TPHCM: Không tổ chức xếp lớp theo trình độ học sinh
Các trường phải tổ chức xếp lớp sao cho khoa học, phân bố đối tượng học sinh đủ mọi trình độ để giáo viên vận dụng triển khai đồng thời nhiều phương pháp, cũng như khuyến khích sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các học sinh…
Sáng 20-8, tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020 do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, trong năm học 2019-2020, các đơn vị trường học trên địa bàn thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh và hoàn thiện công tác quản trị, quản lý nhà trường. Theo đó, tất cả hoạt động trong nhà trường cần được tổ chức công khai, minh bạch, trong đó bao gồm các công tác phân công, đánh giá thi đua, khen thưởng giáo viên, xếp lớp cho học sinh.
“Tôi thấy nhiều đơn vị đang có tình trạng xếp lớp theo kết quả học tập của học sinh, lấy điểm từ trên cao xuống thấp dẫn đến việc tồn tại một lớp học toàn học sinh lưu ban, gây khó cho giáo viên trong triển khai công tác giảng dạy. Thay vào đó, các trường phải tổ chức xếp lớp sao cho khoa học, phân bố đối tượng học sinh đủ mọi trình độ để giáo viên vận dụng triển khai đồng thời nhiều phương pháp, cũng như khuyến khích sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các học sinh”, ông Nguyễn Văn Hiếu bày tỏ.
Ngoài ra, để nâng cao tính công khai, minh bạch trong quản lý và tổ chức trường học, quy chế đổi mới kiểm tra, đánh giá trong các cơ sở cũng cần được chuẩn hóa, đảm bảo tính khoa học, khách quan. Riêng đối với các đề xuất sử dụng học bạ điện tử, đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, cơ sở pháp lý để triển khai học bạ điện tử, đặc biệt trong công tác phối hợp liên ngành (như làm hồ sơ du học cho học sinh…) hiện nay chưa hoàn chỉnh do đòi hỏi nhiều yếu tố liên quan như chữ ký số, dữ liệu số, kho lưu trữ, liên thông… Do đó, trong năm học này, TPHCM vẫn vận hành song song hai hệ thống học bạ điện tử và học bạ truyền thống (giấy) để đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Một giờ lên lớp của học sinh Trường THCS Minh Đức (quận 1)
Bên cạnh đó, về công tác dạy và học ngoại ngữ, TP đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 50% học sinh THCS ra trường đạt chuẩn ngoại ngữ quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, Sở GD-ĐT yêu cẩu các cơ sở giáo dục nghiên cứu xây dựng ngân hàng đề thi, tổ chức khảo sát trực tuyến trình độ học sinh theo chuẩn quốc tế, đồng thời sử dụng đội ngũ giáo viên người bản ngữ đạt chuẩn về trình độ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở bậc phổ thông.
Video đang HOT
THU TÂM
Theo sggp
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Học sinh sẽ hạnh phúc nhất khi được học ở gần nhà, gần bố mẹ
Chúng ta cứ nghĩ đưa tất cả học sinh đến ở bán trú tại trường là tốt nhưng thực tế các em có thể gặp nhiều vất vả, khó khăn trong cuộc sống.
Chia sẻ trên được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đưa ra tại Hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục trung học được tổ chức tại Đà Nẵng.
Cũng tại Hội nghị này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đặt ra 5 vấn đề mà giáo dục trung học cần thực hiện. Thứ nhất là quán triệt sâu sắc và đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo tinh thần Luật Giáo dục 2019, các Nghị quyết, Quyết định của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về đổi mới giáo dục đào tạo, đổi mới chương trình, SGK. Những đổi mới trong công tác quản lý, quản trị, tổ chức trường học... theo Luật Giáo dục 2019, cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để áp dụng hiệu quả khi Luật có hiệu lực.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ.
Thứ hai, về công tác dồn dịch điểm trường, giảm biên chế theo Nghị quyết số 18 và 19 của Bộ Chính trị, cần được thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đảm bảo chất lượng giáo dục và quyền lợi của học sinh.
