TP.HCM: Hấp dẫn chung kết Hội thi Lớn lên cùng sách

Theo dõi VGT trên

Sáng 3/1, tại thư viện Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) đã diễn ra chung kết hội thi Lớn lên cùng sách lần thứ 5 năm học 2019-2020.

TP.HCM: Hấp dẫn chung kết Hội thi Lớn lên cùng sách - Hình 1

Học sinh thích thú tham gia hoạt động tại chung kết hội thi Lớn lên cùng sách.

Hội thi có sự tham gia của gần 150 học sinh đến từ 24 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Trước đó, tại các Phòng GD&ĐT đều tổ chức Ngày hội đóc sách hoặc hội thi Lớn lên cùng sách và lựa chọn 6 học sinh khối THCS để dự thi chung kết cấp TP.

TP.HCM: Hấp dẫn chung kết Hội thi Lớn lên cùng sách - Hình 2

Tham gia hội thi, tất cả các em học sinh đều được nhận phần quà từ Ban tổ chức.

Theo đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM, hội thi Lớn lên cùng sách hướng đến sự trưởng thành của học sinh qua quá trình đọc sách; sự phát triển bền vững của thói quen đọc sáchkỹ năng đọc ở học sinh; sự lan tỏa của niềm đam mê đọc sách và văn hóa đọc trong môi trường học đường.

TP.HCM: Hấp dẫn chung kết Hội thi Lớn lên cùng sách - Hình 3

Các em đang “thiết kế” sách mini giới thiệu về cuốn sách mà mình đọc được.

Từ hội thi, giúp các em học sinh có được tình yêu và sự quan tâm đối với sách. Có phương pháp, kĩ năng đọc sách, có thói quen đọc sách mỗi ngày. Đưa việc đọc sách trở thành văn hóa đọc.

Qua quá trình đọc sách, học sinh có sự thay đổi tốt đẹp về tâm hồn, kiến thức và tư duy, kỹ năng sống; nâng cao tinh thần tự học, sáng tạo; biết vận dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học.

TP.HCM: Hấp dẫn chung kết Hội thi Lớn lên cùng sách - Hình 4

Chung kết hội thi tổ chức tại thư viện thông minh của Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa với không gian đọc mở, đầu sách phong phú.

Tại hội thi, các em học sinh sẽ tham gia các hoạt động vui chơi, giao lưu gồm Bữa tiệc sách (Ai đọc sách nhanh hơn? Ai đọc sách nhiều hơn). Cụ thể, các em có 80 phút để đi đến các khu vực bữa tiệc mà ban tổ chức cuộc thi đã chuẩn bị những món ăn đặc biệt đó là những cuốn sách với đa dạng thể loại.

Sau đó, khi đọc xong cuốn sách, các em sẽ tiến hành thực hiện, thiết kế 1 cuốn sách mini. Nội dung cuốn sách mini có thể là phần tóm tắt nội dung cuốn sách, có thể là giới thiệu về các chương mục của sách…

TP.HCM: Hấp dẫn chung kết Hội thi Lớn lên cùng sách - Hình 5

Các em tham gia hoạt động 2 của hội thi.

Trong quá trình tham gia bữa tiệc sách, các em có thể nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo khi đọc nội dung nào đó. Các em có thể thể hiện ý tưởng của mình như làm thơ, kể chuyện, vẽ, sáng tác nhạc… vào trong cuốn sách mini của mình.

Ở hoạt động 2 các em sẽ tham gia phần Ai đọc hiểu nhanh hơn? Ai đọc hiểu sâu hơn với mục đích chọn lọc ra các em học sinh có khả năng đọc hiểu văn bản ở các cấp độ tư duy khác nhau;

Video đang HOT

TP.HCM: Hấp dẫn chung kết Hội thi Lớn lên cùng sách - Hình 6

Các em trải nghiệm tại đường sách, để tìm sách theo chủ để và mua cuốn sách mà em yêu thích với phiếu mua sách được ban tổ chức hỗ trợ

Học sinh cũng rất hào hứng với hoạt động 3 gồm phần trao đổi về 5 lợi ích từ sách, tham quan đường sách, tìm sách theo yêu cầu và mua cuốn sách mà các em yêu thích. Dự kiến lễ tổng kết và trao giải hội thi vào ngày 15/1 tới.

