TPHCM: Chuẩn bị nghỉ hưu, hiệu trưởng được điều về làm… giáo viên
Còn khoảng 2 năm nữa là nghỉ hưu nhưng do không được Sở GD-ĐT TPHCM quyết định tái bổ nhiệm nên một hiệu trưởng Trường THPT ở huyện Hóc Môn được điều về làm giáo viên tại địa bàn khác.
Ảnh minh họa
Bắt đầu từ tháng 2/2019, bà Đ.T.K.N., hiệu trưởng một Trường THPT ở Hóc Môn được điều về làm công tác dạy học tại Trường THPT Võ Trường Toản, Q.12, TPHCM.
Được biết, bà Đ.T.K.N. đã làm hiệu trưởng hai nhiệm kỳ tại trường cũ, còn khoảng hai năm nữa là bà đến tuổi về hưu.
Không được bổ nhiệm tiếp tục làm hiệu trrưởng, bà N. đề xuất nguyện vọng muốn về công tác tại trường THPT Võ Trường Toản, nơi bà từng gắn bó nhiều năm trước đây.
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, bà N. đã kết thúc hai nhiệm kỳ làm hiệu trưởng (10 năm) ở ngôi trường hiện tại. Sở có quyết định không tái bổ nhiệm bà N. tiếp tục làm hiệu trưởng.
Video đang HOT
Theo nguyện vọng của bà N., Sở chấp thuận bắt đầu từ tháng 2/2019, bà sẽ về trường THPT Võ Trường Toản làm công tác dạy học.
Ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản nơi tiếp nhận bà N., cho biết, trường đã nhận được quyết định nhận bà N. về làm công tác dạy học tại trường của Sở GD-ĐT. Nhiều khả năng, bà N. sẽ được giao dạy Văn khối 11 đúng chuyên môn.
Được biết, khi giữ vai trò hiệu trưởng, bà Đ.T.K.N. đã có một số sai phạm trong công tác quản lý, thu chi sai quy định. Có những năm bà N. không trực tiếp đứng lớp nhưng vẫn nhận tiền phụ cấp ưu đãi. Sau đó, Sở GD-ĐT TPHCM vào cuộc kiểm tra và thu hồi lại số tiền bà N. nhận không đúng quy định.
Lê Đăng Đạt
Theo Dân trí
Bị tố sai phạm, Trường tiểu học Nguyễn Trung Trực né tránh báo chí!
Sau khi nhận được phản ánh, tố cáo những sai phạm và bất hợp lý trong công tác phân công giáo viên giảng dạy và vấn đề thu phí xã hội hóa, PV đã nhiều lần đến trường liên hệ nhưng hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Trung Trực (Ba Đình, Hà Nội) luôn vắng mặt, né tránh báo chí.
Vừa qua, báo Người tiêu dùng nhận được phản ánh liên quan đến việc tố cáo những sai phạm và bất hợp lý trong công tác phân công giảng dạy tại Trường tiểu học Nguyễn Trung Trực. Cụ thể, theo phản ánh, năm học 2015 - 2016, giáo viên chủ nhiệm lớp 5c theo đúng lịch nghỉ hưu vào tháng 3/2016, khi đó trường đang có cô giáo N.T.H. đang là giáo viên trong biên chế nhưng không được phân công vào lớp đó mà để cô giáo khác lúc đó giáo viên môn Mỹ Thuật (khi đó cô giáo này chưa có bằng cấp liên quan giáo dục tiểu học) chủ nhiệm và phê học bạ cho học sinh.
Khuôn viên Trường tiểu học Nguyễn Trung Trực.
Đồng thời, theo phản ánh, trong năm học này, nhà trường thu học sinh lớp 1 số tiền 2.2 triệu/hs mua điều hòa, máy chiếu đa vật thể, bảng tương tác. Nhưng từ đó đến nay, sau 3 năm học sinh không được sử dụng bảng này do không mua bài giảng trên máy, chỉ mua về để đó.
Năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018, nhà trường tiếp tục thu các khoản xã hội hóa cho học sinh lớp 1 là 1.7 triệu và 1.6 triệu qua các năm để mua điều hòa, máy chiếu, hỗ trợ học tập. Theo phản ánh, các khoản phí này không chuyển đến ban phụ huynh học sinh mà nhà trường tự ý sử dụng. Hiện tại, máy móc của lớp nào hỏng, lớp đó tự bỏ tiền ra sửa. Riêng với năm học 2016 - 2017: Mỗi giáo viên chủ nhiệm kí 2 bảng tiền chăm sóc bán trú nhưng chỉ nhận được một lần.
Ngoài ra liên quan đến công tác phân công giảng dạy, năm học 2017 - 2018, hiệu trưởng nhận một số giáo viên hợp đồng phân công đứng lớp một mình trong khi cô N.T.H. nói trên không được phân công giảng dạy và chỉ làm văn phòng.
Mặc dù có giấy giới thiệu từ Phòng GDĐT quận Ba Đình nhưng BGH Trường tiểu học Nguyễn Trung Trực vẫn không làm việc
Liên quan đến phản ánh này, PV đã nhiều lần có mặt tại Trường tiểu học Nguyễn Trung Trực để trao đổi thông tin. Mặc dù PV đã có giấy giới thiệu của Phòng GDĐT quận Ba Đình giới thiệu trực tiếp xuống gặp ban giám hiệu trường nhưng cũng không được làm việc.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đắc Hùng - Trưởng phòng GDĐT quận Ba Đình cho biết: "Chúng tôi sẽ ghi nhận sự việc và yêu cầu ban giám hiệu Trường tiểu học Nguyễn Trung Trực báo cáo. Trước mắt, tôi sẽ giới thiệu bạn xuống làm việc trực tiếp với cô hiệu trưởng để ghi nhận vấn đề."
Tuy nhiên, sau các lần tới ngôi trường này, PV chỉ được để lại thông tin tại phòng bảo vệ và hứa hẹn sẽ báo cáo để liên hệ lại làm việc. Cho đến nay, sau gần một tháng trôi qua, ban giám hiệu trường dường như đang coi thường cả chỉ đạo của Phòng GDĐT, đồng thời né tránh báo chí về sự việc nêu trên!
Để tiếp tục tìm hiểu vấn đề, sau khi có kết quả báo cáo từ Phòng GDĐT quận Ba Đình, báo Người tiêu dùng sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong các kỳ tiếp theo.
Dương Nhung
Theo nguoitieudung
Quảng Bình: Không có nhu cầu, giáo viên vẫn bị "ép" đi học bồi dưỡng Dù không có nhu cầu nhưng nhiều giáo viên tại huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) vẫn phải đăng ký đi học bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp bởi có công văn bắt buộc từ UBND huyện và cả Phòng Nội vụ huyện này. Buộc hơn 1.000 giáo viên phải đi học Bước vào năm học 2018 - 2019, Phòng Nội vụ huyện...