất trường học, theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM), toàn TP hiện có 11 quận, huyện đảm bảo 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày gồm các quận 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10, Phú Nhuận, Cần Giờ và Nhà Bè. Một số quận, huyện có tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày thấp hơn 50% gồm Tân Phú, Bình Tân, quận 12…
Giáo viên cốt cán, anh là ai?
Có thể nói, giáo viên cốt cán là cánh tay nối dài của lãnh đạo ngành giáo dục đến cơ sở giáo dục tiểu học.
Ngày 6/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Ban hành Điều lệ trường tiểu học, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi, thay thế cho Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học hiện hành.
Điều 28, khoản 2 Dự thảo Thông tư Ban hành Điều lệ trường tiểu học: Nhiệm vụ của giáo viên có ghi:
"Giáo viên cốt cán là người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có uy tín trong nhà trường, được hiệu trưởng hoặc cơ quan quản lí giáo dục đề cử.
Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, giáo viên cốt cán còn làm nòng cốt trong sinh hoạt chuyên môn; hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong giảng dạy, giáo dục và phát triển nghề nghiệp".
Đây là một điểm mới của Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học so với Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học hiện hành; trong Điều lệ trường tiểu học cũ không có thông tin này.
Giáo viên cốt cán có nhiệm vụ gì? (Ảnh minh hoạ: Baothuathienhue.vn)
Tôi đề nghị sửa đổi như sau: "Giáo viên cốt cán là giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt; hiểu biết về tình hình giáo dục; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt; có uy tín trong tập thể nhà trường; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp.
Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này còn thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương;
b) Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục cho học sinh; tham gia biên soạn tài liệu chuyên đề môn học, tài liệu hướng dẫn (cho giáo viên, học sinh); tổ chức hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong trường về các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giảng dạy môn học; về việc thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet; về bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường hoặc các trường trên địa bàn; tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu hàng năm của ngành (cấp phòng, sở, Bộ);
d) Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lí trực tiếp về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu, chất lượng dạy học, giáo dục và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên; tham gia tổ chức, báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ tại các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường hoặc các trường trên địa bàn;
e) Thực hiện kết nối, hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học giáo dục (đặc biệt là khoa học sư phạm ứng dụng)".
Tại sao lại sửa đổi như thế:
Một là: Giáo viên cốt cán hay đã được gọi là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán; đã được quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình lựa chọn rất cụ thể trong Điều 12, Thông tư Số: 20/2018/TT-BGDĐT.
Hai là: Nếu để như dự thảo sẽ có cách hiểu quá giản đơn về giáo viên cốt cán; Hiệu trưởng sẽ chọn giáo viên cốt cán không đúng tiêu chuẩn, tiêu chí; chọn giáo viên cốt cán theo "bằng lòng", không theo năng lực, phản tác dụng.
Ba là: Chưa bao giờ vai trò giáo viên cốt cán được coi trọng như hiện nay, giáo viên cốt cán được Bộ Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về chương trình mới, làm hạt nhân truyền tải, lan tỏa đến giáo viên địa phương.
Có thể nói, giáo viên cốt cán là cánh tay nối dài của lãnh đạo ngành giáo dục đến cơ sở giáo dục tiểu học.
Bốn là: Thể hiện tính kế thừa, liên thông của Thông tư Số: 20/2018/TT-BGDĐT trong Thông tư Ban hành Điều lệ trường tiểu học mới.
Chọn đúng giáo viên cốt cán, nhà trường có thêm một nhà tư vấn cao cấp; giáo viên có thêm người bạn quý, người thầy giỏi; địa phương có thêm nhà chiến lược trong chỉ đạo, điều hành giáo dục.
"Ngân sách định dùng để làm sách giáo khoa có thể đầu tư cho GD miền núi" Ngân sách định dùng để làm sách có thể thu lại hoặc để đầu tư cho trang thiết bị giáo dục hay cho giáo dục miền núi. Đó là ý kiến của PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc Bộ GD&ĐT không biên soạn...