Thảo Nguyên

Theo giaoducthoidai

Phát triển văn hóa, giáo dục: Trọng tâm là văn hóa đọc

Sau một thời gian đi vào cuộc sống, Pháp lệnh Thư viện năm 2000 đã bộc lộ nhiều bất cập, do đó Luật Thư viện đã được Quốc hội chính thức thông qua vào ngày 21/11/2019, có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Phát triển văn hóa, giáo dục: Trọng tâm là văn hóa đọc - Hình 1

Xe thư viện lưu động được trang bị rất nhiều sách báo, máy tính và nhiều phương tiện hiện đại.

Trước đó, ngày 15/3/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó khẳng định quan điểm phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước...

Quyết tâm phát triển văn hóa đọc

Nếu Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 quy định thư viện chỉ bao gồm 2 loại hình là thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành, đa ngành, thì Luật Thư viện bổ sung nhiều loại hình thư viện ngoài công lập như: Thư viện quốc gia Việt Nam; thư viện công cộng; thư viện chuyên ngành; thư viện lực lượng vũ trang; thư viện đại học; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.

Phát triển văn hóa, giáo dục: Trọng tâm là văn hóa đọc - Hình 2

Cha mẹ Việt đang dần tạo cho con thói quen đọc sách.

Như vậy, có thể thấy với việc quy định nhiều loại hình như vậy đã cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong phát triển văn hóa đọc trên cơ sở khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại.

Cũng với mục tiêu này, ngày 25/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Và lần đầu tiên, ngày 21/4 hàng năm được đưa vào Luật Thư viện trở thành Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm phát triển một xã hội có thói quen, văn hóa đọc.

Cũng theo Luật Thư viện, việc phát triển văn hóa đọc được thực hiện thông qua các hoạt động như: Tổ chức các hoạt động nhằm hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trên phạm vi toàn quốc; hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc sách, khai thác thông tin cho trẻ em tại các thư viện trường học và thư viện công cộng; phát triển kỹ năng thông tin cho người sử dụng thư viện trong tìm kiếm, đánh giá, khai thác và sáng tạo thông tin, tri thức; đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với các thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, kiến thức từ các thư viện số dùng chung qua thiết bị điện tử di động; sử dụng các dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin thư viện.

Nói về tầm quan trọng của văn hóa đọc với sự phát triển của một quốc gia, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng nhấn mạnh: "Ham đọc sách để chấn hưng văn hóa đọc của người dân Việt Nam, để mỗi người dân Việt Nam đều học cả đời, đọc sách cả đời. Chấn hưng văn hóa đọc cũng chính là chấn hưng cái gốc của một dân tộc".

"Trong thời đại công nghệ thông tin, CMCN 4.0... Nhưng, loài người nói chung, dân tộc ta nói riêng muốn vươn lên thì nhất định phải nâng cao dân trí, tăng cường phổ biến tri thức, phải học nhiều hơn, đọc nhiều hơn.

Xa xưa đọc trên đá, trên trúc, tới đây đọc điện tử, nhưng đọc và sách sẽ mãi còn lại. Điều quan trọng là chúng ta phải khơi dậy cảm hứng để mọi người Việt Nam dành thời gian nhiều hơn cho việc đọc, việc học", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại Hội nghị Tổng kết 5 năm Ngày Sách Việt Nam tổ chức ngày 18/4/2029."

