TPHCM: Đến khi án hủy thì nhà đã mất
Tòa phúc thẩm tuyên bà Phượng thua kiện nên cơ quan thi hành án niêm phong, bán đấu giá nhà của bà để thi hành án. Đến khi giám đốc thẩm hủy án, nguyên đơn rút đơn kiện thì nhà bà đã bị bán, không biết gõ cửa nào để đòi lại nhà.
Không gây thiệt hại nhưng vẫn bị siết nhà đem bán đấu giá
Viện KSND tối cao vừa đề nghị Viện KSND TPHCM xem xét dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với luật sư V.T.V. (Đoàn luật sư TPHCM) trong vụ kiện đòi nợ thân chủ 533 triệu đồng.
Viện KSND Tối cao cũng đề nghị cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao làm rõ dấu hiệu chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Gò Vấp (TPHCM) sai phạm trong quá trình thi hành án. Cục THADS thành phố cũng đã yêu cầu Chi cục THADS quận Gò Vấp xem xét giải quyết trả lời đương sự.
Bà Phượng bị luật sư kiện đòi hơn 500 triệu (ản: P.T).
Theo nội dung vụ án, năm 2003, sau khi chồng mất, bà Phượng ủy quyền cho luật sư V.T.V. làm đại diện trong vụ tranh chấp về thừa kế với con riêng của chồng ở TAND quận Gò Vấp. Bà thỏa thuận trả cho luật sư 30 triệu đồng cùng 30% giá trị tài sản được chia.
Bà Phượng cho biết, vì tin tưởng luật sư nên bà đồng ý viết khống giấy vay 300 triệu đồng để hợp thức hóa khoản thù lao. Năm 2005, bà Phượng chấm dứt ủy quyền với ông V.T.V. vì làm nhiều năm không có kết quả. Bà tự thỏa thuận với các đồng thừa kế và được hưởng 500 triệu đồng từ giá trị tài sản chồng để lại.
Video đang HOT
Ông V.T.V. yêu cầu bồi dưỡng 100 triệu đồng, bà không đồng ý nên hạ xuống còn 50 triệu đồng. Luật sư từ chối trả lại tờ giấy nhận nợ khống trước đó với lý do “đã xé”. Vì ông V.T.V. thúc ép trả tiền, nếu không sẽ kiện đòi khoản tiền theo giấy nợ nên bà Phượng tố cáo lên Công an quận Tân Bình.
Làm việc với công an, ông V.T.V. phủ nhận việc ép bà Phượng viết giấy nợ. Sau khi công an có quyết định không khởi tố vụ án, ông V.T.V. xuất trình giấy thể hiện bà Phượng vay mình 400 triệu đồng, lãi suất 1% mỗi tháng và kiện ra tòa.
Năm 2007, TAND quận Gò Vấp căn cứ vào giấy nhận nợ này, chấp nhận yêu cầu của luật sư V.T.V. , buộc bà Phượng phải trả hơn 533 triệu đồng cả gốc và lãi.
Bà Phượng khẳng định chỉ viết giấy nợ khống 300 triệu, hoàn toàn không viết, ký, lăn tay vào giấy nợ 400 triệu đồng. Bà yêu cầu được giám định lại giấy nợ do kết quả giám định chưa khách quan nhưng tòa không chấp nhận. Bà kháng cáo nhưng TAND TPHCM khi xử phúc thẩm giữ nguyên phán quyết.
Năm 2008, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Gò Vấp kê biên, bán đấu giá căn nhà trên đường Quang Trung, nơi mẹ con bà Phượng ở, để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án. Căn nhà này được bán với giá 1,2 tỷ đồng và đã nộp vào kho bạc nhà nước.
Án hủy nhưng nhà đã mất
Ngày 19/8/2009, Chánh án TAND tối cao có quyết định giám đốc thẩm, ngay phần “nhận thấy” nêu bà Phượng nói không có vay mượn tiền của ông V.T.V. , chữ viết và chữ ký trong giấy vay tiền do ông V.T.V. cung cấp cho tòa không phải của bà. TAND tối cao cũng xác định tòa án sơ thẩm và phúc thẩm khi tiến hành trưng cầu giám định đã vi phạm thủ tục tố tụng nên “việc tòa dựa vào giấy vay tiền ghi ngày 19/3/2003 và các kết luận giám định của cơ quan giám định để buộc bà Phượng phải trả tiền cho ông V.T.V. là chưa có căn cứ”.
Do bà Phượng về huyện Cần Giuộc (Long An) sinh sống nên TAND quận Gò Vấp chuyển hồ sơ cho tòa địa phương thụ lý. Khi TAND huyện Cần Giuộc yêu cầu luật sư V.T.V. nộp bản gốc “giấy vay nợ” vì trong hồ sơ không có, thì ông này rút đơn khởi kiện. Ngày 12/11/2012, tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Giấy vay tiền giữa luật sư và bà Phượng.
