TP.HCM đề xuất tăng học phí 3-5 lần
Theo UBND TP.HCM, khung học phí ban hành năm 1998 không còn thích hợp với các điều kiện của một thành phố đi đầu cả nước và có thay đổi lớn về mặt bằng giá cả.
Học phí các cấp học ở TP.HCM được đề xuất tăng 3-5 lần.
UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về thực hiện Nghị định số 49 ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2012-2013 đến 2014-2015 trên địa bàn, để xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5 HĐND khóa VIII (diễn ra từ ngày 11-13/7).
Mức thu không còn phù hợp
UBND TP.HCM cho rằng khung học phí ban hành năm 1998 không còn thích hợp với các điều kiện của một thành phố đi đầu cả nước về phát triển kinh tế – xã hội và là địa phương có những thay đổi lớn về mặt bằng giá cả hằng năm.
Từ nhiều năm nay, việc xây dựng mức thu học phí thường dựa theo mức thu lần trước, không trên cơ sở thu đủ bù chi sau khi được phân bổ ngân sách. Ngân sách chi cho GD-ĐT hiện nay lên trên 26% ngân sách chi thường xuyên hằng năm của thành phố.
TPHCM luôn quan tâm đầu tư cho GD-ĐT năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, phần lớn đã dành chi cho con người (hơn 80%) nên còn hạn chế phần chi hoạt động và cơ sở vật chất. Mặt khác, từ năm 1998 đến nay, nhà nước đã 7 lần nâng mức lương tối thiểu từ 290.000 đồng lên 1.050.000 đồng/người/tháng, dẫn đến mức thu học phí hiện nay đã lạc hậu và càng làm hoạt động của nhà trường khó khăn hơn.
Từ năm 2004, khi thực hiện chế độ lương mới, các trường phải trích 40% tổng thu học phí để phục vụ cải cách tiền lương. Vì vậy, với mức thu học phí thấp, lại phải trích ra chi lương nên kinh phí dành cho hỗ trợ giảng dạy của các cơ sở GD-ĐT không đáp ứng được yêu cầu.
Ngoài ra, theo UBND thành phố, do mức học phí thấp, không ít nhà trường, đặc biệt là các trường phổ thông công lập, thực hiện những khoản thu khác, tạo ra tình hình phức tạp, thiếu minh bạch trong cơ cấu tài chính nhà trường, dẫn đến tình trạng lạm thu.
Mức học phí thấp cũng chưa tạo được động lực cần thiết để các trường chất lượng cao phấn đấu nâng cao tính cạnh tranh trong việc đào tạo nhân lực so với các trường quốc tế, nhiều gia đình đã phải cho con em đi du học.
Tăng 3-5 lần
Phương án đề xuất học phí được UBND TP.HCM đề nghị như bảng sau:
Cấp học
Mức học phí mới đề nghị
Nhóm 1 (các quận)
Nhóm 2
(các huyện)
Nhà trẻ
150.000
90.000
120.000
Video đang HOT
60.000
Tiểu học
Không thu
THCS
75.000
60.000
Bổ túc THCS
112.000
90.000
THPT
90.000
75.000
Bổ túc THPT
135.000
112.000
(Đơn vị tính: đồng/học sinh/tháng)
Theo UBND TPHCM, mức thu này được xây dựng trên tinh thần của điều 10 Nghị định số 49 của Chính phủ, quy định: Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập: mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân. Từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015, mức học phí và chi phí học tập khác không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng.
Đối với cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: cho phép hiệu trưởng các trường căn cứ mức trần học phí từng năm học và hệ số điều chỉnh quy định tại điểm 1 và điểm 2 điều 12 Nghị định số 49 từ năm học 2012-2013 đến 2014-2015 để xác định mức thu học phí cụ thể cho các đối tượng, trình độ đào tạo theo từng năm học.
Đối với các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề trực thuộc UBND thành phố, cho phép hiệu trưởng căn cứ mức trần học phí từng năm học quy định tại điểm 3 điều 12 Nghị định 49 từ năm học 2012-2013 đến 2014-2015, để xác định mức thu học phí cụ thể cho các đối tượng, trình độ đào tạo và ngành nghề theo từng năm học.
Đối với khoản thu trường công lập chất lượng cao và các môn tự chọn: Sở GD-ĐT TP.HCM chịu trách nhiệm xây dựng các mức thu khác theo từng loại hình trường (học bán trú, môn tự chọn, ngoại khóa) và mức học phí chất lượng cao trình UBND TP xem xét quyết định.
