TP.HCM chuyển đổi 3 bệnh viện dã chiến thành bệnh viện điều trị COVID-19
Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 1, 6 và 13 sẽ chuyển đổi thành bệnh viện điều trị COVID-19 để tiếp nhận người bệnh có triệu chứng trung bình, nặng hoặc có triệu chứng chuyển nặng từ các khu cách ly tập trung F0 quận, huyện.
Nhân viên y tế trong một ca trực điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM – Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng vừa ký văn bản khẩn gửi đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 và Bệnh viện điều trị COVID-19 về việc sắp xếp người bệnh theo đúng phân tầng phù hợp.
Ông Thượng cho biết thực hiện chỉ đạo của chủ tịch UBND TP về việc đảm bảo tất cả các trường hợp F0 khi cần chăm sóc y tế phải được chuyển đến các cơ sở thu dung điều trị COVID-19, không để người bệnh tử vong vì chậm trễ, Sở Y tế đề nghị các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 chịu trách nhiệm tiếp nhận, điều trị các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, có hoặc không có bệnh lý nền kèm theo, tuyệt đối không từ chối các trường hợp F0 có bệnh lý nền ổn định.
Các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 1, số 6, số 13 sẽ chuyển đổi thành bệnh viện điều trị COVID-19 để tiếp nhận người bệnh có triệu chứng trung bình/nặng, có hoặc không có bệnh lý nền hoặc tiếp nhận các trường hợp có triệu chứng chuyển nặng từ các khu cách ly tập trung F0 quận, huyện.
Đồng thời, 18 bệnh viện điều trị COVID-19 (danh sách bên dưới) rà soát tất cả người bệnh không triệu chứng đã được điều trị ổn định để chuyển về các bệnh viện dã chiến, nhằm sẵn sàng giường trống tiếp nhận các trường hợp khác.
Sở Y tế đề nghị giám đốc các bệnh viện cho người bệnh xuất viện khi đủ các tiêu chuẩn. Cụ thể, kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày 7 âm tính hoặc dương tính với giá trị CT>=30; trường hợp dương tính với giá trị CT
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP ngày 26-7 cho biết tính đến hết ngày 25-7, TP có 61.192 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố (chưa tính số ca nhiễm đã công bố sáng 26-7).
Hiện TP đang điều trị cho 38.733 bệnh nhân dương tính, trong đó có 657 bệnh nhân nặng đang thở máy và 12 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tính cộng dồn đến nay đã có 561 bệnh nhân tử vong.
Danh sách 18 bệnh viện điều trị COVID-19 có người bệnh ổn định không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ
Tây Ninh chuyển đổi tất cả bệnh viện công thành bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19
Phó giám đốc Sở Y tế Tây Ninh Trần Văn Sỹ vừa có thông báo số 3198, kể từ ngày 26-7, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thực hiện chuyển đổi công năng thành bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng là một trong những bệnh viện tư nhân được phép tiếp nhận khám chữa bệnh – Ảnh: TUẤN ANH
Cũng theo thông báo trên, các cá nhân có nhu cầu khám, chữa bệnh, cấp cứu thuộc các huyện Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu và thị xã Trảng Bàng liên hệ khám và điều trị tại Bệnh viện Xuyên Á, thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Còn đối với người dân thuộc các huyện Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu, thị xã Hòa Thành và thành phố Tây Ninh khi có nhu cầu khám, chữa bệnh, cấp cứu thì liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa tư nhân Hồng Hưng, thuộc thị xã Hòa Thành.
Tính đến ngày 25-7, Tây Ninh đã thiết lập 198 vùng phong tỏa, trong đó đang phong tỏa 188 vùng, 10 vùng đã giải tỏa.
Hiện có 3.355 người cách ly tập trung; 8.898 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú; tình hình sức khỏe 748 bệnh nhân đang điều trị COVID-19 (tính đến 7h ngày 25-7), gồm 274 trường hợp có triệu chứng (trong đó: 19 trường hợp trở nặng và 2 trường hợp nguy kịch) và còn lại 474 trường hợp chưa phát hiện triệu chứng bất thường. Đã có 7 ca tử vong.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tỉnh Tây Ninh, các điểm nóng ở tại huyện Dương Minh Châu và thị xã Trảng Bàng có số lượng bệnh nhân gia tăng theo từng ngày; các địa phương khác như thị xã Hòa Thành, thành phố Tây Ninh; huyện Gò Dầu, Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên, Bến Cầu đều có phát sinh ca nhiễm COVID-19 cộng đồng.
Tăng cường thực hiện Chỉ thị 16 tại TP.HCM: Giám sát chặt các ca F0, F1 cách ly tại nhà
Trong số nhiều nội dung chỉ đạo, lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu giám sát, quản lý chặt chẽ các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà.
Bệnh nhân dương tính Covid-19 điều trị tại Bệnh viện hồi sức Covid-19 TP.HCM. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký ban hành văn bản khẩn gửi các sở, ban ngành, TP.Thủ Đức, quận huyện về việc tiếp tục tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn TP theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy.
Theo UBND TP, trước tình hình Covid-19 diễn biến nhanh, khó lường, để ngăn chặn số ca nhiễm mới, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, bảo vệ hệ thống y tế và khả năng điều trị, cứu chữa bệnh nhân; UBND TP chỉ đạo tập trung thực hiện một số biện pháp.
