TPHCM: Công an Quận 1 bố trí ôtô đưa đón học sinh đến làm CCCD
Nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh kịp có thẻ CCCD gắn chip điện tử để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THCS và THPT năm 2022 sắp tới, Công an Quận 1 đã phối hợp với các trường THCS và THPT trên địa bàn tổ chức xe đưa đón các em đến tận nơi làm thủ tục.
Từ sáng sớm, xe của Công an Quận 1 đã có mặt tại Trường THCS Võ Trường Toản để đón các em học sinh đi làm thủ tục cấp CCCD gắn chip điện tử. Nằm trong diện ưu tiên lần này là các em sinh năm 2004 và 2007, chưa có thẻ CCCD gắn chip. Khi được các cô chú Công an hỗ trợ đưa đón tận nơi làm thủ tục, các em học sinh cũng như giáo viên nhà trường rất phấn khởi.
Xe đưa đón các em học sinh đến địa điểm làm CCCD
Em Trần Châu Anh (học sinh lớp 9, Trường THCS Võ Trường Toản) chia sẻ: Em cảm thấy rất vui vì được nằm trong diện ưu tiên, các cô chú Công an đã tạo mọi điều kiện để em làm CCCD sớm nhất.
Các em học sinh được đưa đến trụ sở Công an quận làm CCCD gắn chip điện tử
Thầy Phương Bửu Nam, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Võ Trường Toản cho biết đây là đợt đầu tiên nhà trường phối hợp với Công an quận để đưa các em đi làm CCCD. Ngay khi nhận được thông báo của Công an quận về việc này, nhà trường đã nhanh chóng lập danh sách, đồng thời sắp xếp giáo viên phụ đạo để các em đi làm CCCD vẫn đảm bảo kiến thức kỳ thi sắp tới.
Video đang HOT
“Việc Công an hỗ trợ đưa đón các em đi làm CCCD đã tạo điều kiện rất tốt cho cả phụ huynh và học sinh để các em yên tâm thi cử” – thầy Nam nhấn mạnh.
Xuất phát từ thực tiễn tình hình các em học sinh đến làm thủ tục cấp CCCD trên địa bàn trong khi chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là đến kỳ thi chuyển cấp, Ban chỉ huy Công an Quận 1 đã chỉ đạo Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Công an các phường phối hợp rà soát, lập danh sách các em sinh năm 2004 và 2007 có đăng ký thường trú, tạm trú trên Quận 1 để vận động gia đình đưa các em đến làm CCCD.
Đồng thời, Công an quận cũng đã phối hợp với Phòng Giáo dục đào tạo Quận 1 để tiến hành làm việc với các trường cấp 2, cấp 3 trên địa bàn để rà soát danh sách các em học lớp 9, lớp 12 chưa làm CCCD. Sau 1 tuần triển khai, Công an Quận 1 đã tổ chức gần 10 chuyến xe đưa đón hơn 100 em học sinh làm thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip.
Thiếu tá Nguyễn Hoàng Vũ, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an Quận 1 cho biết, hiện Công an quận đang đẩy mạnh phối hợp với các trường trên địa bàn lập danh sách cũng như sắp xếp thời gian làm thủ tục để đảm bảo các em vừa có thẻ CCCD nhưng vẫn không bị ảnh hưởng việc học.
Ngoài ra, Ban chỉ huy Công an quận cũng đã chỉ đạo Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội làm ngoài giờ hành chính từ 17 giờ đến 21 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần để các em có hộ khẩu thường trú và tạm trú trên địa bàn quận nhưng đi học ở xa có thể đến làm CCCD vào buổi tối.
CCCD gắn chip điện tử là giấy tờ tùy thân quan trọng để làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THCS và THPT. Vì vậy phụ huynh cần nhanh chóng đưa con em đến trụ sở Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các quận/huyện/thành phố nơi đăng ký thường trú/tạm trú làm thủ tục cấp thẻ CCCD.
Vượt qua trầm cảm học đường: Cần tạo ra kháng thể cho trẻ
Nhiều chuyên gia cho rằng, giáo dục gia đình rất quan trọng trong việc giảm trầm cảm ở học sinh. Cần tổ chức những lớp học bắt buộc cho cha mẹ học sinh về kỹ năng làm cha mẹ, cách nuôi dạy con ở từng cấp học.
Theo chuyên gia, cần tạo ra kháng thể cho trẻ vượt qua các áp lực dẫn đến trầm cảm. Ảnh minh họa
"Nó giả vờ đấy"
Cô Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), cho rằng, trong mùa dịch, học sinh bị "nhốt" trong nhà học online một thời gian rất dài. Các em bị giảm tương tác với mọi người xung quanh, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng đảo lộn.
Tại Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành, kể từ năm 2020 trở lại đây, khi dịch Covid-19 bùng phát, ngoài những lo ngại về chất lượng dạy và học online, thì điều nhà trường trăn trở hơn nữa là chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh. Theo đó, trường tạo ra các "vitamin hạnh phúc" để giáo viên trao cho học sinh và học sinh tặng cho thầy cô, những bạn bè xung quanh.
Bên cạnh đó, các em còn gửi "vitamin hạnh phúc" đến cho các y, bác sĩ chống dịch, đến bố mẹ, người thân bằng những bức thư tay, những món quà nhỏ tự làm. Thậm chí, trường còn tạo ra một cuộc thi đua để nhân lên những niềm vui, cùng lan tỏa chia sẻ cho nhau.
