TP.HCM có ca mắc Covid-19: Nếu giãn cách xã hội thì chỉ thị 15 khác 16 thế nào?
Chiều 8.2, Bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ xem xét áp dụng giãn cách xã hội tại TP.HCM theo Chỉ thị 16, Chỉ thị 15 tại một số khu vực vì dịch Covid-19.
Vậy Chỉ thị 15 khác Chỉ thị 16 thế nào? Nhiều người dân TP.HCM cũng đang chờ đợi quyết định của lãnh đạo TP.HCM và các phương án để phòng dịch.
Phong tỏa khu Mả Lạng (Q.1, TP.HCM) vì có ca mắc Covid-19 . ẢNH: KHẢ HÒA
Tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ ngày 8.2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cho biết trước tình hình dịch Covid-19 phức tạp tại TP.HCM, Bộ Y tế thành lập bộ phận thường trực tại đây do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đảm trách để cùng TP.HCM đánh giá lại tất cả tình hình.
Bộ Y tế huy động tối đa lực lượng hỗ trợ TP.HCM. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng kiến nghị Chính phủ xem xét áp dụng giãn cách xã hội tại TP.HCM theo Chỉ thị 16, Chỉ thị 15 tại một số khu vực…Thủ tướng cho phép TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố lớn, những địa bàn còn dịch Covid-19, “được phép áp dụng biện pháp mạnh” để tránh dịch lây lan ra cộng đồng “một cách cụ thể, phù hợp”.
Vậy Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 khác nhau như thế nào?
Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đều là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong những thời điểm khác nhau. Trong đó, Chỉ thị 16 là văn bản thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp cách ly toàn xã hội.
TP.HCM đang phong tỏa những nơi nào liên quan bệnh nhân Covid-19?
Cuộc sống người dân những ngày giáp Tết bị đảo lộn vì Covid-19 . ẢNH: KHẢ HÒA
Chỉ thị 15 được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 27.3.2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19, Chỉ thị 16 được Thủ tướng Chính phủ ngày 31.3.2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19.
Cụ thể, Chỉ thị 15 yêu cầu:
- Dừng các sự kiện tập trung trên 20 người 1 phòng. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện.
- Khoảng cách an toàn tối thiểu 2m
- Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Chủ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.
- Về hoạt động vận tải: hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác. Hạn chế vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP.HCM đến nơi khác.
Chỉ thị 16 yêu cầu:
- Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Không tụ tập quá 2 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện.
- Khoảng cách an toàn tối thiểu 2m
- Vẫn tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.
- Về hoạt động vận tải: dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác. Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.
Tổng hợp dịch Covid-19 ngày 8.2: Nóng bỏng vì 29 ca lây nhiễm cộng đồng ở TP.HCM
Chiều 8.2, Sở Y tế TP.HCM cũng có báo cáo về hoạt động phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, trên địa bàn TP.HCM, hiện đã có 10 địa điểm tạm phong tỏa, gồm: toàn bộ khu vực tứ giác Nguyễn Cư Trinh, Q.1 (đường Nguyễn Văn Cừ, đường Nguyễn Trãi, đường Nguyễn Cư Trinh, đường Cống Quỳnh), với khoảng 2.000 dân. Tổ 22, khu phố 3A, P.Thạnh Lộc, Q.12, với khoảng 100 dân. Tổ 47, khu phố 4, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, với khoảng 30 dân. Quán Nam Bắc, địa chỉ: 12A1 Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình. Quán Cây Bàng, địa chỉ: B68 Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình. Quán gà ta Phương Nam, địa chỉ: A3 Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình.
Ngoài ra, cơ quan chức năng TP.HCM cũng phong tỏa nhà một bệnh nhân Covid-19 ở đường Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình. Phong tỏa khu nhà trọ số 90, đường Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q.Tân Bình (liên quan đến bệnh nhân 2002). Phong tỏa khu nhà trọ, đường Nguyễn Văn Cự, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân. Chung cư Felix Homes, P.6, Q.Gò Vấp (với 300 hộ dân, 900 người).
Kiến nghị áp dụng giãn cách xã hội một số khu vực tại TP.HCM
Bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ xem xét áp dụng giãn cách xã hội tại TP.HCM theo Chỉ thị 16 , Chỉ thị 15 tại một số khu vực...
Phong tỏa một con hẻm thuộc P.15, Q.Tân Bình (TP.HCM), nơi có bệnh nhân 2002 sinh sống ẢNH: DUY TÍNH
Tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ ngày 8.2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cho biết trước tình hình dịch phức tạp tại TP.HCM, Bộ Y tế thành lập bộ phận thường trực tại đây do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đảm trách để cùng TP.HCM đánh giá lại tất cả tình hình.
Sáng 8.2: Thêm 4 bệnh nhân Covid-19 là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất
Bộ Y tế huy động tối đa lực lượng hỗ trợ TP.HCM. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng kiến nghị Chính phủ xem xét áp dụng giãn cách xã hội tại TP.HCM theo Chỉ thị 16 , Chỉ thị 15 tại một số khu vực...
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị TP.HCM thần tốc truy vết F1, F2; khoanh vùng khu vực có ca bệnh và thu hẹp khi xác định được quy mô, ca bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, bộ phận phòng chống dịch gồm y tế, công an, biên phòng... "xác định là không có tết".
Cũng tại cuộc họp trực tuyến này, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, qua phân tích dịch tễ, phát hiện nhóm 5 bệnh nhân bốc xếp hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày từ ngày 5.2 - 7.2 nhiễm Covid-19. Các trường hợp nhiễm mới là 25 ca là F1 của các bệnh nhân trên cũng như F1 cùng nhóm bốc xếp. Có 6 nhân viên sân Tân Sơn Nhất xét nghiệm âm tính nhưng người nhà dương tính. Đây là trường hợp khá phức tạp. Do đó, TP.HCM nhận định đây là ổ dịch lây nhiễm đã có từ trước ở các công nhân bốc xếp. Các ca bệnh ở 7 quận: Q.1, 9, 12, Tân Bình, Bình Tân, Gò Vấp, Bình Thạnh.
Theo ông Dương Anh Đức, mặc dù chưa phát hiện lây nhiễm cho hành khách sân bay nhưng là ổ dịch khá phức tạp vì chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cũng như thời điểm khởi đầu. Do đó, có thể còn lây nhiễm ra cộng đồng trong thời gian tới. Nếu không có biện pháp kiểm soát khẩn trương, quyết liệt và nghiêm ngặt thì sẽ tiếp tục lan rộng ra TP.HCM.
Thủ tướng đồng ý 'giãn cách xã hội một số khu vực ở TP HCM' Lãnh đạo Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Y tế và giao TP HCM quyết định giãn cách một số khu vực có dịch theo Chỉ thị 16 để sớm kiểm soát được dịch bệnh. Chỉ đạo này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về phòng chống...