TP.HCM: Huy động hơn 2.000 cán bộ tham gia chấm thi
Để chấm gần 75.000 bài thi, TP.HCM đã huy động 2.070 cán bộ thực hiện chấm thi, trong đó cán bộ trực tiếp chấm thi khoảng 600 người.
Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Sở GD&ĐT TP.HCM đã gấp rút triển khai công tác chấm thi.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM, để phục vụ cho việc chấm thi, TP.HCM huy động 2.070 cán bộ (chưa tính lực lượng công an, nhân viên phục vụ, hỗ trợ…).
Cụ thể, giáo viên chấm thi tự luận (520), chấm thi trắc nghiệm (150), Tổ làm phách 1 (690), tổ làm phách 2 (35), thư ký quản lý bài thi (45), thư ký ghi điểm (180), thư ký nhập điểm thi (150), hồi phách đối soát kết quả (300).
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tại điểm thi trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình. Ảnh: NGUYỆT NHI
Phòng chứa bài thi tại điểm chấm có camera quan sát liên tục 24/24 theo quy định. Công an TP tham gia giám sát về kỹ thuật đối với việc sử dụng, vận hành camera.
Về chấm thi trắc nghiệm, các phòng đều có camera giám sát 24/24. Phòng chấm thi có cửa chắc chắn, được khóa và niêm phong cẩn thận trước khi ra về. Trang thiết bị, máy tính: một máy server, sáu máy scanner, 15 máy vi tính đều đã được chuẩn bị, được bộ phận kỹ thuật của Công an TP kiểm tra.
Phát biểu tại cuộc họp báo tổng kết kỳ thi, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết quy trình chấm thi đảm bảo quy trình chấm nghiêm ngặt, an toàn.
Video đang HOT
Đối với công tác chấm thi trắc nghiệm, quy trình từ khi đem bài thi về chấm cho đến khi mở bao bì đều có sự giám sát của công an, thanh tra của Bộ GD&ĐT.
Quá trình quét bài, lưu dữ liệu đều được giám sát. Tất cả quy trình đều thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Sau khi quét xong bài, chép ra hai đĩa đều có sự chứng kiến của PA03 của TP và thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT niêm phong tại chỗ.
Đối với khâu chấm thi tự luận, Sở thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, chấm hai vòng độc lập. Một bài thi được chấm hai tổ khác nhau để đảm bảo bài thi đó không quay lại tổ chấm đầu tiên.
Bên cạnh đó sẽ có bộ phận chấm kiểm tra, đảm bảo 5% tổng số bài được chấm kiểm tra. Bộ phận chấm kiểm tra sẽ chọn những bài đặc biệt như điểm 0,1,5,9 để xem xét.
Dự kiến ngày 19-8, Sở GD&ĐT sẽ hoàn thành công tác chấm thi.
Ngày 27-8, Sở GD&ĐT sẽ công bố điểm thi tất cả các môn.
Long An: Mọi kế hoạch đều có phương án dự phòng
Chỉ còn 2 tuần nữa là diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Công tác chuẩn bị để đảm bảo an toàn nghiêm túc cho kỳ thi đã và đang được các địa phương tăng tốc. Báo GD&TĐ đã trao đổi với GĐ Sở GD&ĐT Long An Nguyễn Thanh Tiệp về vấn đề này.
Ảnh minh họa/ INT
* Thưa ông, đến thời điểm này tỉnh Long An đã chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 thế nào?
Theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT thì Kỳ thi năm nay do UBND tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương; Sở GD&ĐT chủ trì tổ chức kỳ thi của tỉnh ở tất cả các khâu: in sao đề thi, coi thi, chấm thi tự luận, chấm thi trắc nghiệm, phúc khảo bài thi.
Với tinh thần đó, Sở GD&ĐT Long An đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2162/QĐ-UBND ngày 26/6/2020 về việc phê duyệt Phương án xét tốt nghiệp THCS năm học 2019-2020 và tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020; thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có 44 thành viên với cơ cấu theo quy định và Ban Chỉ đạo đã tiến hành họp phân công nhiệm vụ các thành viên trong việc phối hợp tổ chức tốt kỳ thi tại địa phương.
Ngoài ra, Sở đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho các đơn vị đăng ký dự thi về hướng dẫn thi sinh viết hồ sơ đăng ký dự thi và nhập dữ liệu trên phần mềm quản lý thi của Bộ GD&ĐT; tổ chức Hội nghị triển khai Quy chế thi và hướng dẫn về kỳ thi cho lãnh đạo các trường và trung tâm trực thuộc. Đến ngày 30/6 tất cả các đơn vị đã hoàn thành việc nhập dữ liệu của thí sinh lên hệ thống và đến ngày 15/7 các đơn vị đăng ký dự thi đã kiểm tra chéo thông tin dự thi của TS.
Năm 2020 toàn tỉnh Long An có 1 cụm thi 34 điểm thi do Sở GD&ĐT Long An chủ trì tổ chức. Tổng số TS đăng ký dự thi là 13.876 em, tăng 487 TS so với năm 2019. Đồng thời, do năm nay không có sự tham gia của các trường ĐH, CĐ trong việc phối hợp coi thi, chấm thi nên số lượng cán bộ, giáo viên thuộc Sở tham gia làm nhiệm vụ tại các điểm thi năm nay tăng nhiều so với năm 2019 và việc chấm thi trắc nghiệm, chấm thi tự luận cũng do Sở GD&ĐT chủ trì thực hiện.
