TP.HCM: Đầu tư dạy và học tiếng Anh hiệu quả
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý là một trong những nội dung quan trọng mang tính đột phá.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, TP.HCM là một trong những tỉnh, thành đạt kết quả cao. Đó là thành quả của quá trình liên tục đổi mới, sáng tạo và nâng cao chất lượng dạy-học, chú trọng phát triển năng lực cần thiết cho học sinh (HS) TP.
Tập trung phát triển năng lực học sinh
Bộ GD&ĐT vừa công bố điểm thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, TP.HCM có phổ điểm rất đẹp. Điểm trung bình các môn thi của HS TP đứng thứ 5/63 tỉnh, thành, tăng bốn bậc so với kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Trong đó, môn tiếng Anh có điểm trung bình cao nhất cả nước, môn toán đứng thứ hai, môn ngữ văn xếp thứ sáu.
Đánh giá về kết quả này, ông Lê Hồng Sơn, Thành ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho rằng những con số trên đã cho thấy việc đổi mới trong giáo dục tại TP là đúng hướng, bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Ông Lê Hồng Sơn nhấn mạnh quá trình đổi mới giáo dục của TP thể hiện trên nhiều khía cạnh. Đó là sự đổi mới về phương pháp dạy học: Chuyển từ giảng dạy theo phương pháp từ chương sang giảng dạy theo hướng phát triển năng lực của HS; giáo viên đóng vai trò người gợi mở, định hướng; cho HS tự học, tự nghiên cứu, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Sở xác định việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý là một trong những nội dung quan trọng mang tính đột phá. Năm học 2018-2019 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường và sân chơi trải nghiệm sáng tạo này đã thu hút 1.083 HS ở 617 đề tài. Trong đó, HS TP đã đoạt giải nhất cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia khu vực phía Nam do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Theo ông Lê Hồng Sơn, nhờ tiên phong thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, TP.HCM đã đạt được những kết quả khả quan trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM. Để sản phẩm giáo dục đáp ứng yêu cầu cao của thị trường lao động thời 4.0, ngành GD&ĐT TP.HCM tập trung định hướng phát triển năng lực cần thiết cho HS như tự chủ, tự học, mở rộng giao tiếp, hợp tác, sáng tạo và linh hoạt giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Về năng lực chuyên môn, HS được quan tâm phát triển ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, tin học, thẩm mỹ, thể chất…
Video đang HOT
Học sinh Trường THCS Phan Tây Hồ, quận Gò Vấp, TP.HCM trong ngày hội STEM của trường. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Đổi mới dạy và học tiếng Anh theo chuẩn
Có thể nói thành tích dẫn đầu cả nước về phổ điểm môn tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia năm nay của TP.HCM một lần nữa minh chứng về chủ trương đúng đắn, kịp thời trong đổi mới dạy và học tiếng Anh theo hướng thực chất, hiệu quả. Trong khi điểm trung bình môn tiếng Anh cả nước rất thấp thì TP.HCM lại đạt thành tích cao nhất với 5,78 điểm, tăng 0,69 điểm so với năm 2018 và cao hơn 1,42 điểm so với điểm bình quân cả nước.
Lý giải về thành tích trên, ông Lê Hồng Sơn cho hay trong khi Bộ GD&ĐT chỉ đạo và triển khai dạy tiếng Anh cho HS từ lớp 3 thì TP.HCM đã xin phép Bộ GD&ĐT thực hiện chương trình tiếng Anh tăng cường từ 20 năm nay. Đó là HS được học tiếng Anh ngay từ lớp 1 với thời lượng tám tiết/tuần và đến nay TP đã có 94,5% HS lớp 1 được học tiếng Anh ngay trong trường tiểu học.
Không những thế, các em còn được lựa chọn một trong nhiều chương trình học khác nhau như chương trình tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh đề án, tiếng Anh tự chọn và đặc biệt là chương trình giảng dạy toán, khoa học bằng tiếng Anh (còn gọi là tiếng Anh tích hợp)…
Tham gia chương trình tiếng Anh tích hợp, HS được học chương trình tích hợp khung quốc gia Anh-Việt ở ba môn toán, khoa học và tiếng Anh ở ba cấp tiểu học, THCS và THPT. Trong môi trường được học tập tiên tiến, được học với 100% giáo viên nước ngoài, HS không chỉ có nền tảng tiếng Anh chuẩn, tự tin giao tiếp mà còn phát triển kỹ năng toàn diện. Thông qua các tiết học khoa học chú trọng tăng tính thực hành, gắn với trải nghiệm thực tế, HS được đánh thức tư duy năng động, sáng tạo, biết ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, giải quyết vấn đề mà cuộc sống đặt ra.
