TPHCM: Giảm học phí cho học sinh bậc THCS và nhà trẻ
Tại TPHCM, kể từ năm 2019, học sinh bậc Trung học cơ sở và nhà trẻ tại các trường công lập được giảm học phí, mức giảm được chia theo 2 nhóm (19 quận và 5 huyện).
Sáng 7/12, kỳ họp thứ 12 HĐND TPHCM khóa IX thảo luận và thông qua nghị quyết các tờ trình của UBND TPHCM.
Đáng chú ý, HĐND TPHCM đã thông qua tờ trình của UBND TP về điều chỉnh mức thu học phí cho học sinh bậc Trung học cơ sở (THCS) và nhà trẻ tại các trường công lập thuộc thành phố.
Theo đó, học sinh thuộc nhóm 1 (19 quận) đóng học phí 60.000 đồng/tháng, học sinh thuộc nhóm 2 (5 huyện) đóng 30.000 đồng/tháng.
Nhà trẻ thuộc nhóm 1, học phí 200.000 đồng/tháng; nhà trẻ thuộc nhóm 2 có mức học phí là 120.000 đồng/tháng.
TPHCM giảm học phí cho học sinh bậc Trung học cơ sở
Ngoài ra, HĐND TPHCM cũng thông qua tờ trình UBND TP về hỗ trợ cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, đối với 99 nhóm trẻ hỗ trợ nâng chất lượng, mức hỗ trợ bình quân là 34,7 triệu đồng/nhóm. Đối với 6 nhóm trẻ hỗ trợ kiện toàn, mức hỗ trợ bình quân là 78,6 triệu đồng/nhóm. Ngoài ra, ngân sách thành phố cũng hỗ trợ lắp đặt camera cho tất cả 105 nhóm trẻ.
Video đang HOT
Về việc giảm học phí cho học sinh bậc THCS, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, thành phố điều chỉnh giảm đến mức thấp nhất có thể. Theo bà, mức đóng học phí không phải là cao so với nhập của người dân thành phố. Tuy nhiên, việc giảm học phí cho học sinh thể hiện sự quan tâm của thành phố với học sinh. Học sinh cần được hưởng chính sách, phúc lợi xã hội tốt hơn từ sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Trong khi đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Lê Hồng Sơn cho biết, sở dĩ thành phố chưa miễn học phí vì chờ Luật Giáo dục thông qua. “Tuy nhiên, đây là chủ trương, thực hiện ý chí của lãnh đạo thành phố, tạo điều kiện tốt nhất, phúc lợi xã hội tốt hơn cho học sinh thành phố”, ông Sơn nói.
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP cho rằng những mức hỗ trợ cho trẻ mầm non cũng giúp cho người lao động, công nhân tại khu công nghiệp, khu chế xuất yên tâm lao động, sản xuất hơn.
Quốc Anh
Theo Dân trí
Quá tải, vẫn đầu tư trường chất lượng cao
Trong khi bậc học tiểu học, THCS vẫn đang căng thẳng về đảm bảo chỗ học cho học sinh thì ngân sách thành phố vẫn dành để phát triển trường chất lượng cao.
Phòng học đàn riêng biệt
Theo tìm hiểu của phóng viên, những năm qua, ngân sách đầu tư thêm để đưa những trường công lập bình thường thành trường chất lượng cao (kể cả những trường thí điểm chất lượng cao) là khá lớn. Xây dựng mới Trường THCS Nam Từ Liêm 97 tỷ đồng, Trường tiểu học khu đô thị Sài Đồng được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị với tổng kinh phí 40 tỷ đồng, Mẫu giáo Việt Triều 6,5 tỷ đồng... Tuy nhiên, ở một số trường khi chuyển sang chất lượng cao thì không tuyển đủ chỉ tiêu do phụ huynh lo tăng học phí hằng năm, trong khi chưa rõ chất lượng đào tạo theo mô hình này thế nào.
Hà Nội nhiều năm qua luôn trong tình trạng quá tải sĩ số trường lớp do tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Ngay ở các quận như Thanh Xuân, Cầu Giấy... là những địa bàn có trường chất lượng cao cũng là nơi sĩ số quá tải nghiêm trọng ở những trường công lập bình thường.
Có những trường phổ biến hơn 60 HS/lớp. Đáng nói, những quận này rất khó khăn trong quỹ đất xây dựng trường công lập song lại phát triển hệ thống ngoài công lập nhiều hơn công lập, thế nhưng học sinh tại địa phương cũng ít có điều kiện về kinh tế để theo học.
Đơn cử, khu đô thị Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) không có trường mầm non công lập, nhưng lại có 10 trường mầm non tư thục. Hay như khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (quận Cầu Giấy) có 6 trường tư thục ở 3 cấp mầm non, tiểu học, THCS, nhưng không có trường công lập nào. Dư luận đặt câu hỏi: Tại sao không dành ngân sách để xây thêm trường công lập bình thường nhằm giảm tải, mà lại phải "lo" chuyển trường công có sẵn sang mô hình chất lượng cao để thu nhiều học phí?
