TPHCM: Không để phụ huynh phải đến trường thanh toán học phí
Ngày 23/8, Sở GD&ĐT TPHCM đã có văn bản hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác đầu năm học 2022-2023 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) trong ngày tựu trường 22-8.
Theo Sở GD&ĐT TPHCM đánh giá, hiện nay, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, kinh tế TP đang từng bước ổn định, phục hồi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tác động của việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu làm đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Do đó, để bình ổn giá, bảo đảm an sinh xã hội, chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh, Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố duy trì, giữ nguyên toàn bộ các nội dung và định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập đã thực hiện trong năm học 2021-2022 để tiếp tục thực hiện cho năm học mới.
Sở GD&ĐT TPHCM cũng đề nghị thủ trưởng các cơ sở giáo dục và đào tạo khẩn trương rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy hiện có, đảm bảo yêu cầu chất lượng và điều kiện để tổ chức dạy học, trong đó thực hiện cắt giảm, tiết kiệm tối đa các chi phí chưa cấp thiết khác để tiết giảm các khoản thu hỗ trợ hoạt động giáo dục trong năm học mới.
Theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT TP HCM, đối với các khoản học phí năm học 2022-2023, tạm thời chưa tổ chức thu để chờ hướng dẫn cập nhật mức học phí trong năm học của UBND TP.
Bên cạnh đó, duy trì, giữ nguyên nội dung và định mức thu các khoản dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động GD&ĐT công lập trên địa bàn TP HCM trong năm học 2021-2022 để tiếp tục thực hiện cho năm học 2022-2023 (mức thu trường tiên tiến, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, môn tự chọn, học nghề, tổ chức phục vụ bán trú, vệ sinh các lớp bán trú… và các khoản thu hộ, chi hộ của ngành GD&ĐT).
Sở GD&ĐT TPHCM đề nghị các đơn vị khi xây dựng dự toán cần căn cứ nội dung các hướng dẫn chuyên môn của ngành giáo dục về thực hiện chương trình dạy học 2 buổi/ngày, chương trình ngoại khóa và các nội dung khác theo quy định, trong đó lưu ý thời gian thu phải đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá khung thời gian quy định do UBND TPHCM quyết định về kế hoạch thời gian năm học.
Đơn vị phát hành biên lai thu tiền, hóa đơn cho học sinh khi thu tiền và lưu ý giãn thời gian thực hiện các khoản thu, không tổ chức thu gộp nhiều khoản trong cùng một thời điểm, đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính theo quy định.
Video đang HOT
Đặc biệt, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và UBND TPHCM về thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý đối với các khoản thu của các đơn vị giáo dục và đào tạo, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán, đồng thời đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19, Sở GD&ĐT TPHCM đề nghị 100% các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập không để phụ huynh học sinh phải đến trường để thanh toán học phí và các khoản thu khác.
Thay vào đó, trường học triển khai việc thu học phí và các khoản thu khác bằng phương thức không dùng tiền mặt với nhiều hình thức, đa dạng hóa các kênh thanh toán để phụ huynh học sinh, người học có nhiều sự lựa chọn, thuận tiện trong thanh toán học phí và các khoản thu khác.
Sở GD&ĐT TPHCM cũng lưu ý các nhà trường không tạo lợi thế cho bất kỳ một ngân hàng hay đơn vị trung gian thanh toán để gây khó khăn cho phụ huynh học sinh, người học trong việc thanh toán học phí và các khoản thu khác.
Trẻ lớp 1 tại TP.HCM lẫn lộn cảm xúc trong ngày tựu trường đầu tiên
Trong ngày đầu tiên đến lớp, nhiều trẻ lớp 1 tại TP.HCM mếu máo khi phải xa ba mẹ để làm quen với trường lớp, bạn bè mới.
Sáng 22/8, các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TP.HCM tổ chức tựu trường sớm. Hơn một triệu học sinh các khối đến trường để chuẩn bị cho năm học 2022-2023.
Ngày đầu tiên đến lớp của các em học sinh lớp 1 diễn ra với nhiều cảm xúc lẫn lộn. Nhiều bé vẫn chưa quen với việc dậy sớm, các em vẫn còn ngái ngủ, mệt mỏi.
Chị Như (quận 2) đang dỗ dành con trai trong ngày đầu tiên nhập học lớp 1. "Đêm qua, cả tôi và bé hồi hộp không ngủ được. Sáng nay, đến trường, bé khóc vì lạ lẫm với nhiều thứ nên tôi xin nghỉ làm để ở lại với con đến hết buổi sáng", chị Như chia sẻ.
Ngày đầu tiên đi học, những học sinh tiểu học được bố, mẹ dắt tận tay đến lớp trao cho cô giáo tại trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1). Nhiều phụ huynh chấp nhận đi làm trễ hoặc nghỉ làm để đưa con đến trường.
Năm học 2022-2023, trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm đón 263 học sinh nhập học lớp 1. Nhà trường có 7 lớp 1, trung bình 37 học sinh/ lớp.
Phụ huynh nán lại sân trường để trông coi con em trong ngày đầu đến lớp.
Bé Đức Minh khóc tìm về chỗ mẹ sau khi tập trung với bạn bè, thầy cô. Đây cũng là cảm xúc chung của nhiều bé lớp 1 khi lần đầu đến trường.
Một số em khác thì tỏ ra vui vẻ, hào hứng tham gia vào các hoạt động tựu trường.
Các thầy cô tặng gấu bông chào mừng các bé lớp 1 đến trường. Sau 2 năm việc học tập có phần gián đoạn vì dịch Covid-19, nhiều phụ huynh chỉ mong các bé đến trường vui vẻ, đều đặn và hòa nhập cùng bạn bè.
Bỡ ngỡ với trường lớp, thầy cô và bạn mới, nhiều bé vừa dứt vòng tay cha mẹ bật khóc.
Chị Vân Thanh (quận 1) ngồi động viên con trai. "Bé nhõng nhẽo lắm, không chịu lên ngồi với các bạn, chỉ quấn lấy mẹ. Lần đầu đưa con đến lớp, tôi cũng lo nhiều, nhưng hy vọng bé sớm làm quen được", chị Thanh nói.
Nhiều bé vài phút lại quay lại nhìn về phía ba mẹ.
Nhiều trường tiểu học tại TP.HCM tổ chức những hoạt động chào đón học sinh lớp 1. Diễn xiếc, ảo thuật, văn nghệ giúp các bé lấy lại tinh thần, làm quen, vui đùa cùng bạn.
Phụ huynh nán lại, tranh thủ ghi nhận khoảnh khắc ngày đầu con đi học.
TPHCM: Phụ huynh đề xuất nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường trước thềm năm học mới Sáng 19-8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) TPHCM tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới 2022-2023 trên địa bàn TPHCM. Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch thường trực UBMTTQVN TPHCM cho biết, hiện nay trên địa bàn TPHCM vẫn còn tình trạng nơi thừa, nơi...