TPHCM: Gần 90% phụ huynh đồng ý lắp đặt camera trong trường mầm non
Theo kết quả khảo sát của Sở GD-ĐT TPHCM, có đến 88% phụ huynh có con học mầm non đồng ý lắp camera ở trường học, trong khi đó có 52% giáo viên không đồng tình.
Sở GD-ĐT TPHCM vừa có báo cáo lên UBND TPHCM về việc xây dựng dự thảo về việc lắp đặt camera tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn TP từ 2018-2020.
Theo khảo sát của Sở GD-ĐT TPHHCM với giáo viên và phụ huynh tại 3 địa bàn gồm Q.1, 12 và huyện Hóc Môn về việc lắp camera trong trường mầm non thì có 48% giáo viên đồng ý, 52% không đồng tình; còn phụ huynh có đến 88% đồng ý với việc lắp camera ở trường học. Đối với nội dung lắp camera để ban giám hiệu nhà trường kiểm tra giám sát hoạt động của cô và trẻ tại lớp thì có gần 28% giáo viên đồng tình, còn lại không đồng tình.
Về phía giáo viên không đồng ý, họ đưa ra ý kiến, hình ảnh cập nhật trên mạng sẽ gặp nhiều rắc rối vì phụ huynh nếu chỉ nhìn qua hình sẽ dễ hiểu lầm trong nhiều tình huống hoặc lo lắng cho con quá mà liên tục gọi điện nhắc nhở giáo viên. Bên cạnh đó, cũng có 50% phụ huynh không đồng tình nội dung hình ảnh của trẻ tại lớp được công khai trên mạng.
Số đông phụ huynh đồng ý với việc lắp camera ở các cơ sở giáo dục mầm non (ảnh minh họa)
Đây là 3 quận huyện mà theo dự kiến vào năm học 2018-2019, TPHCM sẽ thực hiện thí điểm việc lắp đặt camera ở trường học. Vị trí lắp đặt gồm phòng học, phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp; khu vực sân chơi, khu vui chơi, khu vực hành lang, cổng trường, bãi giữ xe. Sau một năm thí điểm sẽ triển khai đại trà trên toàn địa bàn thành phố.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, hiện thành phố có trên 1.200 trường mầm non (trong đó có 465 trường công lập và 743 trường ngoài công lập), 1.845 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, có 14.416 nhóm lớp trong các cơ sở giáo dục mầm non. Tổng số trẻ đang được nuôi giữ là hơn 385.000 với gần 25.000 giáo viên.
Video đang HOT
Sau chỉ đạo khẩn của UBND TPHCM về việc thí điểm lắp đặt camera ở các nhóm trẻ ban hành vào giữa tháng 4, Sở GD-ĐT cũng đã tiến hành khảo sát việc các đơn vị giáo dục mầm non sử dụng thiết bị này. Cụ thể tỷ lệ gắn camera sân trường, hành lang trong trường học ở trường công lập là 48%, ở trường mầm non tư thục là gần 73% và nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là gần 53%. Tỷ lệ gắn camera trong lớp học có tỷ lệ rất thấp, trường mầm non công lập là 0,9%; mầm non tư thục gần 4,5%, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục hơn 10%.
Cho rằng việc ứng dụng camera quan sát vào công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non là cần thiết nhưng lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM cũng chỉ ra nhiều khó khăn hiện nay đối với việc lắp camera.
Trước hết là những khó khăn về áp lực tâm lý lên giáo viên; nhiều phụ huynh không hiểu qua phương pháp của giáo viên chỉ xem qua màn hình dễ gây hiểu nhầm, bất hòa và dẫn đến kiện cáo. Thiếu nhân sự quản lý và theo dõi hệ thống camera đối với những nơi có nhiều điểm trường. Các trường mầm non công lập không có kinh phí để lắp đặt.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Thay đổi chính sách để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ - cho rằng: Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi lần này đã đưa ra hai nội dung liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị đội ngũ trong ngành Giáo dục, thể hiện tại quy định thay chính sách miễn học phí bằng cho vay tín dụng đối với sinh viên sư phạm và quy định về chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên.