"Một số địa phương vừa qua dồn dịch điểm trường một cách cơ học, xoá bỏ điểm trường, đưa học sinh về học bán trú ở điểm trường chính, nhưng lại không quan tâm đến vấn đề địa hình chia cắt giữa trường với nhà của các em. Chúng ta cứ nghĩ đưa tất cả học sinh đến ở bán trú tại trường là tốt nhưng thực tế các em có thể gặp nhiều vất vả, khó khăn trong cuộc sống, tâm lý khi thiếu vắng gia đình. Học sinh sẽ hạnh phúc nhất khi được học ở gần nhà, gần bố mẹ" - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Thứ trưởng yêu cầu các địa phương phải đặt chất lượng giáo dục, quyền lợi của học sinh lên hàng đầu khi thực hiện bất cứ công việc gì liên quan đến ngành. Công tác dồn dịch điểm trường hay tinh giảm biên chế phải được thực hiện linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế mỗi địa phương, không cào bằng. Trước khi triển khai thực hiện, các địa phương cần rà soát, quy hoạch, tính toán, căn cứ vào quy mô phát triển, địa hình, địa lý thực tế... để đưa ra các phương án phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả, chất lượng.
Thứ ba, giáo dục trung học cần đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó cố gắng tiếp tục triển khai thực hiện những mô hình dạy học hiệu quả, tích cực như: giáo dục STEM, mô hình trường học gắn với di sản, trường học gắn với du lịch...
Thứ tư, về triển khai chương trình GDPT mới, toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng cần quyết tâm thực hiện tốt 2 nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong năm học 2019-2020 này là: chuẩn bị SGK và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Về chuẩn bị SGK cho chương trình mới, hiện nay Bộ GD-ĐT đang tích cực thực hiện, trong tháng 9 tới sẽ hoàn thành việc thẩm định các bộ SGK đã được nhà xuất bản gửi về, trình Bộ trưởng xem xét phê duyệt, cho phép sử dụng.
Về công tác bồi dưỡng giáo viên là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm bởi đây là nhân tốt quyết định thành công của chương trình GDPT mới. Quan điểm và cách thức bồi dưỡng lần này có nhiều khác biệt so với trước đây. Cụ thể, giáo viên thay vì chỉ được bồi dưỡng trực tiếp tập trung sẽ được kết hợp bồi dưỡng qua mạng và trực tiếp. Nội dung bồi dưỡng không xoay quanh chương trình tổng thể, chương trình môn học của chương trình GDPT mới mà kết hợp với bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực người thầy theo chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng mà Bộ đã ban hành.
"Nếu chúng ta có những thầy cô giáo không tốt, quá trình giáo dục sẽ gặp khó khăn, chất lượng giáo dục theo đó khó có thể đảm bảo" - Thứ trưởng nói.
Việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và các điều kiện khác đảm bảo theo yêu cầu của chương GDPT mới, cũng được lãnh đạo ngành giáo dục lưu ý các địa phương.
Thứ năm, tục đổi mới phương pháp quản lý theo hướng phân cấp phân quyền, đặc biệt là tăng cường quản lý chất lượng. Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, công tác quản trị của nhà trường cần thay đổi chuyển từ quản lý theo mệnh lệnh sang quản lý bằng cộng tác. Cách quản lý mới cần tạo ra môi trường làm việc công bằng, khách quan, dân chủ, sáng tạo, đảm bảo sản phẩm giáo dục mà trường đào tạo ra sẽ chất lượng.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng lưu ý một số việc mà giáo dục trung học cần thực hiện trong năm học tới để khắc phục hạn chế trong công tác quản lý là: tăng cường công tác quản lý bạo lực học đường; tăng cường công tác quản lý giáo viên để không còn tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo; quản lý chặt chẽ việc dạy thêm học thêm, đảm bảo đúng quy định.
Theo congly
'Không có quy định nào về xếp hạng học sinh!' Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM, đã khẳng định như trên tại hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020. Sáng 20-8, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ giáo dục trung học năm học...