TP.HCM đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét việc kéo dài thời gian năm học
Trong cuộc họp sáng ngày 28/8, đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM đã thông tin thêm về thời gian đi học trực tiếp, kế hoạch năm học 2021 – 2022.
Sáng 28/8, trong Hội nghị tổng kết năm học 2020 – 2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021 – 2022, ông Dương Anh Đức (Phó Chủ tịch TP.HCM) đã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn thành phố.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh TP.HCM không thể bắt đầu năm học bằng hình thức truyền thống. Trong thời gian này, giáo dục trung học bắt đầu năm học từ ngày 1/9. Khối Tiểu học bắt đầu muộn hơn 1 tuần.
Khối tiểu học sẽ dành 10 ngày đầu để giáo viên tổ chức lớp, hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp học tập trên Internet và củng cố kiến thức.
Ông Dương Anh Đức cũng cho biết: Thành phố lên kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp thực tế và sẽ tổ chức dạy học trực tiếp ngay khi có điều kiện.
Tuy nhiên, theo phó chủ tịch UBND TP.HCM, dịch bệnh có thể kéo dài. Phương pháp dạy học trực tuyến không thể thay thế được hình thức học trực tiếp. Vì thế, TP.HCM đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét việc kéo dài thời gian năm học, đặc biệt với lớp 1, 2.
Ngay khi có điều kiện, TP.HCM sẽ cho học sinh đi học trực tiếp (Ảnh minh họa)
Về công tác chuẩn bị cho năm học mới, ông Dương Anh Đức nói thêm thành phố sẽ triển khai tiêm vaccine cho 100% giáo viên trước năm học mới và tiêm chủng cho học sinh trong độ tuổi phù hợp khi có điều kiện.
Thành phố cũng gặp khó khăn khi công tác phát sách giáo khoa bị chậm, nhất là với lớp 2 và lớp 6 – hai khối lớp bắt đầu chuyển sang dạy học bằng sách giáo khoa mới.
Nhằm khắc phục khó khăn này, UBND TP.HCM đã có văn bản khẩn về việc tạo điều kiện cho việc phát hành sách giáo khoa phục vụ năm học mới 2021-2022. Ngoài ra, thành phố chỉ đạo việc sử dụng sách điện tử cho thời gian đầu.
Ngoài ra, thành phố yêu cầu các trường trao đổi phụ huynh để nắm thông tin về việc chuẩn bị thiết bị cho học sinh học online, kết nối mạnh thường quân, hỗ trợ những em khó khăn.
TP.HCM cũng đang nghiên cứu chính sách miễn giảm học phí, chỉ đạo các trường tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu. Thành phố quan tâm đến giáo viên, tham mưu để có chính sách hỗ trợ các thầy cô gặp khó khăn do dịch bệnh.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Bộ GD&ĐT có phương án hỗ trợ tài chính cho sinh viên, nhất là những em gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Trước đó, trong nhiệm vụ năm học 2021-2022, Bộ GD&ĐT đặt ra nhiệm vụ huy động các nguồn lực để thực hiện hỗ trợ học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Video đang HOT
Giải bài toán khó dạy online cho học sinh lớp 1
Các trường ở Hà Nội đang xây dựng kế hoạch, tinh giản nội dung, tận dụng công nghệ để khắc phục khó khăn khi dạy online cho học sinh lớp 1.
Ngày 6/9, học sinh Hà Nội bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến. Trẻ 6 tuổi sẽ gặp không ít khó khăn khi không thể đến trường.
"Nhìn thẳng vào khó khăn là điều đương nhiên nhưng chưa đủ. Quan trọng, chúng ta phải tìm ra giải pháp", ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT Ba Đình (Hà Nội), nói về công tác chuẩn bị cho việc dạy học online với học sinh lớp 1.
Việc học sinh lớp 1 phải học online từ đầu năm học khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Ảnh: L.G.
Dạy online cho lớp 1 rất khó
Theo ông Thuận, học sinh lớp 1 còn nhỏ tuổi, chưa biết đọc, biết viết và còn nhiều bỡ ngỡ. Bên cạnh đó, việc dạy học trực tuyến cho các em còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, không phải gia đình nào cũng chuẩn bị được điều kiện tốt nhất cho con học online.
Phòng GD&ĐT Ba Đình đang cho rà soát. Khi xây dựng kế hoạch năm học, các trường cần đưa ra những khó khăn cùng số liệu bao nhiêu học sinh sẽ học bằng điện thoại hay gia đình nào chỉ có một thiết bị mà hai con học cùng khung giờ. Sau đó, phòng GD&ĐT, các trường, giáo viên phối hợp tìm cách tháo gỡ.
Tương tự, Phòng GD&ĐT Hà Đông đề nghị các trường rà soát, giáo viên chủ nhiệm trao đổi phụ huynh để nắm bắt tình hình. Với những gia đình khó khăn, không có thiết bị, trường sẽ có tư vấn giúp đỡ, hoặc các cơ quan, đoàn thể sẽ hỗ trợ để học sinh lớp 1 có thiết bị học.
