TPHCM: Di dời ĐH, CĐ ra ngoại thành: Cần thiết nhưng còn nhiều vướng mắc

Theo dõi VGT trên

Trong cuộc họp bàn về xây hệ thống trường ĐH-CĐ tại TPHCM hôm qua 1/12, 69 hiệu trưởng các trường tán đồng việc cần thiết di dời các trường ra ngoại thành để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm tải cho giao thông thành phố. Nhưng để thực hiện thì còn nhiều vướng mắc.

Quá khó về kinh phí và thủ tục

Dù muốn di dời nhưng hiệu trưởng các trường đều nhìn nhận cái khó chính là lấy đâu ra đất sạch cũng như kinh phí trong khi các thủ tục xây dựng còn quá chậm. ĐH Luật TPHCM hiện có diện tích nhỏ nhất chỉ với 0,7 ha gồm cả 2 cơ sở. Do đó TS Mai Hồng Quỳ, hiệu trưởng ĐH Luật TPHCM, băn khoăn: “Theo quy hoạch trường chúng tôi nằm trong cụm Đông bắc cũng với ĐH Kinh tế. 3 năm trước, chúng tôi đã nói đến việc xây dựng trường ở địa điểm này, đến nay quy hoạch 1/2000 của thành phố vẫn chưa có nên chưa thể thành lập dự án, thi công được”.

TPHCM: Di dời ĐH, CĐ ra ngoại thành: Cần thiết nhưng còn nhiều vướng mắc - Hình 1

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga trả lời những vấn đề về di dời các trường ĐH, CĐ ra ngoại thành

Tán đồng với việc di dời nhưng ông Ngô Hướng, hiệu trưởng ĐH Ngân hàng TPHCM, cũng cho rằng thủ tục hiện nay đang làm khó các trường. Đơn cử như trường ông có 10 ha đất ở Thủ Đức với kinh phí 3 tỷ nhưng việc xây dựng cũng rất gian khổ, thủ tục xin xây dựng mất vài năm là thường. “Mấy năm rồi chúng tôi phải thuê chỗ cho sinh viên học. Sinh viên có phàn nàn thì trường cũng chỉ biết hứa từ năm này sang năm khác. Nhà nước nên có cơ chế để giúp các trường được giải quyết sớm”, ông Hướng chia sẻ.

Trong khi đó, dù được cấp đất mấy năm nay, nhưng hiện tại ĐH Văn Hiến vẫn trong tình cảnh “trường thuê”. Ông Nguyễn Mộng Hùng, hiệu trưởng ĐH Văn Hiến, than thở: “Trường được thành phố cho 5,6 ha ở huyện Bình Chánh từ năm 2006. Từ năm 2007 đến nay, dù đã nâng giá tiền giải phóng mặt bằng từ 1,2 triệu đồng/m2 lên 12 triệu đồng/m2 nhưng người dân khu vực đó vẫn chưa chấp nhận. Trường học là phục vụ xã hội chứ không thể kinh doanh nên đền bù rất khó”.

Video đang HOT

Còn TS Phan Đăng Liêm, hiệu trưởng ĐH Gia Định, đặt vấn đề: “Thủ tục quy hoạch chậm, thành phố đặt các trường vào tình thế “cái cày đi trước con trâu”. Nên cho các trường nhận đất trước rồi cùng tham gia vào việc quy hoạch, thiết kế xây dựng thì tiến độ mới nhanh hơn. Sinh viên của trường cứ “méo mặt” vì tiền thuê phòng ở nội thành cứ tăng vùng vụt. Chúng tôi chấp nhận 5 năm di dời toàn bộ ra Củ Chi nhưng vấn đề làm sao cho trường nhận đất sớm và thủ tục nhanh”.

TPHCM: Di dời ĐH, CĐ ra ngoại thành: Cần thiết nhưng còn nhiều vướng mắc - Hình 2

Trường ĐH Bách khoa TPHCM. (Ảnh: bmg.edu)

Bên cạnh đó, ông Liêm đề nghị UBND TPHCM cho các trường vay 300 tỷ đồng kích cầu để các trường đầu tư cơ sở vật chất rồi trả dần qua các năm thì may ra mới có thể thực hiện được.

Đồng ý kiến, ông Kiều Tuân, Chủ tịch hội đồng quản trị ĐH Kỹ thuật Công nghệ, thì ý kiến: “Giao đất sạch cho các trường thì rất hoan nghênh nhưng bắt các trường phải tự chịu trách nhiệm mọi chi phí đền bù, xây dựng thì quá khó”. Các đại diện trường đều cho rằng nên tạo điều kiện cho các trường về kinh phí. Vì để chi trả cho đền bù giải phóng mặt bằng đã khó thì làm sao đủ để xây dựng cơ sở vật chất khang trang.

