TPHCM: Học trò lớp 10 báo cáo nghiên cứu khoa học bằng… nhạc Rap
Đưa nhạc Rap vào báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học về môi trường, hai học trò lớp 10 ở TPHCM gây nhạc nhiên và tạo hứng thú cho mọi người về lĩnh vực vốn được xem là khô khan.
Clip dài hơn 2 phút 30 giây, bài báo cáo nghiên cứu khoa học của Minh Quân và Yến Vy, học sinh lớp 10I1 Trường THPT Đinh Thiện Lý, TPHCM gây ngỡ ngàng cho người xem cùng nhiều lời khen ngợi, chia sẻ.
Học sinh báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học bằng… nhạc Rap
Trong bài báo cáo này, các bạn cùng hát Rap cảnh báo về mối nguy hại của rác thải nylon, lồng ghép những hình ảnh nylon đang xâm chiếm môi trường sống đồng thời cũng giới thiệu quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Khảo sát khả năng tiêu hóa túi nylon (Nhựa PE) của sâu gạo Zophobas morio” dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thanh Hoa, giáo viên bộ môn Sinh học tại trường.
Sáng tác lời bài hát, nhạc Rap rồi thể hiện, hai bạn tự thực hiện với sự hỗ trợ của một người bạn cùng lớp.
Minh Quân và Yến Vy
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát khả năng tiêu hóa túi nylon (Nhựa PE) của sâu gạo Zophobas morio” của Minh Quân và Yến Vy mang mục đích góp phần giải quyết vấn nạn ô môi trường do túi nilon gây ra. Trong đề tài này, nhiệm vụ chính của chúng em là xác định khả năng tiêu hủy nhựa PE, có trong bao nilon của loài sâu gạo Zophobas morio.
Kể lại quá trình thực hiện đề tài, Minh Quân kể, đầu tiên các bạn chuẩn vật dụng bằng các tạo các viên thức ăn làm từ cám và nhựa và nuôi sâu trong 1 tuần để cân bằng tuổi đời và sức sống, chọn ra những con khỏe mạnh nhất. Tiếp theo, tiến hành cho sâu ăn các viên thức ăn trong 2 tuần.
Trong khoảng thời gian đó, ghi nhận số sâu chết ở mỗi nhóm. Sau đó các bạn mổ ruột, quan sát dịch ruột và mẫu phân thu thập được dưới kính hiển vi. Từ đó, xử lý số liệu, lập bảng thống kê.
Các bạn đưa ra một kết luận rằng sâu gạo có khả năng chuyển hóa một phần nhựa PE, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy của nhựa trong tự nhiên.
Hai bạn cũng đưa ra hướng phát triển đề tài là xác định chủng vi sinh vật trong dịch ruột – loại giúp sâu tiêu hóa được nhựa, nuôi và phát triển nó với số lượng lớn rồi làm ra các chế phẩm, thải ra bãi rác. Như vậy sẽ mang tính thực tiễn nhiều hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và có hiệu suất lớn hơn.
Về việc đưa Rap vào bài báo cáo đề tài, hai bạn cho biết, bản thân cả hai đều là những người thích nghe Rap. Rap dễ nghe, dễ hiểu, dễ thể hiện suy nghĩ, quan điểm và dễ tác động đến mọi người.
Hơn nữa, các bạn cũng thấy việc báo cáo đề tài nghiên cứu theo cách thông thường chưa gây hứng thú, tò mò cho mọi người mà còn cảm giác khô khan. Các bạn luôn mong muốn làm điều gì khác lạ, mới mẻ trong việc báo cáo của mình.
Các bạn giới thiệu về đề tài của mình tại cuộc thi “Nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp thành phố 2018-2019″
Sau khi nghĩ đến nhiều hình thức, các bạn chọn cách làm một “rap music video”, một thức lạ, độc đáo.
“Và đúng như dự đoán của chúng em, video báo cáo khác lạ này thu hút và tạo hứng thú cho mọi người quan tâm đến đề tài nghiên cứu của bọn hơn”, Minh Quân chia sẻ và cho biết, với cách này các bạn cũng muốn nhấn mạnh nghiên cứu khoa học không phải là cái gì khô khan, hàn lâm mà rất mật thiết, liên quan đến đời sống con người.
Mới đây, đề tài nghiên cứu nói trên của Minh Quân và Yến Vy giành giải Nhì cuộc thi “Nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp thành phố 2018-2019″ của TPHCM.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Hà Tĩnh: Vượt tự ti, cô học trò trường làng giành giải Nhì kỳ thi HSG quốc gia
Là thí sinh duy nhất của đội tuyển Hà Tĩnh dự kỳ thi học sinh giỏi (HSG) quốc gia năm 2019 không theo học tại trường chuyên, nhưng cô gái đến từ trường huyện vẫn giành một loạt thành tích đầy ấn tượng, là niềm tự hào của nhà trường, thầy cô.
Về Trường THPT Đồng Lộc, hỏi thầy cô về em học sinh nào khiến thấy cô ấn tượng nhất, câu trả lời sẽ là em Nguyễn Thị Thương, học sinh lớp 12A1. Rất chăm học, học giỏi, cộng với sự khiêm tốn, hòa nhã, dễ thương trong giao tiếp như chính cái tên của em, Thương là một bông hoa rực sáng của lớp, của nhà trường.