Từ thực tế luôn tiên phong, chủ động tìm tòi các giải pháp phù hợp để đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó quan tâm đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh hiệu quả, chất lượng, TP.HCM đang từng bước trang bị hành trang kiến thức, năng lực cần thiết và trình độ ngoại ngữ chuẩn để HS tự tin trở thành công dân toàn cầu.
Theo PLO
TP.HCM tuyên dương, khen thưởng 618 học sinh giỏi tiêu biểu
Ngày 16-7, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 618 học sinh giỏi tiêu biểu năm học 2018-2019.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết ngành GD&ĐT TP đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học 2018-2019 và hướng đến những mục tiêu lớn hơn trong năm học 2019-2020.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ (thứ 4 từ phải qua) cùng Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm (thứ 2 từ phải qua), tặng bằng khen cho các học sinh đạt giải quốc tế. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Năm học 2018-2019, TP.HCM có bốn học sinh đạt giải chương trình sáng tạo cuộc thi Khoa học ứng dụng quốc tế. 119 học sinh giỏi khối THPT và 49 học sinh giành thứ hạng cao cuộc thi sáng tạo khoa học-kỹ thuật do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Đối với cuộc thi học sinh giỏi cấp TP, có 3.890 học sinh đạt giải cao ở các bậc THPT, THCS, giáo dục thường xuyên.... Đặc biệt, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua, điểm số trung bình của học sinh TP đứng thứ 5/63 tỉnh, thành, tăng 4 bậc so với năm trước, trong đó môn tiếng Anh có điểm bình quân cao nhất nước.
618 học sinh giỏi tiêu biểu được vinh danh tại buổi lễ. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao những thành tích ngành GD&ĐT TP.HCM đã đạt được. Theo số liệu mới công bố, tỉ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia của TP.HCM là 97,6%, cao hơn tỉ lệ tốt nghiệp chung cả nước là 94,6%.
Thứ trưởng cũng cho biết thêm, ngành giáo dục TP đang đổi mới mạnh mẽ từ phát triển số lượng sang chú trọng chất lượng, cải tiến nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục.
Để chuẩn bị cho năm học mới, Thứ trưởng lưu ý TP phải tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Mặt khác, Quốc hội vừa thông qua Luật giáo dục sửa đổi, TP cần làm tốt công tác tuyên truyền về luật này. Cạnh đó là chuẩn bị tốt cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị... để đáp ứng yêu cầu của chương trình.
"Những thành tích ngành giáo dục TP đạt được trong thời gian qua là thành quả của sự sáng tạo, năng động, hết lòng vì học sinh của đội ngũ nhà giáo. Là sự chuẩn bị hiệu quả và tích cực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho quá trình hội nhập và xây dựng TP trở thành đô thị thông minh. Lãnh đạo thành phố luôn đặt trọn niềm tin vào đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục và các thế hệ học sinh thành phố", ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM nhấn mạnh.
Cũng theo ông Liêm, để thực hiện tốt hơn yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP thời gian tới, đề nghị ngành GD&ĐT tiếp tục tập trung vào một số nội dung. Cụ thể như tiếp tục bồi dưỡng nhân tài, rèn luyện năng khiếu gắn với phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường học, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức học được ở trường vào giải quyết những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống.
Cạnh đó, cần phải tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hoạt động xây dựng trường đạt chuẩn tiên tiến, hội nhập quốc tế. Đặc biệt Sở GD&ĐT sớm trình UBND TP Đề án đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi tạo nền tảng cho mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo PLO
Thủ khoa khối A1 của TPHCM học tiếng Anh qua... Youtube Đạt 28,85 điểm, Phan Thế Hậu, học sinh Trường Phổ thông năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM) trở thành thủ khoa khối A1 trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua của TPHCM. Phan Thế Hậu Điểm số của Hậu ở khối A1 đều trên 9, cụ thể: Toán: 9.6 điểm, Vật lý 9.25 điểm, tiếng Anh 10 điểm. Ngoài ra, điểm môn...