Sẽ báo cáo chính phủ

Trước những kiến nghị của các trường, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, cuộc họp này Bộ GD-ĐT tổ chức lấy ý kiến của các trường. Bộ sẽ tổng hợp và báo cáo Chính phủ có chủ trương thực hiện. Nếu cứ để các trường tự làm như trong quá khứ thì khó mà di dời được.

Đồng thời, Thứ trưởng Ga cũng khẳng định việc di dời các trường ra ngoại thành là không thể không làm. “Quyết định di dời các trường ra ngoại thành không phải vì quá tải cơ sở hạ tầng ở thành phố mà là sự sống còn của ngành giáo dục. Hiện thành phố có hơn 40 trường diện tích chỉ 1-2 ha trở lại. Một trong các tiêu chí nâng chất lượng đào tạo là diện tích/sinh viên. Những trường chỉ có 500 sinh viên trở xuống thì có được tồn tại hay không cũng cần xem lại vì đất đai không thể sinh ra được. Tương lai Bộ có biện pháp khống chế về chất lượng đào tạo nên các trường muốn tồn tại lâu dài thì phải tính từ bây giờ”.

“Không phải tất cả các trường đều di dời ra ngoại thành hết. Sẽ có những tiêu chí như truyền thống, lịch sử để xác định trường nào di dời hoàn toàn, một phần hay ở lại hoàn toàn. Ví dụ như các trường như Bách Khoa, ĐH Y…. vốn có truyền thống gắn bó với người dân địa phương cũng sẽ được cân nhắc ở lại”.

Lê Phương
Theo Dân trí

ĐHQGHN: ĐH Khoa học Tự nhiên dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu nhiều ngành học

Ngày 30/11, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyển sinh 2011. Theo đó, dự kiến sẽ có nhiều thay đổi trong tuyển sinh 2011 để đáp ứng nhu cầu người học.

Theo thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội, tại hội nghị, nhiều đại biểu nhấn mạnh đến khó khăn chung về đầu vào đối với các ngành khoa học cơ bản. Trên thực tế, có nhiều ngành học có nhu cầu xã hội cao, ra trường dễ xin việc làm tại các tỉnh, địa phương, trong khi đa phần sinh viên sau khi ra trường lại mong muốn ở lại các thành phố lớn. Một số ngành học như Công nghệ Biển, Khoa học Vật liệu, Khí tượng Thủy văn... là những ngành học đang trong tình trạng có nhu cầu xã hội cao nhưng khó tuyển sinh.

Các đại biểu đề nghị, đối với một số ngành học, chương trình đào tạo khó tuyển, nhà trường có thể tạm dừng tuyển sinh để điều chỉnh và tìm hiểu thêm về nhu cầu xã hội và tăng chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành dễ tuyển, có nhu cầu xã hội cao. Một số ngành khoa học cơ bản khó tuyển sinh nhưng là nhiệm vụ chiến lược, có vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực của đất nước, nhà trường cần đề nghị ĐHQGHN linh động trong áp dụng điểm sàn để thu hút thí sinh đăng ký.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Phạm Trọng Quát, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Nhà trường cần công khai việc đáp ứng nhu cầu xã hội của từng ngành đào tạo, công khai các chuẩn đầu ra. Đối với những ngành khoa học cơ bản có vai trò chiến lược trong đào tạo nhân lực cho đất nước, nhà trường và ĐHQGHN cần có những đề xuất chính thức lên cấp trên để có những ưu đãi đặc biệt cho sinh viên, cán bộ làm trong các ngành này, từ đó sẽ cải thiện được khó khăn trong khâu tuyển sinh".

Về điểm sàn, PGS.TS Quát cho biết, sẽ cân nhắc khả năng điều tiết trên cơ sở đảm bảo lợi ích chung cho sinh viên các khóa, các ngành, đồng thời đảm bảo yêu cầu đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hiện đang đào tạo cử nhân khoa học và cử nhân công nghệ thuộc 22 ngành học với 43 chương trình đào tạo. Theo lãnh đạo nhà trường với chủ trương đảm bảo chất lượng đào tạo nên sẽ giữ ổn định quy mô tuyển sinh. Dự kiến chỉ tiêu năm 2011 của trường là 1.310.