Đồng tình thay miễn học phí bằng tín dụng sư phạm
Theo quy định hiện hành, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí, kinh phí thực hiện chính sách không thu học phí sư phạm được ngân sách cấp bù cùng với kinh phí chi thường xuyên của cơ sở giáo dục. Quy định trên, theo Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình, đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước với sự nghiệp GD-ĐT nói chung, với sinh viên sư phạm nói riêng. Trải qua hàng chục năm thực hiện, chính sách miễn học phí đã góp phần quan trọng để thu hút sinh viên giỏi, hỗ trợ những sinh viên khó khăn theo đuổi lý tưởng vào ngành sư phạm.
Tuy nhiên, quy định này đến nay tồn tại một số hạn chế, bất cập, như học sinh ra trường không làm đúng ngành, dẫn đến chính sách hỗ trợ của Nhà nước không hiệu quả; đồng thời không còn phù hợp với xu hướng tự chủ đại học hiện nay, trong đó có trường sư phạm, không thúc đẩy các trường sư phạm tích cực, chủ động khai thác nguồn thu để tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo do phụ thuộc tâm lý chờ đợi ngân sách bao cấp, cấp bù học phí sư phạm.
Bởi vậy, quan điểm của Đại biểu Đinh Thị Bình, nếu thực hiện chính sách tín dụng sư phạm sẽ mang lại nhiều ưu điểm như: Sinh viên sẽ được vay tín dụng để nộp đủ học phí, có đủ chi phí sinh hoạt để yên tâm theo học; khi ra trường làm đúng nghề sư phạm được xóa khoản vay. Như vậy, có đủ thời gian cống hiến trong ngành sư phạm thì sinh viên vẫn không phải chi trả học phí - đảm bảo được những ưu tiên đặc thù cho sinh viên sư phạm mà Nhà nước đã thực hiện trước đây.
Đối với trường sư phạm, khi sinh viên đóng học phí đầy đủ cho nhà trường sẽ đảm bảo trường có nguồn thu trực tiếp để chủ động trang trải chi phí. Đối với Nhà nước, quy định đó sẽ thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng, không còn tình trạng hỗ trợ kinh phí cho những người được đào tạo sư phạm nhưng ra trường đi làm ngành nghề khác, khiến cho chính sách hỗ trợ không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực đầu tư.
"Với những phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng, việc sửa đổi quy định miễn học phí bằng học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học như trong Dự thảo Luật là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh đất nước, với quy định về tự chủ ở các trường đại học trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học và các luật khác có liên quan. Như vậy mới đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cần phải có những thay đổi căn bản trong quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm và chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ nhà giáo mới có thể thu hút được những sinh viên giỏi vào ngành sư phạm, tạo động lực cho giáo dục phát triển mạnh trong thời gian tới" - Đại biểu Đinh Thị Bình cho hay.
Cần thực hiện nâng chuẩn trình độ giáo viên
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nêu rõ: Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, THCS, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Như vậy, việc nâng chuẩn trình độ đào tạo lên trình độ đại học với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở; trình độ thạc sĩ với giảng viên đại học; trình độ tiến sĩ với giảng viên hướng dẫn luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ được quy định trong dự án Luật sửa đổi lần này là nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, là yêu cầu tất yếu và sẽ là bước đột phá nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Khẳng định điều này, Đại biểu Đinh Thị Bình cho biết: Hiện nay, cả nước có 59,63% giáo viên tiểu học và 74,6% giáo viên THCS có trình độ từ đại học trở lên. Như vậy, còn 40,36 giáo viên tiểu học và 25,4% giáo viên THCS cần được bồi dưỡng nâng chuẩn. Con số đó có thể làm nảy sinh tâm lý băn khoăn về tính khả thi của phương án nâng chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo. Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị cao độ, bằng những biện pháp và bước đi thích hợp, chúng tôi tin rằng việc nâng chuẩn trình độ của nhà giáo hoàn toàn có thể thực hiện được và cần phải được thực hiện.