Theo đó, thời gian thực hiện các nội dung này từ 24.7 đến hết ngày 1.8, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để xảy ra trường hợp không chấp hành nghiêm quy định trên địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Bản tin Covid-19 ngày 24.7: Cả nước công bố 9.256 ca bệnh; TP.HCM, Hà Nội phải dùng biện pháp mạnh
Kiểm soát chặt chẽ tại nhà với F0, F1
Cụ thể, về nâng cao hiệu quả công tác xét nghiệm, điều trị và tiêm vắc xin, cần truy vết, xét nghiệm nhanh, tìm nguồn F0 và cách ly F1 sớm, tránh lây lan trong cộng đồng; phát huy thế mạnh của xét nghiệm test kháng nguyên nhanh tại các vùng nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, điểm nóng để quét nhanh, bóc tách trường hợp nghi nhiễm và nhiễm Covid-19 ra khỏi cộng đồng. Đồng thời, tổ chức chặt chẽ đội nhóm trực 24/24 để tiếp nhận thông tin tại từng khu phố, ấp và đáp ứng kịp thời xét nghiệm cho người có triệu chứng, người có yếu tố dịch tễ (kể cả trong khu vực phong tỏa, khu vực nguy cơ hay khu vực cộng đồng ít nguy cơ).
Thực hiện tốt công tác theo dõi F0 tại các cơ sở cách ly tập trung tại TP.Thủ Đức và các quận huyện, bệnh viện dã chiến tiếp nhận điều trị Covid-19 và phát huy Đội phản ứng nhanh của các quận, huyện và TP.Thủ Đức để kịp thời xử lý ngay khi người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng.
Công tác tiêm vắc xin đợt 5 đang triển khai. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
UBND TP cũng yêu cầu Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, bệnh viện thu dung, điều trị và các quận, huyện, TP.Thủ Đức thực hiện nghiêm việc cập nhật thông tin liên quan đến công tác xét nghiệm, cách ly, điều trị Covid-19 để Trung tâm cấp cứu 115 TP có số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời nhằm giúp điều hành tốt công tác chuyển viện, cấp cứu bệnh nhân trong thời gian sớm nhất nhằm giảm thiểu tử vong.
Về công tác tổ chức tiêm vắc xin, UBND TP.HCM nhấn mạnh cần tập trung thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin đợt 5 đảm bảo an toàn, công bằng, minh bạch. Trong đó, cần ưu tiên cho người cao tuổi (trên 65 tuổi) và người có bệnh nền; với mục tiêu là tiêm an toàn, không chạy theo tiến độ, thực hiện đúng tinh thần giãn cách. Đồng thời đẩy nhanh công tác đàm phán và mua vắc xin, phấn đấu đến quý 1/2022 sẽ có 2/3 dân số TP được tiêm vắc xin Covid-19.
Hỗ trợ người lao động kịp thời
Về đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, tổ chức thực hiện phương án cung ứng hàng hóa phù hợp trên cơ sở tình hình, diễn biến dịch bệnh hiện nay; hỗ trợ nguồn hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho các quận, huyện, TP.Thủ Đức để kịp thời phân phối đến người dân tại các khu cách ly, khu phong tỏa và bệnh viện dã chiến.
Đối với công tác hỗ trợ người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, UBND TP giao Sở LĐ-TB-XH TP tiếp tục đẩy nhanh thực hiện giải ngân gói an sinh xã hội cho người lao động không giao kết hợp đồng lao động; người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể bị dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền. Khẩn trương rà soát, đề xuất, tiến hành hỗ trợ đối với các lao động tự do không đủ điều kiện được hỗ trợ.
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về phòng chống dịch
Về công tác đảm bảo giao thông, an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ trên địa bàn TP, UBND TP.HCM giao Công an TP chủ trì, phối hợp với các ban, ngành tổ chức các chốt trạm kiểm soát cấp TP, trong đó chỉ thực hiện kiểm tra đối với các phương tiện có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống dịch và an toàn giao thông. Không thực hiện kiểm tra phòng, chống dịch tại chốt kiểm soát dịch trên tất cả các tuyến giao thông đối với phương tiện vận tải hàng hoá có giấy nhận diện phương tiện (QR code) do Sở GTVT tỉnh, TP trực thuộc T.Ư cấp nhằm tạo điều kiện lưu thông hàng hoá.
Đồng thời, chỉ đạo công an địa phương tham mưu tổ chức các chốt trạm kiểm soát cấp quận, huyện, TP.Thủ Đức và tổ tuần tra xử lý đảm bảo khép kín địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, Chỉ thị 16, Chỉ thị 12 hoặc lợi dụng tình hình dịch bệnh để hoạt động phạm tội hoặc xuyên tạc, kích động, chống phá trên địa TP.
UBND TP cũng giao cho UBND TP.Thủ Đức, các quận huyện xử lý các vấn đề nhân đạo tại địa bàn, khu điều trị. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát vai trò người đứng đầu UBND phường, xã, thị trấn trong xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, bảo đảm các chỉ đạo của các cấp phải được tổ chức triển khai kịp thời đến từng khu phố, ấp và hộ dân.
Ngoài ra, củng cố phát huy vai trò của tổ giám sát và tuyên truyền Covid-19 cộng đồng để kiểm tra, giám sát thực hiện nghiêm túc các quy định trong khu vực phong tỏa, khu cách ly tập trung trên địa bàn quản lý, nhất là giám sát, quản lý chặt chẽ các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà và thực hiện cưỡng chế, xử phạt thật nghiêm đối với người vi phạm theo quy định.
TP.HCM: Sở Y tế đề nghị các đơn vị báo cáo đủ số liệu trường hợp nghi nhiễm, nhiễm Covid-19 Ngày 24.7, Sở Y tế TP.HCM có gửi văn bản khẩn đến các đơn vị về việc báo cáo số liệu liên quan các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở. Người nhiễm Covid-19 chờ nhập viện điều trị tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 6 (TP.Thủ Đức) chiều 24.7. ẢNH: NGỌC...