ĐHQGHN: ĐH Khoa học Tự nhiên dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu nhiều ngành học - Hình 1

(ảnh minh họa)

Theo lãnh đạo nhà trường, trường có nhiều ngành học "ưu tiên" cho sinh viên được học thêm chuyên ngành thứ 2 tại ĐH khác. Cụ thể, thí sinh trúng tuyển các ngành Vật lý, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân, Hóa học và Công nghệ hóa học nếu có nguyện vọng sẽ được xét tuyển vào lớp học tăng cường tiếng Pháp do Tổ chức ĐH Pháp ngữ (AUF) tài trợ.

SV ngành Khí tượng học, Thủy văn học, Hải dương học có cơ hội học thêm ngành thứ hai Công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ; SV các ngành Vật lý, Khoa học Vật liệu, Công nghệ Hạt nhân có cơ hội học thêm ngành thứ hai Công nghệ Điện tử-Viễn thông của Trường ĐH Công nghệ; SV ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên có cơ hội học thêm ngành thứ hai Kinh tế phát triển của Trường ĐH Kinh tế; SV ngành Địa lý có cơ hội học thêm ngành thứ hai Địa chính và SV ngành Địa chính có cơ hội học thêm ngành thứ hai Địa lý của Trường.

Về chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng của trường,các ngành Toán học, Toán - Cơ, Vật lí, Hóa học, Sinh học dành cho những SV đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản để tạo nguồn nhân tài cho đất nước. Sau khi trúng tuyển nhập học, SV được đăng ký xét tuyển vào hệ tài năng theo quy định riêng. Ngoài các chế độ dành cho SV chính quy đại trà, SV hệ tài năng được hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo 25 triệu đồng/năm, được cấp học bổng khuyến khích phát triển 1 triệu đồng/tháng, được bố trí phòng ở miễn phí trong KTX của ĐHQGHN. Ngoài kiến thức và kĩ năng chuyên môn đạt trình độ quốc tế, SV được ưu tiên hỗ trợ kinh phí học tiếng Anh để đạt trình độ C1 tương đương 6.0 IELTS.

Hồng Hạnh

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân đẹp nhất Hàn Quốc vô tình "nói tục" trên sóng livestream, phản ứng của netizen mới là điều bất ngờMỹ nhân đẹp nhất Hàn Quốc vô tình "nói tục" trên sóng livestream, phản ứng của netizen mới là điều bất ngờ
06:05:39 28/11/2024
Choáng váng khi biết lý do anh trai từ chối nhận mảnh đất 500m2 của bố mẹ và chỉ lấy 2 tỷ tiền thừa kếChoáng váng khi biết lý do anh trai từ chối nhận mảnh đất 500m2 của bố mẹ và chỉ lấy 2 tỷ tiền thừa kế
05:36:05 28/11/2024
Bố chồng kiên quyết không cho cả nhà tắm rửa chỉ vì một câu châm chọc của hàng xómBố chồng kiên quyết không cho cả nhà tắm rửa chỉ vì một câu châm chọc của hàng xóm
05:39:15 28/11/2024
Bố vợ phát hiện mắc bệnh ung thư và qua đời chỉ trong 1 tháng, ngày đưa tang, mẹ vợ gào thét một câu khiến chúng tôi giật mìnhBố vợ phát hiện mắc bệnh ung thư và qua đời chỉ trong 1 tháng, ngày đưa tang, mẹ vợ gào thét một câu khiến chúng tôi giật mình
05:33:01 28/11/2024
Drama tin nhắn riêng tư của NTK Đỗ Mạnh Cường: "Có người bịa đặt để hại tôi, Thanh Hằng và Hoàng Thùy"Drama tin nhắn riêng tư của NTK Đỗ Mạnh Cường: "Có người bịa đặt để hại tôi, Thanh Hằng và Hoàng Thùy"
07:30:28 28/11/2024
Mỹ nam có độ hot tăng 1300% nhờ tạo hình xấu nhất sự nghiệp, netizen hốt hoảng "ai bắt anh đi đào than vậy?"Mỹ nam có độ hot tăng 1300% nhờ tạo hình xấu nhất sự nghiệp, netizen hốt hoảng "ai bắt anh đi đào than vậy?"
06:07:56 28/11/2024
Dũng Taylor: "Trước đây, tôi cầu hôn Thu Phương mỗi ngày mỗi tháng"Dũng Taylor: "Trước đây, tôi cầu hôn Thu Phương mỗi ngày mỗi tháng"
07:24:20 28/11/2024
Bố mẹ mất đột ngột không để lại di chúc, tôi bị 2 anh trai tước quyền thừa kế: Chỉ 1 tờ đơn khiến các anh tái mặtBố mẹ mất đột ngột không để lại di chúc, tôi bị 2 anh trai tước quyền thừa kế: Chỉ 1 tờ đơn khiến các anh tái mặt
05:26:24 28/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phiến đá Palermo: Nghi vấn vật báu đến từ một thế giới khác bởi những người du hành không gian