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT Hà Đông, cho biết thiết bị chỉ là một trong những khó khăn khi triển khai dạy online cho trẻ lớp 1. Các con còn rất nhỏ, chưa sử dụng được thiết bị.
Lứa các con cũng gặp khó khăn khi năm học trước, dịch bệnh khiến trẻ nghỉ học nhiều, nhất là các tháng cuối, thời điểm trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái.
Hơn nữa, bà Hằng cho rằng học sinh lớp 1 cần cô giáo rèn giũa, hướng dẫn trực tiếp từ đầu. Đặc biệt khi mới tập viết, các con cần cô cầm tay chỉ từng nét bút. Việc dạy viết trực tuyến sẽ rất khó khăn.
Trong thời gian qua, trẻ phải nghỉ học nhiều, một số gia đình đã hướng dẫn con trước nhưng nhiều nhà chưa hướng dẫn, dẫn đến con bỡ ngỡ khi vào lớp 1. Chưa kể đến, tâm lý của trẻ ít nhiều chịu ảnh hưởng khi từ đầu năm học, các con phải ngồi trước màn hình thay vì đến lớp, gặp thầy cô, bạn mới.
Giáo viên trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Hà Đông) soạn bài luyện viết online cho trẻ lớp 1. Ảnh: L.H.
Lên kế hoạch dạy online phù hợp
Trước những khó khăn đó, Phòng GD&ĐT Hà Đông đã họp các hiệu trưởng. Trước mắt, giáo viên gặp mặt phụ huynh trực tuyến, tư vấn, hướng dẫn công tác chuẩn bị. Căn cứ nội dung chương trình lớp 1, giáo viên lên kế hoạch dạy học riêng, trao đổi để phụ huynh cùng hướng dẫn con.
Theo bà Hằng, môn Toán và học vần dễ dạy online hơn. Giáo viên có thể tương tác trực tiếp với học sinh, phụ huynh hỗ trợ. Phần dạy viết là khó nhất. Phòng có phần mềm hướng dẫn từng nét bút, tương tự cô giáo viết trên bảng. Giáo viên gửi phụ huynh để họ cho con luyện viết rồi chụp ảnh lại gửi cô.
Bà Hằng nói thêm trẻ nhỏ không thể ngồi lâu trước máy tính nên thời khóa biểu học trực tuyến không thể như trực tiếp. Trẻ sẽ học vào buổi tối và cuối tuần. Cứ mỗi 30 phút, giáo viên cho học sinh giải lao, có thể tổ chức trò chơi, hát để giúp trẻ bớt căng thẳng.
Để đảm bảo chương trình với thời lượng dạy học ngắn hơn, giáo viên không truyền thụ kiến thức khó, cố gắng tinh giản tối đa để học sinh nắm được.
"Việc dạy môn nào tùy thuộc các trường. Nhưng phòng GD&ĐT cho rằng có thể đưa tất cả môn vào nhưng tinh giản nhất. Thực tế, các môn như Âm nhạc, Thể dục, Thủ công lại giúp các con đỡ vất vả. Với những môn này, giáo viên quay video, gửi phụ huynh cho con tập, không nhất thiết phải dạy qua Zoom khiến trẻ phải ngồi trước màn hình lâu", bà Lệ Hằng nêu quan điểm.
Trong khi đó, cô Teo Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Hà Đông), thông tin giáo viên cần chuẩn bị tốt phương tiện, học liệu để tiết học phong phú. Với hình thức dạy học trực tuyến, bài giảng nên ngắn gọn, dễ hiểu, lời lẽ đơn giản. Cô giáo tạo sự vui vẻ cho lớp học, không gò bó, thường xuyên nghỉ giải lao trong các tiết học.
Giáo viên có thể dùng trò chơi, bài hát, câu đố để thu hút sự chú ý của học sinh, khích lệ học sinh bộc lộ năng khiếu trước lớp để các bạn khác học tập, noi theo.
Trong giờ đọc, cô giáo tăng cường gọi học sinh đọc, sửa lỗi. Giờ học Toán, thầy cô dùng tranh ảnh, đồ vật, tận dụng kênh nhìn nhiều hơn, sinh động để học sinh dễ nhớ và thao tác.
Với phần viết, giáo viên sử dụng phần mềm tập viết, máy soi vật thể để tương tác, tỉ mỉ hướng dẫn để học sinh, phụ huynh quan sát.
Tại quận Ba Đình, cùng với sự hướng dẫn từ phòng GD&ĐT, các trường đang lên kế hoạch dạy học phù hợp với đặc thù từng trường.
Ông Thuận cho hay hiện chưa có hướng dẫn từ Bộ GD&ĐT hay sở về thời lượng dạy học online cho trẻ lớp 1 nhưng có những gợi ý về thời gian học để phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, điều kiện học qua máy tính, iPad hay điện thoại.