Dù ông V.T.V. rút đơn khởi kiện, bà Phượng không phải trả khoản nợ 533 triệu đồng nhưng trước đó, Chi cục THADS quận Gò Vấp đã kê biên, bán đấu giá căn nhà của bà để thi hành án cho ông V.T.V. .
Bà Phượng liên tục làm đơn đề nghị thi hành án và UBND quận Gò Vấp tạm dừng việc sang tên, cập nhật sổ hồng cho người mua trúng đấu giá. Tuy nhiên năm 2015, theo đề nghị của thi hành án, UBND quận Gò Vấp đã cấp sổ cho ông D.
Bà Phượng đề nghị thi hành án và UBND quận Gò Vấp tạm dừng việc sang tên, cấp sổ cho người mua trúng đấu giá căn nhà của mình, nhưng bất thành. Bà kiện UBND quận Gò Vấp, yêu cầu hủy quyết định cấp sổ cho người trúng đấu giá nhưng không được chấp nhận.
Vừa qua, TAND TPHCM xử phúc thẩm tuyên bác kháng cáo của bà. Theo tòa, tại thời điểm khởi kiện, chưa có cơ quan nào hủy bỏ kết quả bán đấu giá, không thể buộc người mua giao nhà lại. Bà Phượng phải khởi kiện cơ quan làm sai, đòi bồi thường thiệt hại tương đương với giá trị căn nhà đã bị kê biên, bán đấu giá.
Xuân Duy
Theo Dantri
Truy tố nguyên cán bộ xã làm giả hồ sơ con lai
Nguyễn Minh Vương, nguyên cán bộ văn thư xã, quản lý con dấu của UBND xã Phú Lâm (H.Tân Phú, Đồng Nai) nhận làm giả 3 bộ hồ sơ con lai, với giá 1 lượng vàng mỗi bộ, thời điểm năm 1998.
Ảnh minh họa
Ngày 1.6, Viện KSND tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Minh Vương (48 tuổi, ngụ ở xã Gia Hiệp, H.Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, đồng thời phân công Viện KSND TP.HCM thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm đối với vụ án.
Theo cáo trạng, cuối năm 1998, Nguyễn Thị Thanh Phương, ngụ tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã nhờ Đinh Thị Tâm, trú tại xã Bắc Sơn, H.Thống Nhất (nay là H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), làm giả giấy khai sinh, hộ khẩu thường trú, giấy đăng ký kết hôn và một số giấy tờ khác cho 3 bộ hồ sơ con lai giả với giá 24.000 USD. Sau đó, Tâm tìm gặp Nguyễn Minh Vương, thời điểm đó là cán bộ văn thư, quản lý con dấu của UBND xã Phú Lâm, H.Tân Phú, tỉnh Đồng Nai nhờ làm giả giấy tờ cho 3 bộ hồ sơ trên. Mỗi bộ hồ sơ giả, Vương được trả công 1 lượng vàng. Sau khi nhận lời, Vương bàn với Đỗ Ngọc Sơn, khi đó là Phó trưởng công an xã Phú Lâm, cùng nhau thực hiện. Vương có trách nhiệm đánh máy, điền các thông tin theo quy định cho 3 bộ hồ sơ giả, ký giả chữ ký của chủ tịch UBND xã và đóng dấu. Đỗ Ngọc Sơn sau đó xác nhận hộ khẩu cho 3 bộ hồ sơ này và ký tên đóng dấu công an xã. Sau khi hoàn tất 3 bộ hồ sơ, Vương đưa cho Tâm và nhận trước 200 USD, số tiền và vàng còn lại, hứa sẽ trả sau. Tháng 8.2000, 2 trong 3 bộ hồ sơ làm giả đã được phía Mỹ phỏng vấn và chấp nhận cho xuất cảnh, định cư ở nước này. Đến tháng 9.2011, phía Mỹ phát hiện hồ sơ bị làm giả nên chuyển cho cơ quan công an phía VN xử lý.
Liên quan đến vụ án này, vào tháng 8.2004, TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử 12 bị cáo, trong đó tuyên phạt Nguyễn Thị Thanh Phương 30 năm tù giam, Đinh Thị Tâm 7 năm 6 tháng tù giam, Đỗ Ngọc Sơn 3 năm tù (án treo), cùng về tội giả mạo trong công tác.
Do Nguyễn Minh Vương bỏ trốn nên các cơ quan tố tụng đã tách vụ án, khi nào bắt được xét xử sau. Đến đầu năm nay, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã bắt Vương.
Thái Sơn
Theo Thanhnien
"Đại bàng" đánh chết học viên cai nghiện theo lệnh cán bộ quản lý? Vừa nhập phòng tại trung tâm cai nghiện, Nam đã bị các học viên cũ đánh đập đến chết. Điều đáng nói, các bị cáo cho rằng vụ việc xảy ra ngay trước mắt các cán bộ quản lý và làm theo sự chỉ đạo của những cán bộ này. Ngay 27/7, TAND TPHCM đã tuyên phạt bi cao Thai Ngoc Dung (sinh...