Để giảm áp lực cho học sinh trong mùa dịch, nhà trường cũng thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá, giảm tải kiến thức khi học trực tuyến. "Sau khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, chúng tôi thấy rõ những ảnh hưởng của dịch bệnh. Giáo viên khi quay lại trường không còn chuyên nghiệp như trước, trí nhớ giảm sút, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mệt mỏi, học sinh cũng vậy.
Chúng tôi đã tổ chức các cuộc họp tại trường, nói một cách nhẹ nhàng thì thầy cô "choáng", còn nặng hơn là "sốc" với kết quả học tập của học sinh sau 2 năm Covid-19. Dù đã giảm bớt các yêu cầu trong bài kiểm tra, nhưng kết quả học tập của các em không còn tốt như thời điểm chưa có dịch và được học trực tiếp", cô Thu Anh nói.
"Chúng tôi nói rằng, kết quả học tập của học sinh và cộng hưởng kết quả dạy của giáo viên và việc học của các em, là sự hỗ trợ của gia đình. Như vậy, nếu học sinh học chưa tốt thì trước tiên giáo viên, gia đình phải viết bản kiểm điểm trước khi bắt các em làm điều đó", cô Thu Anh nói.
Cũng theo Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp đề xuất phương án hỗ trợ học sinh. Trong đó có các giải pháp đã và đang được đưa vào áp dụng như cử học sinh tốt hơn hỗ trợ những bạn học kém hơn. Cùng với đó là giáo viên kèm riêng cho những học sinh kém hay phối hợp giữa gia đình và nhà trường ra sao. Song bên cạnh đó cũng có những ý kiến đề xuất yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm và bản cam kết nếu đạt kết quả kém.
Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành nhấn mạnh, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh cần được các nhà trường đặc biệt quan tâm, cần tăng cường tính chịu trách nhiệm với mỗi thành viên của trường. Người Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe thể chất, song lại chưa thực sự chú trọng đến sức khỏe tinh thần.
Cô Thu Anh dẫn chứng một trường hợp cụ thể về học sinh khi được bác sĩ yêu cầu nhập viện điều trị về tâm lý. Nhưng chính bố của em đó lại cho rằng con đang giả vờ, bởi vì "nó vẫn ăn hai bát cơm, nó vẫn xem phim hàng tiếng, nhưng chỉ khi học mới kêu mệt".
Cần tạo ra kháng thể
Xã hội càng phát triển càng tạo ra nhiều mâu thuẫn xung đột, vấn đề là từ bé cần phải tạo ra kháng thể, phải phát huy được năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người mới giúp học sinh thích ứng vượt qua. Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng, cần làm sao để phát triển con người.
Theo ông Lâm, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thay đổi khá nhiều, phát triển phẩm chất năng lực, giảm đi lý thuyết hàn lâm và đưa thực hành vào cuộc sống. Nhưng liệu đã tôn trọng phát triển trẻ em từng lứa tuổi? Nhiều giai đoạn, chúng ta tập trung cho THPT, đại học. Đây là điều cần thiết cho phát triển nguồn nhân lực, nhưng những lứa tuổi dưới lại là nền tảng cần phải làm thật tốt, thật vững chắc.
Theo thầy Tùng Lâm, hiện nay, nhắc đến giáo dục, chúng ta thường nghĩ tới giáo dục nhà trường mà chưa chú ý tới giáo dục gia đình. Đây là vấn đề cần tập trung, coi đó là thước đo phát triển xã hội mới giải quyết được nạn bạo lực trong gia đình.
Ông đề nghị Bộ GD&ĐT cùng các ban, ngành phải có chương trình cho việc huấn luyện cha mẹ học sinh theo từng lứa tuổi. Thay vì việc họp phụ huynh là phổ biến với nộp tiền.
Theo Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, vấn đề giáo dục trong gia đình cần được đề cao. Chúng ta cần tổ chức những lớp học bắt buộc cho cha mẹ học sinh về kỹ năng làm cha mẹ, cách nuôi dạy con trong từng cấp học để giúp cha mẹ có thể nắm bắt được dấu hiệu tâm thần của con ngay từ đầu, kể cả cấp học mầm non.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, xã hội càng phát triển thì sẽ càng xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột. Đó là quy luật tất yếu. Cha mẹ không hoàn toàn gây áp lực cho các em. Bởi trong một thế giới phát triển không ngừng, ai cũng tự phải trải qua những áp lực trong học tập để phát triển.
Nếu chúng ta không tạo cho trẻ khả năng thích ứng, khả năng giải quyết thì làm sao trẻ em trưởng thành, đáp ứng được với yêu cầu của xã hội, làm sao thích ứng và vượt qua được những áp lực khác sau này. Chúng ta không thể đổ lỗi cho áp lực, chỉ cần nó đừng vượt quá giới hạn cho phép.
"Chúng ta cũng cần tập trung đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên. Điều băn khoăn hiện nay rất nhiều, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ bàn bạc chứ chưa có cách giải quyết. Hiện nay, cán bộ tham vấn tâm lý học đường tại các trường từ mầm non đến THPT có vai trò rất quan trọng nhưng chúng ta vẫn chưa có biên chế cho đội ngũ này. Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ cần phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Quốc hội cũng cần sớm có kiến nghị để giải quyết bất cập này", TS Nguyễn Tùng Lâm nói.
Cắn rứt lương tâm khi từng vận động học sinh không thi lớp 10 Thừa nhận việc vận động phụ huynh cam kết con không thi lớp 10 vì thành tích, phó hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Nội cho biết làm như vậy, giáo viên và trường cắn rứt lương tâm. Sau khi có tin phụ huynh phản ánh việc giáo viên ép họ chuyển trường cho con hoặc cam kết con không thi lớp...