Những con số "biết nói"

Ở nước ta, văn hoá đọc đã có những bước phát triển vượt bậc, thể hiện ở những con số sau đây: Trước năm 1975, cả hai miền Bắc và Nam xuất bản hàng năm được khoảng chưa đầy 4.000 tên sách, Ngày nay hàng năm xuất bản khoảng xấp xỉ 25.000 tên sách, tăng gấp 6 lần, gần đây tốc độ gia tăng hàng năm khoảng 10%. Cả nước hiện nay đang xuất bản khoảng gần 400 tên báo, tạp chí, nhiều báo có số lượng xuất bản mỗi số lên tới 500.000 bản.

Ngày nay, hệ thống thư viện công cộng đã phát triển từ tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc, khắp từ Bắc tới Nam, bao gồm 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng 10.000 thư viện và tủ sách cơ sở ở xã. Trong nhóm thư viện phục vụ công chúng rộng rãi còn phải kể tới 10.000 tủ sách pháp luật xã và cũng khoảng trên 10.000 điểm bưu điện văn hoá xã.

Tại các vùng nông thôn Việt Nam đã có khoảng 3 vạn điểm đọc sách báo cho người dân. Quy mô của các thư viện tỉnh và huyện ngày càng được mở rộng về số lượng bản sách, nhân viên phục vụ, trụ sở thư viện và kinh phí hoạt động...

Các thư viện tỉnh đang trong giai đoạn tự động hoá, chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử/thư viện số.

Phát triển văn hóa, giáo dục: Trọng tâm là văn hóa đọc - Hình 3

Ngày xuân, nhiều gia đình cho con đi mua sách.

Đó là chưa kể tới các hệ thống thư viện khác như: thư viện trường phổ thông, thư viện trường đại học, thư viện khoa học kỹ thuật, thư viện quân đội... có mặt tại hầu khắp các cơ quan chủ quản.

Tuy nhiên, văn hoá đọc của người Việt còn có những mặt hạn chế nhất định như: chưa hình thành được một chiến lược phát triển văn hoá đọc và các kế hoạch phát triển văn hoá đọc trên bình diện quốc gia, nhằm liên kết, phối hợp các thành phần, các lực lượng của văn hoá đọc, mặc dù mục tiêu đã được Đảng, Chính phủ vạch ra rất rõ ràng là xây dựng một xã hội học tập, một xã hội ham đọc.

Sự phân bố tài liệu đọc giữa thành thị và nông thôn mất cân đối: hệ thống thư viện công cộng mới phủ kín tỉnh và huyện, còn vùng nông thôn rộng lớn là xã, thôn mới chỉ phát triển rất ít và nghèo nàn về nội dung; sách và báo-tạp chí xuất bản được tiêu thụ chủ yếu mới chỉ ở các thành phố lớn, tỉnh lỵ và huyện lỵ.

Công tác xuất bản có xu hướng cho ra đời các bộ sách dày trên nhiều lĩnh vực, thực chất chỉ nhằm vào những người đọc có thu nhập cao trong xã hội... Tuy số lượng sách hàng năm đã đạt khoảng 26.000 tên, nhưng có tới 80% là sách giáo khoa giáo trình.

Một khảo sát quốc tế năm 2016 cho thấy người Việt Nam đọc sách ít hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chỉ có 30% người Việt đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng mới đọc sách, và 26% hoàn toàn không đọc sách. Trong khi người Ấn Độ đọc gần 11 giờ/tuần, người Đài Loan (Trung Quốc) đọc 5 giờ/tuần, người Nhật Bản đọc 4 giờ/tuần, Hàn Quốc 3 giờ/tuần,... thì người Việt Nam trung bình đọc chưa tới 1 giờ/tuần.

Hiện người Việt thụ hưởng 4,2 cuốn sách mới mỗi năm, nhưng trong đó 2,3 cuốn là sách giáo khoa, đồng nghĩa mỗi người mỗi năm chỉ thực sự thụ hưởng gần 2 cuốn sách mỗi năm. Đây là tỉ lệ rất thấp trên thế giới. Malaysia là một nước gần Việt Nam, nhưng mỗi người dân trung bình được thụ hưởng 12 cuốn sách mỗi năm, gấp 4 lần Việt Nam.