Các thầy cô ở đây kể rằng, Thương học đều tất cả các môn, nhưng càng ngày lực học bộ môn Sinh học của em càng tốt lên. Những điểm số qua các bài kiểm tra năm lớp 9 đã là lý do Thương được cô giáo bộ môn chọn vào đội tuyển. Và rồi Thương liên tục giành được các giải Nhất học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học ở các năm lớp 9, 10 và 11.
Năm cuối cấp ở lớp 12 này, Thương được lựa chọn vào đội tuyển của tỉnh dự kỳ thi HSG quốc gia bộ môn Sinh học. Dù đã giành nhiều giải cao trong các cuộc thi cấp tỉnh, nhưng ban đầu Thương khá tự ti về bản thân mình. Thật dễ hiểu bởi Thương là thành viên duy nhất đến từ một trường huyện, nơi điều kiện học tập không thể bằng trường chuyên tỉnh, ngôi trường thường xuyên thống lĩnh các giải học sinh giỏi tỉnh, quốc gia.
Ngay cả bố mẹ Thương, khi con gái được gọi vào đội tuyển, bố mẹ em cũng khá lo lắng, chỉ muốn con gái có thêm nhiều thời gian hơn để học tập, ôn luyện kiến thức trong năm học cuối cấp. Ban đầu bố mẹ Thương không đồng ý để em tham dự kỳ thi quốc gia này, nhưng các thầy cô đã động viên Thương và bố mẹ em. Ngoài sự quan tâm về tinh thần, trường cũng cam kết hỗ trợ em toàn bộ kinh phí trong quá trình ôn luyện, đi lại của Thương. Sự đồng hành, quan tâm của các thầy cô đã giúp Thương bớt tự ti hơn, làm bố mẹ em dần thay đổi suy nghĩ.
Em Nguyễn Thị Thương, niềm tự hào của Trường THPT Can Lộc, Hà Tĩnh.
Sau quá trình ôn luyện bằng kiến thức truyền đạt của các thầy cô trong đội tuyển, từ nỗ lực tự học của bản thân và sự giúp đỡ của các thành viên trong đội tuyển, Thương bước vào kỳ thi HSG quốc gia 2019 với một tâm lí thoải mái.
"Bước vào kỳ thi, em khá thoải mái, vì em chỉ muốn thử sức mình ở kỳ thi mang tầm cỡ quốc gia. Em không nghĩ nhiều đến giải thưởng, mà chỉ nỗ lực hết mình, bình tĩnh để làm bài một cách tốt nhất mà thôi"- Thương trò chuyện.
Và rồi, kỳ thi HSG quốc gia năm 2019 vừa diễn ra từ ngày 13 -15/1 trở thành một cột mốc đánh nhớ trong chuỗi ngày "dùi mài kinh sử" của Nguyễn Thị Thương, cô gái đến từ thôn Sơn Bình, xã Thượng Lộc , huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Là thí sinh duy nhất trong đội tuyển đến từ trường không chuyên, Thương đã giành được điểm số 30,25/42- điểm số cao nhất của đội tuyển Hà Tĩnh ở bộ môn Sinh học.
Kết quả này đã giúp Thương giành giải Nhì quốc gia, giành vé tuyển thẳng vào ĐH Y Hà Nội.
Và thành tích đáng ngưỡng mộ này cũng đã giúp Thương lọt vòng dự tuyển lựa chọn thí sinh tham gia đội tuyển quốc gia dự kỳ thi HSG Quốc tế môn Sinh học tới đây, một thành quả mà chưa khi nào Trường THPT Đồng Lộc có được.
Nguyễn Thị Thương (đứng thứ 2 từ phải sang) tại buổi giao lưu các đội tuyển dự thi HSG quốc gia năm 2019.
Khiêm tốn như tính cách của em thường ngày, Thương không nói nhiều về kỳ tích học tập của mình. Cô học trò tâm sự: "Em cần phải cố gắng nhiều hơn nữa mới xứng đáng với lời khen của thầy cô và các bạn".
Những ngày này, ngoài việc tự ôn tập cho vòng loại, Thương vẫn duy trì lịch học bình thường với các bạn ở lớp để bù lại những kiến thức đã thiếu hụt trong thời gian tập trung đội tuyển quốc gia. Đây cũng là điều hết sức cần thiết cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới và em cũng có thêm thời gian với bạn bè, thầy cô giáo trong năm cuối cấp.
Hà Phương
Theo Dân trí
Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phụ huynh cho con chơi điện thoại ít đi, dành thời gian tập thể dục Học sinh, sinh viên hiện nay có thể chơi điện thoại nhiều, game nhiều, làm bài tập, ôn thi nhiều, nhưng thời gian dành cho việc tập thể dục, chơi thể thao lại rất ít. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong muốn phụ huynh, các cơ sở giáo dục cần khuyến khích học sinh tập thể dục, chơi thể thao nhiều hơn. Ngày...