Phiến đá Palermo: Nghi vấn vật báu đến từ một thế giới khác bởi những người du hành không gian

Lạ vui

09:39:24 28/11/2024
Hiện các nhà khoa học chưa thể tìm được toàn bộ các mảnh vỡ của phiến đá Palermo để ghép thành cổ vật hoàn chỉnh, nên việc giải mã bí ẩn gặp nhiều khó khăn.
Rộn ràng mùa cuối năm với những kiểu đầm tiệc sang trọng

Rộn ràng mùa cuối năm với những kiểu đầm tiệc sang trọng

Thời trang

09:29:55 28/11/2024
Tính thời trang trong các thiết kế đầm tiệc không chỉ dừng lại ở sự lộng lẫy, mà còn tập trung vào yếu tố phóng khoáng, phá cách và đậm chất riêng. Đó là nơi bạn biến mọi khoảnh khắc trong bữa tiệc thành một sàn diễn thời trang.
Fan quá đông, Black Myth: Wukong chiến thắng giải game hay nhất năm

Fan quá đông, Black Myth: Wukong chiến thắng giải game hay nhất năm

Mọt game

09:15:42 28/11/2024
Với độ hot và lượng fan hùng hậu, Black Myth: Wukong đã chính thức giành chiến thắng tại giải thưởng Ultimate Game of The Year (Game hay nhất năm) tại Golden Joystick Award.
Leonardo DiCaprio không đính hôn với bạn gái

Leonardo DiCaprio không đính hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

09:10:05 28/11/2024
Theo nguồn tin thân cận với ngôi sao phim Titanic , Leonardo không đính hôn với bạn gái - người mẫu Vittoria Ceretti - như những tin đồn trên mạng đang đưa.
Bắt Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh về tội nhận hối lộ

Bắt Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh về tội nhận hối lộ

Pháp luật

08:59:22 28/11/2024
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố, bắt giam Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh và Chi cục trưởng về tội nhận hối lộ.
Vườn bưởi diễn chín sai quả trĩu chịt thu hút du khách Thủ đô

Vườn bưởi diễn chín sai quả trĩu chịt thu hút du khách Thủ đô

Du lịch

08:53:31 28/11/2024
Cuối tháng 11, một số vườn bưởi ở phường Phúc Diễn (Bắc Từ Liêm) bắt đầu bước vào mùa thu hoạch. Những vườn bưởi với hàng trăm gốc bưởi chín sai quả tạo thành khung cảnh đẹp khác lạ hút hồn du khách.
10 lý do nên uống trà xanh mỗi ngày

10 lý do nên uống trà xanh mỗi ngày

Sức khỏe

08:21:58 28/11/2024
Một nghiên cứu khác về những người có dấu hiệu suy giảm khả năng suy nghĩ (suy giảm nhận thức) phát hiện ra rằng trà xanh làm giảm một số phân tử được gọi là dấu hiệu sinh học liên quan đến bệnh Alzheimer.
3 món ăn với gừng, giúp ấm cơ thể trong mùa đông

3 món ăn với gừng, giúp ấm cơ thể trong mùa đông

Ẩm thực

08:21:26 28/11/2024
Gừng là nguyên liệu nấu ăn có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng trong mùa đông. Dưới đây là 3 món ăn với gừng, giúp ấm cơ thể trong mùa đông.
Sao Việt 28/11: Hoài Linh thăm mộ Chí Tài, Phương Linh đẹp rạng ngời ở tuổi 40

Sao Việt 28/11: Hoài Linh thăm mộ Chí Tài, Phương Linh đẹp rạng ngời ở tuổi 40

Sao việt

08:14:44 28/11/2024
Nghệ sĩ Hoài Linh cùng Dương Triệu Vũ ra thăm mộ Chí Tài; ca sĩ Phương Linh được khen ngày càng trẻ trung, xinh đẹp.
Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Tin nổi bật

08:13:01 28/11/2024
Theo ông Quang, để thực hiện mô hình ông đã đầu tư xây dựng chuồng trại thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; đảm bảo diện tích nuôi nhốt, có hàng rào ngăn cách, có khu vực chế biến, phối trộn thức ăn.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 3: Thắng sai lầm dẫn chồng đi gặp bạn học cũ

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 3: Thắng sai lầm dẫn chồng đi gặp bạn học cũ

Phim việt

08:09:11 28/11/2024
Trong lúc trò chuyện, quan điểm giáo dục con của Thắng và Lộc rất khác nhau, cộng thêm lời bơm của Huy khiến Lộc dỗi, tức giận bỏ ra ngoài.