TPHCM: Đến năm 2030, ít nhất 20% trường THPT giao tiếp bằng song ngữ Anh – Việt
Mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 20% số trường THPT giao tiếp bằng song ngữ Anh – Việt trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt là các hoạt động tập thể, ngoại khoá và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ về vấn đề hợp tác quốc tế của ngành giáo dục đào tạo TPHCM tại hội nghị “Kiều bào góp ý về chương trình nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, CĐ trên địa bàn TPHCM” do Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM tổ chức chiều nay 29/11.
Hội thảo góp ý chương trình nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, CĐ trên địa bàn TPHCM thu hút hơn 80 chuyên gia trí thức doanh nhân kiều bào và nhà khoa học tham dự
Theo ông Lê Hoài Nam, TPHCM luôn tiên phong trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, phấn đấu đến năm 2030, hệ thống giáo dục – đào tạo thành phố được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới nhưng vẫn giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.
Mục tiêu phát triển mà ngành giáo dục TPHCM đặt ra đối với học sinh là có nền tảng tiếng Anh, Tin học đạt chuẩn quốc tế để có thể tiếp tục học tập, làm việc trong môi trường quốc tế sau khi tốt nghiệp THPT.
Video đang HOT
“Đến năm 2030 có ít nhất 20% số trường trung học phổ thông giao tiếp bằng song ngữ Anh – Việt trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt là các hoạt động tập thể, ngoại khoá và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khuyến khích các ngoại ngữ thông dụng khác trong hệ thống giáo dục của thành phố”, ông Nam cho biết.
Ngoài ra, mỗi học sinh đam mê ít nhất một môn thể thao; có kiến thức cơ bản về âm nhạc, mỹ thuật, có kỹ năng thực hành xã hội để có thể thích ứng cuộc sống, được phát triển năng lực theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp. Học sinh TPHCM có chiều cao và thể lực trong tốp đầu của cả nước, đạt và vượt mức chiều cao trung bình ở mức khá của các nước Đông Nam Á.
Các chuyên gia trí thức đóng góp ý kiến để TPHCM phát triển chất lượng giáo dục.
Học sinh sẽ từng bước được học tập và hoạt động cả ngày trong trường; có thể học mọi lúc mọi nơi thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và hệ thống đào tạo E-learning,…
Đồng thời, học sinh thành phố sẽ được giảng dạy và học tập bằng những phương pháp tiên tiến, hiện đại của thế giới nhằm đảm bảo phát triển năng lực bản thân một cách toàn diện.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phùng Công Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM chia sẻ hội nghị này là dịp bàn về các vấn đề đẩy mạnh thực hiện chuẩn hoá công tác đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế trên địa bàn TPHCM: có ít nhất 60 ngành đào tạo tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn được công nhận đạt chuẩn kiểm định quốc tế, trong đó chuẩn kiểm định khu vực ASEAN là ưu tiên (tập trung 4 ngành công nghiệp trọng yếu, nhóm các ngành công nghiệp phụ trợ và 9 ngành dịch vụ chủ yếu).
Góp ý định hướng giải quyết vấn đề sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ có việc làm phù hợp với ngành nghề. Trong đó đặt biệt chú trọng đến vấn đến đào tạo sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các trường có kiến thức chuyên môn vững, kỹ năng mềm tốt (ngoại ngữ, giao tiếp, làm việc nhóm…) đáp ứng yêu cầu công việc của các ngành trọng điểm; các công ty, tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước;đặc biệt nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường lao động khu vực ASEAN. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề liên quan đến giáo dục ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố.
Được biết, hội nghị này có hơn 80 đại biểu đến từ các sở ngành liên quan, đại diện lãnh đạo các trường ĐH, CĐ và các chuyên gia trí thức doanh nhân kiều bào.
Lê Phương
Theo Dân trí
Khoảng 60 trường công tại TP.HCM thực hiện mô hình tiên tiến
Dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) không thừa nhận mô hình cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao nhưng ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết quy định này không ảnh hưởng đến mô hình trường tiên tiến tại TP.HCM.
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) trong một giờ học trải nghiệm - BẢO CHÂU
Ông Hiếu cho rằng mô hình này không phải là trường chất lượng cao và hiện TP đang xây dựng mô hình tiên tiến, hiện đại và hội nhập, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh (HS) và yêu cầu của xã hội, tiếp cận được với giáo dục ở các nước trong khu vực và quốc tế nhưng vẫn đảm bảo mang đậm bản sắc dân tộc. Những trường này tham gia đào tạo đội ngũ HS năng động, có năng lực sáng tạo, thực hành, ngoại ngữ và tin học. Mục tiêu là đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Mô hình trường tiên tiến được TP.HCM thực hiện thí điểm từ năm học 2004 - 2005 tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3). Đến năm học 2014 - 2015, TP chính thức thực hiện mô hình này và tính đến năm học 2018 - 2019, có khoảng 60 trường từ bậc mầm non đến THPT áp dụng. Theo đánh giá của Sở GD-ĐT, mô hình này tác động tốt đến HS với các lợi ích như sĩ số thấp, thầy cô có thể quan tâm, phát triển cho từng HS. HS được học với giáo viên bản ngữ, học chương trình toán, khoa học bằng tiếng Anh. Các hoạt động khác cũng được thiết kế phù hợp năng lực và sự phát triển tâm sinh lý của HS. Ngoài ra, HS có thể học trong trường, bên ngoài nhà trường, các chương trình giao lưu hợp tác quốc tế...
Mức thu của những trường này vào khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, không bao gồm các khoản thu hộ, chi hộ, thu thỏa thuận như chương trình tiếng Anh tích hợp, tổ chức phục vụ bán trú...
Theo thanhnien
Đưa đờn ca tài tử vào trường học Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (xã Trường Tây, H.Hòa Thành, Tây Ninh) vừa đưa môn học đờn ca tài tử Nam bộ vào giảng dạy cho học sinh như là cách bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh trong giờ học môn đờn ca tài...