Chưa dừng lại ở đó, một khảo sát mới đây của một tờ báo nhắm vào đối tượng là giới trẻ cho thấy kết quả đáng quan ngại. 98% giới trẻ cho biết họ không hề đọc quyển sách nào trong tuần qua; 80% bạn trẻ không đụng đến sách suốt một năm qua và chỉ 12% bạn trẻ trong nhóm 20-30 tuổi cho biết bản thân có đọc sách, truyện khác ngoài sách chuyên môn. Điều này cho thấy văn hóa đọc của người Việt đang còn quá thấp.

Số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cho thấy tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng thư viện công cộng rất thấp, chỉ 0,057 dân số, tương đương khoảng 564.000 người/ 90 triệu dân. Nếu so với mục tiêu phấn đấu 85% người dân (trong đó 90% là học sinh, sinh viên) sử dụng thư viện theo đề án mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/3/2019, độ vênh là vô cùng lớn. Trong khi, mỗi ngày trung bình những người trẻ dành đến hai giờ đồng hồ để lướt Facebook.

Với những con số như vậy, đương nhiên, Việt Nam hoàn toàn không có tên trong danh sách 61 nước có số lượng người đọc sách cao trên thế giới.

"Chúng tôi đi khảo sát nhiều trường học tại TP HCM và nhiều tỉnh thành, điều đáng buồn là số trường học quan tâm đến chất lượng giờ đọc sách của học sinh còn rất ít, nhiều thư viện chưa tạo được sức hút nếu không nói là quá nhàm chán, nhiều đầu sách không phù hợp với học sinh" - ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho biết.

Chở văn hóa đọc đi muôn nơi

Những năm gần đây, Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động để phát triển văn hóa đọc. Sau 5 lần tổ chức, "Ngày Sách Việt Nam" ngày càng phong phú về nội dung cũng như số lượng người tham gia.

Cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" năm 2019 do Vụ Thư viện, Bộ VH-TT&DL và Trung tâm Hợp tác trí tuệ Việt Nam (VICC) phối hợp tổ chức. Hơn 100 nghìn học sinh đang theo học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các loại hình giáo dục ở 44 tỉnh, thành phố trên cả nước đã tham gia hưởng ứng cuộc thi.

Triển khai từ đầu năm 2016, "Dự án xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện" mang tên "Ánh sáng tri thức" do Vụ Thư viện, Bộ VH-TT&DL phối hợp Quỹ Thiện tâm đã trao 5 xe tặng các tỉnh: Sơn La, Quảng Nam, Gia Lai, Nghệ An, An Giang. Năm 2018, dự án tặng 8 xe tại 8 tỉnh: Lạng Sơn, iện Biên, Hòa Bình, Ninh Bình, Nam ịnh, Quảng Bình, Lâm ồng và Cà Mau... Năm 2019, dự án tiếp tục trao tặng 31 xe thư viện cho 31 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mỗi xe được trang bị hơn 4.500 cuốn sách, một máy chủ, sáu máy tính xách tay, một ti-vi, một bộ máy chiếu - màn hình chiếu, một máy phát điện, một ổn áp, một loa tăng âm, một trăm ghế nhựa và năm dù cỡ lớn...

Sau khi nhận xe, thư viện các tỉnh đã tích cực đưa xe ô tô thư viện lưu động đến phục vụ trong trường học, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến các đồn biên phòng, trại giam... Các xe ô tô thư viện lưu động đã tạo ra sân chơi có ý nghĩa cho trẻ em như "ọc sách vì ngày mai", đồng thời thực hiện các buổi tuyên truyền và phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình, nói không với ma túy... Với người khiếm thị, những chuyến xe thư viện lưu động mang lại cơ hội cho họ được nghe sách nói, chạm vào những cuốn sách nổi cũng như được hỗ trợ về công nghệ để tiếp cận kiến thức.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy:

"Luật Thư viện được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với ngành Văn hóa và thư viện, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc, đảm bảo cho người dân có điều kiện tiếp cận thư viện và tri thức tốt hơn, thực hiện việc học tập suốt đời thuận lợi ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam.