Mức thu học phí công lập hiện nay
Đây là mức thu tại TPHCM, được xây dựng và thực hiện từ năm 1998 theo Quyết định số 70 của Thủ tướng Chính phủ:
Cấp học
Mức thu đang thực hiện
Nội thành
Ngoại thành
Nhà trẻ
50.000
30.000
Mẫu giáo
40.000
20.000
Tiểu học
Không thu
Không thu
THCS
15.000
10.000
Bổ túc THCS
45.000
35.000
THPT
30.000
25.000
Bổ túc THPT
65.000
45.000
(Đơn vị tính: đồng/học sinh/tháng)
Theo Người Lao động
Thí sinh Thanh Hóa thở phào với đề Toán
Sáng nay, 29/6, các thí sinh tại Thanh Hóa bước vào môn đầu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2012 - 2013. Theo đánh giá ban đầu của nhiều thí sinh thì đề thi Toán không quá khó, nhiều thí sinh sẽ đạt điểm khá với môn thi này.
Càng về trưa thời tiết nắng mỗi lúc một gay gắt hơn, nhưng dường như các bậc phụ huynh ở nhiều hội đồng thi quên đi nắng nóng đứng túc trực ngay ở trước cổng trường hồi hợp chờ con mình thi ra.
Phụ huynh đứng giữa trời nắng đợi thí sinh. (Ảnh: Hoàng Văn)
Sau 120 phút làm bài thi môn Toán, tại Hội đồng thi trường THPT Đào Duy Từ, TP Thanh Hóa, phần lớn thí sinh sau khi làm bài thi ra khỏi phòng thi đều đánh giá đề thi môn Toán năm nay không quá khó, sẽ có nhiều thí sinh đạt từ 7 đến 8 điểm trở lên.
Em Lê Thanh Hải, thí sinh dự thi tại trường Đào Duy Từ chia sẻ: "Em thấy đề này năm nay là vừa với lực học của chúng em. Sáng nay em làm hết bài, nhưng vẫn dư một chút thời gian. Với bài làm của em, em nghĩ em được khoảng 7 điểm".
Các thí sinh xem lại đề thi. (Ảnh: Hoàng Văn)
Thí sinh Lê Thị Hoài Loan cũng có chung nhận xét: "Đề thi không quá khó, với đề này em nghĩ tất cả các bạn đều làm được. Em tính môn Toán em được khoảng 8 điểm, ước gì đề thi môn Sinh và môn Văn cũng dễ thở như đề Toán sáng nay thì tốt biết mấy".
Trong khi đó, nhiều thí sinh dự thi tại Hội đồng thi ở trường THPT Quảng Xương 3, huyện Quảng Xương cho biết, đề thi môn Toán năm nay bình thường không quá khó, nên hầu hết các em đều làm được.
EM Lê Văn Hùng, thí sinh dự thi tại Hội đồng thi THPT Quảng Xương 3 cho biết: "Đề thi môn Toán sáng nay em thấy vừa sức với chúng em, đề không quá khó do đó hầu hết các bạn sau khi làm bài thi ra đều nói làm được bài".
Sáng nay 29/6, gần 22 ngàn thí sinh trên địa bàn tỉnh Bình Định bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2012-2013 với môn đầu tiên là Ngữ Văn.
Hội đồng thi trường THPT Trưng Vương (TP Quy Nhơn) có hơn 1.500 thí sinh dự thi.
Kết thúc môn thi thứ nhất nhiều thí sinh rời phòng thi với tâm trạng khá thoải mái. Em Nguyễn Bảo Ngọc, trường THCS Ngô Mây cho biết: "Với em thì đề thi này không quá khó, đều ra 3 câu đều rất quen thuộc, riêng câu 2 ra về Truyện Kiều nhưng sắp xếp tên nhân vật theo thứ tự xuất hiện nhân vật (từ trước đến sau) em làm chưa chắc lắm".
Trong khi đó nhiều thí sinh cũng cho rằng đề Văn năm nay không quá khó, làm hết nhưng không dám chắc đạt điểm cao. Em Nguyễn Văn Huy, lớp 9E5 trường THCS Tây Sơn cho biết: "Đề vừa tâm em làm hết nhưng do thi tuyển sinh vào lớp 10 chấm điểm rất chặt nên em không dám chắc mình sẽ đạt điểm cao. Em nghĩ mình được khoảng 6 điểm".
Thí sinh Bình Định kết thúc buổi thi môn Văn sáng nay. (Ảnh: Doãn Công)
Hoàng Văn - Doãn Công
Theo dân trí
Trường Phổ thông năng khiếu TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 Chiều 22/6, Hội đồng tuyển sinh trường Phổ thông năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM) công bố điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào trường năm học 2012 - 2013. Trước đó, từ ngày 6 - 10/6, hơn 3.700 thí sinh đã dự thi vào các lớp 10 chuyên Toán, Tn, Vật lý, Hóa, Sinh, Tiếng...