Mặt khác, từ đầu năm học mới 2018-2019, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở này vừa rà soát quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn 30 quận huyện. Theo đó, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp thiếu trường lớp, thiếu đất xây dựng trường học, tập trung trong các quận nội thành như Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa, Nam Từ Liêm...
Theo đó, Sở đã trình UBND TP xem xét phê duyệt quyết định điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. Trong đó, Sở đề xuất đến năm 2030, toàn thành phố cải tạo và xây mới 1.557 trường học gồm xây mới 1.275 trường, cải tạo 282 trường. Vốn đầu tư cho việc cải tạo xây mới này dự kiến lên tới 74 nghìn tỷ đồng, trong đó công lập là 65,6 nghìn tỷ cho 1.389 trường; ngoài công lập 8,4 nghìn tỷ đồng cho 168 trường.
Người trong cuộc nói gì?
Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng Giáo dục quận Thanh Xuân:
Trường THCS Thanh Xuân hoạt động từ năm 2017 - 2018. Quận Thanh Xuân có ý tưởng xây dựng đề án trường THCS Thanh Xuân là trường chất lượng cao. Sau khi thành lập vào năm học 2017-2018, trường hoạt động theo tiêu chí của trường chất lượng cao, còn thực tế khi ấy trường chưa được công nhận. Việc xây dựng trường THCS Thanh Xuân trở thành một trường chất lượng cao một mặt thực hiện chủ trương của TP Hà Nội về phát triển mô hình trường chất lượng cao, mặt khác quận cũng mong muốn có môi trường giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng học sinh giỏi, được đầu tư đồng bộ với chi phí xây dựng cao hơn rất nhiều so với các trường khác. Chúng tôi xây dựng trường chất lượng cao với mong muốn cho HS ở địa bàn có nhu cầu, sẵn sàng đóng học phí cao không phải "chạy" sang các quận khác để học trường chất lượng cao.
Ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội:
Việc giám sát các trường chất lượng cao thu chi được thực hiện theo phân cấp quản lý. Hiện nay, Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ giám sát 3 trường trực thuộc sở là THPT Phan Huy Chú, Đống Đa, Mầm non Việt Triều và Mầm non B.
Còn những trường thuộc quận huyện thì quận huyện kiểm soát. Với ba trường của sở, sở có trách nhiệm phê duyệt mức thu học phí. Mức học phí này đi kèm với chất lượng dịch vụ nào. Sau đó cuối năm sẽ xem quyết toán phần thu chi của từng trường. Trong thời gian qua, 3 trường do Sở quản lý không có vấn đề gì sai sót về thu chi. Nhưng hai trường mầm non thì hiện nay đang gặp khó khăn là thu không đủ chi vì ít học sinh. Còn trường THPT Phan Huy Chú xuất phát điểm từ trường bán công đi lên nên việc chi đảm bảo, thực hiện theo nề nếp.
Sau 5 năm được công nhận chất lượng cao, các trường sẽ được đánh giá lại. Nếu không thực hiện được thì sẽ trở về trường công lập bình thường. Nhưng khó khăn hiện nay là trường mầm non, còn cấp học khác thì phát triển tốt.
Để xây dựng trường chất lượng cao thì điều kiện đầu tiên là địa bàn đó phải đủ trường học cho con em nhân dân.
Lãnh đạo phòng giáo dục một quận của Hà Nội:
Dù là một quận của Hà Nội nhưng rất khó triển khai mô hình trường chất lượng cao, vì phụ huynh không ủng hộ. Theo quy định, nếu trên một địa bàn phường có 2 trường cùng cấp học thì có thể làm 1 trường chất lượng cao. Nhưng nói đến chất lượng cao là dân kêu ngay vì dân không có điều kiện đóng học phí cho con em mình.
Nhưng tôi vẫn nghĩ, trường chất lượng cao là để cho các trường ngoài công lập. Khối trường công lập chỉ làm đúng trách nhiệm phổ cập. Nên dành "sân chơi" ấy cho xã hội làm. Dư luận nói cũng có lý. Cơ sở vật chất là cơ sở của nhà nước xây dựng, nhưng vẫn cứ đè phụ huynh ra thu học phí cao. Nếu nhà nước vẫn đầu tư cơ sở vật chất thế thì nên cho các trường ngoài công lập thuê để họ làm. Như vậy mới bình đẳng.
Cuối tháng, HĐND sẽ giám sát trường chất lượng cao
Ông Trần Thế Cương, Trưởng ban chuyên trách Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND thành phố Hà Nội cho biết, hiện HĐND thành phố đang yêu cầu sở GD&ĐT có báo cáo về mô hình trường chất lượng cao để Ban Văn hóa - Xã hội đi giám sát vào cuối tháng 12/2018 tới. Khi giám sát xong, Hội đồng nhân dân thành phố sẽ có ý kiến cụ thể về vấn đề này.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Trường chất lượng cao ở Hà Nội: Học phí cao, chất lượng ra sao? Sau 5 năm thực hiện đề án trường chất lượng cao, Hà Nội hiện có 17 trường từ mầm non đến THPT đang triển khai mô hình này. Hà Nội cho phép có thể thu học phí lên tới 5,3 triệu đồng/ tháng vào năm 2019 đối với các trường chất lượng cao, tuy nhiên không được tuyển chọn đầu vào, không tự...