Các hoạt động thư viện cũng sẽ đi sâu, đi sát với đời sống của người dân nhờ Luật. Dù mới được Quốc hội thông qua nhưng ngay từ bây giờ, công tác tuyên truyền Luật phải dần được thực hiện nghiêm túc để khi Luật chính thức có hiệu lực, nhận thức của công chúng về Luật sẽ rõ ràng. Ý thức tuân thủ Luật cũng sẽ được nâng cao".

Bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ Thư viện:

"Luật Thư viện được xây dựng hướng đến thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động thư viện. Luật Thư viện cũng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thư viện; khuyến khích xã hội hóa các hoạt động thư viện; kiện toàn, củng cố, chuẩn hóa thư viện công lập và khuyến khích phát triển thư viện ngoài công lập.

Ngoài ra, Luật cũng sẽ giúp chuẩn hóa hoạt động thư viện, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thư viện số và đẩy mạnh liên thông thư viện. Bên cạnh đó, với Luật, người dân cũng có cơ hội tiếp cận nhiều hơn các hoạt động thư viện với hành lang pháp lý cao nhất, thực hiện phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau".

Luật Thư viện được xây dựng dựa trên các nguyên tắc hoạt động thư viện. Người sử dụng làm trung tâm là một trong những nội dung cơ bản của Luật".

Ông Bùi Xuân Trường - Sở VH-TT&DL Hòa Bình:

"Mong muốn Nghị định quy định chi tiết một số điều thi hành Luật Thư viện sau khi được ban hành khuyến khích các thư viện không ngừng mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng, tránh tình trạng các thư viện tự giới hạn mình trong khuôn khổ nhất định, kén bạn đọc".

Ông Lê Hoàng- Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam:

"Bộ GD&ĐT cần sớm nghiên cứu để đưa giờ đọc sách thành tiết học chính khóa trong chương trình phổ thông. Môn Thư viện, môn Văn hóa đọc cần được thành hình trong thời gian sớm nhất có thể vì các nước trong khu vực đã làm điều này từ rất lâu. Chúng tôi đi khảo sát nhiều trường học và cảm thấy vui khi nhiều trường đã tự thiết kế giờ đọc sách cho học sinh trong trường.

Thế nhưng, đó là những trường chấp nhận "xé rào" và thật sự tâm huyết, số này không đủ để tạo được thói quen đọc sách cho cộng đồng. Tại các quốc gia phát triển, tiết đọc sách là giờ học bắt buộc và vận hành rất bài bản, trong khi chúng ta chưa hề có điều này. Theo tôi phải bổ sung để giúp trẻ có môi trường tiếp cận với sách từ sớm".

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh:

"Việc hình thành thói quen đọc sách cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức từ gia đình đến trường học. Ba mẹ không đọc sách, không tìm nguồn sách phù hợp, thư viện trường nghèo nàn đầu sách, chương trình học "thiếu vắng" giờ đọc sách... là những nguyên nhân chính khiến trẻ em Việt ít mặn mà với văn hóa phẩm.

Thực trạng này rất đáng báo động và cần sớm có hướng giải quyết. Nếu không giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách từ sớm thì càng lớn lên việc này càng khó khăn. Dúi cuốn sách vào tay một đứa trẻ 13, 14, 15 tuổi trước nay suốt ngày chỉ quen cắm mắt vào game trên máy tính, ép em đọc, vì những lý do cao cả "khám phá kho báu tri thức" hay "nâng cao văn hóa đọc" như người lớn vẫn hay nói là một việc quá muộn màng, vì vậy quá nhọc nhằn, giống như ép một người chuyển máy bay khi máy bay đang ở trên không".