"Dạy học trực tuyến khác trực tiếp. Trẻ nhìn màn hình nhất là thiết bị nhỏ quá lâu không tốt cho thị lực, trí lực, sức khỏe thể chất và tinh thần", ông Thuận nói thêm.
Chuyển đổi số và sự đồng hành từ phụ huynh
Ông Thuận nói thêm trong quá trình dạy học online cho trẻ lớp 1, việc xây dựng, tận dụng kho học liệu số rất quan trọng. Sở GD&ĐT phối hợp đài truyền hình xây dựng các bài giảng.
Năm ngoái, việc này đã được thực hiện. Bài giảng trên truyền hình có nội dung cô đọng, kiến thức được sàng lọc, do những giáo viên dạy giỏi thực hiện. Thời lượng mỗi clip khoảng 20-24 phút, ngắn hơn một tiết học trực tiếp.
Theo trưởng phòng GD&ĐT Ba Đình, giáo viên nên hướng dẫn phụ huynh cho học sinh sử dụng tư liệu đó như tài liệu tham khảo, xem trước để đến lúc học trực tuyến, giáo viên dành phần lớn thời gian giải đáp cho học sinh, giảng thêm chỗ khó.
Ngoài ra, thay vì chỉ dạy học trực tuyến qua các công cụ Zoom hay Google Meet như năm ngoái, các trường ở Ba Đình đang xây dựng trường học trực tuyến.
Ông Thuận thông tin mô hình của trường THCS Nguyễn Trãi đã được nghiệm thu, nhận đánh giá cao. Ba Đình phấn đấu 100% trường tiểu học, THCS trên địa bàn có trường học trực tuyến cho năm học mới.
Mô hình này có quản lý của ban giám hiệu, tổ chuyên môn, tổ chức, triển khai dạy học của giáo viên, tương tác giáo viên với học sinh, phụ huynh, giữa học sinh với nhau, chức năng kiểm tra, đánh giá.
Giáo viên còn có thể giao bài, theo dõi học sinh xem tài liệu mấy lượt, làm bài chưa, đạt bao nhiêu điểm. Nhờ đó, thầy cô nắm bắt kịp thời tình hình học tập, kèm cặp thêm cho học sinh yếu từ trước khi đến trường. Đương nhiên, khi các em trở lại lớp học trực tiếp, các trường vẫn tổ chức rà soát để biết kết quả học tập có thực chất không.
Ông nhấn mạnh thêm ngoài nỗ lực của giáo viên, sự đầu tư về công nghệ, quá trình dạy online cho trẻ lớp 1 còn cần sự đồng hành từ phụ huynh.
"Giáo dục con em không chỉ là trách nhiệm của nhà trường. Khi có dịch, phụ huynh càng cần đồng hành cùng việc học của con. Họ có thể là trợ giảng, giúp giáo viên uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút cho trẻ", ông Thuận nêu quan điểm.
Vì thế, nhà trường có thể dành 7-10 buổi đầu để giáo viên, phụ huynh, học sinh làm quen. Trong đó, giáo viên trao đổi, thống nhất với phụ huynh việc dạy học, từ trang bị tâm thế cho con, giờ giấc học tập, ý thức, thái độ khi ngồi vào bàn, ngồi trước máy tính bao lâu, thiết bị đường truyền...
Cùng quan điểm, bà Phạm Thị Lệ Hằng đánh giá vai trò của phụ huynh khi con học online rất lớn. Họ cần học cùng con, quan sát giáo viên để hướng dẫn lại cho trẻ.
Tương tự, cô Teo Thị Thanh Mai mong muốn phụ huynh kiên trì phối hợp để giúp con học online trong buổi đầu vào lớp 1.
Theo hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Quý Đôn, phụ huynh cần dành nhiều thời gian cho con, chuẩn bị phương tiện học, tâm lý để trẻ học online vui vẻ, động viên, khích lệ, khen chê kịp thời.
Họ cùng cần tích cực trao đổi với giáo viên để nắm phương pháp, kiên trì rèn luyện con trong từng việc nhỏ, cùng thực hiện thời khóa biểu, không bỏ dở giữa chừng, chọn phương pháp đơn giản để truyền đạt cho con.
"Phụ huynh không nên so sánh, cầu toàn, sốt ruột làm con căng thẳng, dễ dẫn đến con bỏ cuộc. Họ cần ghi nhận sự cố gắng của con dù nhỏ nhất. Nếu các con còn thiếu nhiều kỹ năng khi học online, phụ huynh đừng lo lắng. Phần thiếu hụt này sẽ được giáo viên bổ sung cho con khi trở lại trường", cô Thanh Mai nhắn nhủ.
"Thay áo" cho trường học vùng biển đảo Với đặc thù biển đảo, nhiều trường học tại huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) và huyện Cát Bà, Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) còn khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ. Cô trò Trường Tiểu học Quan Lạn trong giờ học (Ảnh chụp trước khi dịch bùng phát). Cùng sự quan tâm của chính quyền, các trường từng bước...