"Thực tế trong thời gian qua, nhà giáo ở các cấp học đều nỗ lực cố gắng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhiều nhà giáo đã đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo nhưng vẫn không được xếp lương ở bậc cao hơn nên rất thiệt thòi cho nhà giáo. Vì vậy, để khuyến khích sinh viên lựa chọn theo học trình độ phù hợp với khả năng, đồng thời khuyến khích nhà giáo tự nâng trình độ đạt chuẩn, Dự thảo Luật cần bổ sung quy định ưu đãi lương gắn với trình độ đào tạo hay văn bằng của nhà giáo.
Chúng ta kì vọng rằng, với sửa đổi mang tính chất đột phá bằng những quy định cụ thể như trên, việc sửa đổi Luật Giáo dục lần này sẽ tạo động lực để sự nghiệp GD&ĐT nước nhà đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì mới" - Đại biểu Đinh Thị Bình kỳ vọng.
"Luật Giáo dục được Quốc hội khóa XI thông qua năm 2005, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Qua tổng kết thực tiễn 12 năm thi hành, Luật Giáo dục đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động GD-ĐT, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi sự nghiệp GD-ĐT nước ta đứng trước những yêu cầu mới thì việc sửa đổi Luật Giáo dục là hết sức cần thiết.
Một trong những mục tiêu khi sửa đổi Luật Giáo dục lần này là nhằm phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những khó khăn, bất cập nảy sinh trong thực tế; đồng thời nhằm thể chế hóa những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay. Liên quan đến mục tiêu ấy, việc chuẩn bị về đội ngũ nhà giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng". Đại biểu Đinh Thị Bình
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
TPHCM: Giáo dục mầm non được hài lòng nhất trong các dịch vụ công Giáo dục mầm non có tỷ lệ hài lòng cao nhất trong các dịch vụ ở TPHCM, đó là kết quả khảo sát năm 2016-2017 về tỷ lệ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ hành chính công. Việc khảo sát do Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM thực hiện trong năm 2016-2017. Khảo sát thực hiện đối với 3...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Loạt công ty tư nhân sẽ phóng những vệ tinh quan trọng nhất của Lầu Năm Góc
Thế giới
20:29:02 06/04/2025
Xe khách tông trực diện xe tải, 4 hành khách văng ra ngoài
Tin nổi bật
20:25:30 06/04/2025
Sao nam Địa Đạo mới đầu năm đã đóng 3 phim hot: Diễn xuất siêu đỉnh, biết thân thế ai cũng sốc
Hậu trường phim
20:20:37 06/04/2025
"Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối": Vệt máu đỏ thẫm trên bức tranh chiến thắng huy hoàng
Phim việt
20:15:54 06/04/2025
"Hot girl Việt đời đầu" từng huỷ hôn giờ cưới thiếu gia: Giàu có vẫn làm một điều đúng chuẩn "người đẹp tri thức"
Netizen
20:01:09 06/04/2025
Van Persie đảo ngược tình thế
Sao thể thao
19:59:11 06/04/2025
Người mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm từng lãnh 40 tháng tù
Pháp luật
19:57:53 06/04/2025
Bộ phim hay vô địch màn ảnh Hàn hiện tại: Rating tăng như tên lửa, sắp chiếu full mà không xem thì quá phí
Phim châu á
19:57:24 06/04/2025
Đám cưới Hyomin (T-ara): Cô dâu xinh ngây ngất bên chú rể điển trai như tài tử, Lee Dong Wook - SNSD và cả dàn sao đình đám góp mặt
Sao châu á
19:48:49 06/04/2025
Mỹ nhân 22 tuổi của Địa Đạo: Đi hát bao năm không ai biết, đóng phim vai phụ cả nước hay
Nhạc việt
19:18:00 06/04/2025