Thùy Dương

Theo baophapluat

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCMTai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM
09:15:42 22/01/2025
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Giáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nóiGiáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nói
08:37:56 22/01/2025
Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!
08:27:54 22/01/2025
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâuCách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu
06:43:02 22/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc

Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc

Sao thể thao

10:22:42 22/01/2025
Một cầu thủ đã cáo buộc siêu sao Lionel Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc trong trận đấu của Inter Miami.
Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng

Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng

Netizen

09:53:52 22/01/2025
Nhắc đến nghề đồng nát, bất kỳ ai cũng văng vẳng đâu đây những âm thanh quen thuộc như trên. Tiếng rao vang vọng từ nông thôn đến thành thị, và giữa lòng Hà Nội đôi khi cũng vang lên âm thanh mộc mạc ấy.
Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Mọt game

09:36:45 22/01/2025
Vào ngày 22/01 tới đây, Tam Quốc Chí Online sẽ chính thức ra mắt phiên bản 20 Lâu Lan Chiến, mở ra một thế giới mới đầy hấp dẫn với vô vàn tính năng đặc sắc
Bố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mất

Bố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mất

Góc tâm tình

09:27:42 22/01/2025
Cúng tất niên xong, bố gọi anh em tôi lại và bàn chuyện chia thừa kế vào năm sau. Mẹ tôi mất vào 5 năm trước. Đó là thời gian khủng hoảng, tăm tối nhất trong cuộc đời tôi.
Mùa đông NÊN diện trang phục tông màu đất: Thời thượng, sang trọng mà không nhàm chán

Mùa đông NÊN diện trang phục tông màu đất: Thời thượng, sang trọng mà không nhàm chán

Thời trang

09:12:36 22/01/2025
Khi phần lớn mọi người chọn gam màu đen, trắng, xám đầy an toàn, thì tông màu đất, với sự ấm áp và chiều sâu đặc trưng, đã âm thầm trở thành xu hướng nổi bật.
Bắt gã trai chuyên đánh thuốc mê những phụ nữ khát tình để cướp

Bắt gã trai chuyên đánh thuốc mê những phụ nữ khát tình để cướp

Pháp luật

09:00:06 22/01/2025
Huỳnh Văn Tài săn những người phụ nữ khát tình để đưa vào khách sạn vui vẻ . Tuy nhiên sau đó, Tài đặt điện thoại quay lén cảnh ái ân và đặc biệt là đánh thuốc mê để cướp.
Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Thế giới

08:41:59 22/01/2025
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Ngoại trưởng Marco Rubio, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh.
5 địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam 'bùng nổ' lễ hội chào đón tết Ất Tỵ 2025

5 địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam 'bùng nổ' lễ hội chào đón tết Ất Tỵ 2025

Du lịch

08:27:38 22/01/2025
Với nhiều sự kiện đặc sắc chào đón năm mới, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM, Phú Quốc, Tây Ninh, Cần Thơ trở thành lựa chọn hàng đầu cho những du khách.
Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Sao châu á

08:05:26 22/01/2025
Sở hữu âm sắc trong trẻo cùng kỹ thuật thanh nhạc tốt, Beyoncé xứ Hàn Ailee vẫn duy trì sức hút sau hơn một thập kỷ gắn bó với làng nhạc Hàn Quốc.
Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Sáng tạo

08:00:43 22/01/2025
Năm này qua năm khác, gia đình thực sự tích lũy quá nhiều thứ không cần thiết, thậm chí có những thứ họ biết sẽ không bao giờ dùng đến nữa nhưng vẫn không vứt đi đúng lúc.
Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao việt

08:00:08 22/01/2025
Trung Quân khoe món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm làm việc chăm chỉ, Ngô Thanh Vân cùng ông xã chụp bộ ảnh mới đón Tết.