TPHCM: Hơn 97% học sinh tiểu học được học các môn ngoại ngữ
Tỷ lệ học sinh tiểu học được tiếp cận các chương trình giảng dạy ngoại ngữ toàn thành phố đạt 97,2%.
Ngày 24-8, theo tài liệu báo cáo tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2022-2023 do Sở GD-ĐT TPHCM thực hiện, toàn thành phố có 7 quận, huyện đảm bảo tỷ lệ 100% học sinh tiểu học được học tiếng Anh và ngoại ngữ khác.
Cụ thể, đó là các quận 4, 7, 12, Phú Nhuận, Gò Vấp, huyện Bình Chánh và Nhà Bè. Bên cạnh đó, có 12 địa phương đạt tỷ lệ hơn 95% học sinh tiểu học được học tiếng Anh và ngoại ngữ khác.
Toàn thành phố còn 3 quận gồm quận 10, Tân Bình và Bình Tân có tỷ lệ học sinh tiểu học được học tiếng Anh dưới 95%.
Nhìn chung, tỷ lệ học sinh tiểu học được tiếp cận các chương trình giảng dạy ngoại ngữ toàn thành phố đạt 97,2%.
Học sinh tiểu học tại TPHCM tham gia chương trình tiếng Anh tích hợp
Video đang HOT
Trước đó, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho thấy, điểm thi trung bình môn Ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) của học sinh TPHCM cao nhất cả nước.
Riêng đối với bộ môn Tin học, thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, trong năm học 2021-2022, có 81 trường THPT và trường có cấp THPT xây dựng kế hoạch dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, tất cả 21 quận, huyện và TP Thủ Đức đã tổ chức cho các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế.
Trong đó, số lượng học sinh theo học chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế cao nhất ở khối 11 với 15.483 học sinh, kế đến là khối 10 với 13.043 học sinh và thấp nhất là khối 12 với 1.969 học sinh.
Đến cuối năm học 2021-2022, toàn thành phố có 2.305 học sinh tiểu học, 3.747 học sinh THCS và 11.277 học sinh THPT có chứng chỉ Tin học quốc tế.
Trong năm học 2022-2023, ngành giáo dục và đào tạo TPHCM tiếp tục triển khai Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông TPHCM theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2020-2030″.
Song song đó, thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên các bậc mầm non, tiểu học, THCS theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP (ngày 30-6-2020) của Chính phủ, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đặc biệt, cũng trong năm học tới, thành phố sẽ ưu tiên bố trí đủ giáo viên dạy học các môn ngoại ngữ và Tin học để triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Tp.HCM: Chủ động sáng tạo dạy và học theo tổ hợp môn cho lớp 10
Các trường THPT tại Tp.HCM hoàn tất việc điều chỉnh lại tổ hợp môn học, sắp xếp giáo viên giảng dạy theo chương trình mới tùy theo điều kiện của từng đơn vị.
Ngày 22/8, trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Tấn Tài, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Thiêm, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM cho biết, 589 học sinh lớp 10 tuyển vào năm học 2022 - 2023 được nhà trường phân thành 13 lớp với số lượng chọn các môn tổ hợp tương đối đồng đều.
Nhà trường triển khai 7 môn tự chọn chia làm 8 tổ hợp lớp. Trong đó có 2 môn Âm nhạc và Mỹ thuật do không có giáo viên nên không triển khai. Nhà trường đang đề nghị Sở GD&ĐT Tp.HCM tuyển thêm giáo viên dạy 2 môn này để chuẩn bị cho năm học tới.
"Việc đưa ra các tổ hợp dựa trên tình hình nhân sự nhà trường. Khi Lịch sử trở thành môn bắt buộc, nhà trường không gặp khó khăn để sắp xếp lại tổ hợp bộ môn. Giáo viên nhà trường có thể đáp ứng được, còn học sinh thì dễ dàng hơn vì chỉ cần chọn 4 thay vì 5 môn học tự chọn như trước", ông Tài chia sẻ.
Còn Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh năm học 2022-2023 có 22 lớp 10, bao gồm chuyên, tích hợp và thường. Tuy nhiên, khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, trường có đến gần 40 lớp ghép ở các môn học lựa chọn.
Ông Tô Lâm Viễn Khoa, Phó Hiệu Trưởng Trường THPT Gia Định thông tin, năm học tới là năm đầu tiên trường tổ chức các lớp học... phi truyền thống cho học sinh khối 10. Tức là, trong cùng 1 lớp, bên cạnh các môn học học sinh sẽ học cùng nhau thì sẽ có những môn các em sẽ phải "ghép lớp". Ở những lớp này, học sinh sẽ đến từ 2-3 lớp khác nhau.
"Đối với học sinh lớp 10, ở 8 môn bắt buộc các em sẽ học theo hình thức lớp học cố định. Riêng học sinh lớp chuyên thì sẽ học cố định thêm môn chuyên. Với nhóm 4 môn lựa chọn thì tùy từng nhóm, tùy từng lớp sẽ có khoảng 2 môn học sinh học theo lớp, còn lại là theo hình thức... lớp ghép, lựa chọn môn học, tùy theo sở thích, nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh", ông Khoa cho hay.
Ví dụ, học sinh lớp chuyên Văn, ở nhóm 4 môn lựa chọn, các em sẽ học Địa lý, Kinh tế và pháp luật giống nhau. Với 2 môn còn lại, sẽ có một số học sinh học Lý, Hóa trong khi một số học sinh lựa chọn học môn Sinh. Bằng hình thức triển khai các lớp học ghép, trường THPT Gia Định sẽ linh hoạt đáp ứng giảng dạy, giúp thực hiện tốt nhất mục tiêu định hướng nghề nghiệp của chương trình.
"Trước khi cho học sinh lựa môn học, trường cũng tính toán đến khả năng của trường có thể dạy được bao nhiêu lớp trong từng môn lựa chọn. Khi học sinh đăng ký, căn cứ trên yếu tố điều kiện nhà trường, nhân lực, cơ sở vật chất có đáp ứng được hay không", ông Khoa nói.
Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT Tp.HCM khẳng định, việc sắp xếp tổ hợp môn học phải hài hòa giữa nguyện vọng của phụ huynh, học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
Thời điểm hiện tại, đơn vị nào chưa đủ điều kiện có thể xây dựng kế hoạch, từng bước bổ sung nhân sự để triển khai trong những năm kế tiếp. Sau một năm triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10, Sở GD&ĐT Tp.HCM sẽ rà soát công tác triển khai tại các trường để có hướng hỗ trợ trong những năm tiếp theo.
TPHCM: Phụ huynh đề xuất nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường trước thềm năm học mới Sáng 19-8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) TPHCM tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới 2022-2023 trên địa bàn TPHCM. Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch thường trực UBMTTQVN TPHCM cho biết, hiện nay trên địa bàn TPHCM vẫn còn tình trạng nơi thừa, nơi...