Giám đốc Sở GD&ĐT Long An- Nguyễn Thanh Tiệp
* Do có một số điều chỉnh khác với kỳ thi các năm trước nên phụ huynh và học sinh (HS) không tránh khỏi những băn khoăn, lo lắng. Việc ôn tập và hướng dẫn ôn tập cho học sinh lớp 12 và các thí sinh xét tuyển vào ĐH, CĐ được tỉnh thực hiện như thế nào, thưa ông?
Kỳ thi năm nay có một số thay đổi so với những năm trước nhưng về hình thức tổ chức thi, bài thi cơ bản theo hướng giữ ổn định như năm 2019 nên không ảnh hưởng nhiều đến quá trình dạy học của giáo viên và việc học của HS.
Đồng thời, với tính chất của Kỳ thi năm nay Sở GD&ĐT đã chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan và chỉ đạo các trường học tăng cường công tác truyền thông về kỳ thi, đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời để HS, phụ huynh HS và người dân nắm biết và hiểu về kỳ thi.
Ngoài ra, để chuẩn bị kiến thức cho HS tham gia kỳ thi đạt hiệu quả, Sở đã ban hành các văn bản chỉ đạo về chỉ đạo công tác ôn tập như: Công văn số 1523/SGDĐT-GDTrH ngày 13/5/2020 về việc tổ chức ôn tập lớp 12 năm học 2019-2020 sau nghỉ phòng chống dịch Covid-19, công văn số 2048/ SGDĐT-GDTrH ngày 26/6/2020 về việc tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đối với học viên giáo dục thường xuyên; thành lập các đoàn kiểm tra và đã kiểm tra tất cả các đơn vị đăng ký dự thi về công tác ôn tập cho HS và các điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức kỳ thi tại các Điểm thi.
* Việc bố trí các cụm thi, việc hỗ trợ đi lại ăn nghỉ đối với các TS ở xa, TS nghèo có đảm bảo thuận lợi cho các em và phụ huynh hay không, thưa ông?
Toàn tỉnh Long An thành lập 1 Hội đồng thi với 34 Điểm thi đặt tại các trường THPT hoặc trường THCS&THPT trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho TS dự thi nên các em không phải di chuyển xa để dự thi. Đồng thời, công tác hỗ trợ, tiếp sức mùa thi hằng năm luôn được Hội Khuyến học các cấp, các đoàn thể và địa phương luôn quan tâm thực hiện có hiệu quả; đặc biệt quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ TS thuộc gia đình chính sách, HS khuyết tật, HS có hoàn cảnh khó khăn tham gia dự thi.
* Công tác in sao đề thi, vận chuyển và bảo mật đề thi, tổ chức cho cán bộ coi thi đi lại, ăn ở là vấn đề đặc biệt quan trọng được tỉnh chuẩn bị đến đâu, thưa ông?
Công tác in sao đề thi; vận chuyển và bàn giao đề thi, bài thi; bảo vệ đề thi, bài thi được tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Theo đó, Sở GD&ĐT phối hợp với ngành Công an xây dựng kế hoạch thực hiện thực đảm bảo tuyệt đối an toàn, bảo mật, đúng quy chế, từ các khâu: chọn cử nhân sự tham gia, địa điểm in sao, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác in sao đề thi; vận chuyển và bàn giao đề thi, bài thi; bảo vệ đề thi, bài thi. Mọi kế hoạch đều có phương án dự phòng để xử lý các tình huống phát sinh.
UBND cấp huyện luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ tại các điểm thi đặt tại địa phương như chăm sóc sức khỏe, giới thiệu, bố trí chỗ ăn, nghỉ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm,...
* Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 giao việc coi thi hoàn toàn cho địa phương, không có sự tham gia của các trường ĐH. Vậy công tác thanh tra giám sát trong suốt kỳ thi đã được tỉnh chuẩn bị như thế nào?
Để đảm bảo cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế, công tác thanh tra kỳ thi luôn được tỉnh quan tâm. Năm nay, ngoài lực lượng Thanh Bộ GD&ĐT, Thanh tra Sở còn có Thanh tra tỉnh tham gia.
Đối với thanh tra thuộc Sở, ngoài lực lượng thanh tra chuyên trách, Sở còn điều động lực lượng cộng tác viên thanh tra là cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THPT. Lực lượng này cơ bản đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra, đã có kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ thanh tra các kỳ thi. Đồng thời, trước khi thực hiện nhiệm vụ Sở GD&ĐT tổ chức triển khai quy chế thi và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra kỳ thi cho tất cả đối tượng này, đảm bảo mọi người đều nắm vững khi làm nhiệm vụ.
Xin cảm ơn ông!
Trường ĐH có vai trò gì khi rút khỏi khâu coi và chấm thi ? Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT áp dụng từ năm 2020, rút cán bộ, giảng viên các trường đại học khỏi khâu coi thi, chấm thi nhưng bổ sung trách nhiệm trong thanh tra thi. Học sinh lớp 12 tại TP.HCM giải đề thi minh họa thi tốt nghiệp THPT - ĐÀO NGỌC THẠCH Hôm nay 5.6, Bộ...