TP.HCM chuẩn bị cho học sinh quay lại trường học: Xuất hiện phòng cách ly đặc biệt mang tên “phòng chờ” để tránh ảnh hưởng đến tâm lý học sinh
Từ ngày 4/5/2020 học sinh lớp 9 và 12 tại TP HCM sẽ đi học trở lại sau một thời gian dài nghỉ vì dịch Covid-19. Chúng tôi đến thăm Trường chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường quốc tế Việt Nam – Phần Lan để ghi nhận công tác chuẩn bị phòng dịch cho học sinh.
Trường học TP.HCM chuẩn bị an toàn cho học sinh quay trở lại sau dịch COVID-19
Sau khoảng thời gian dài học sinh toàn quốc được nghỉ học để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 với nhiều diễn biễn phức tạp trên toàn cầu, kể từ ngày 4-5-2020, nhiều địa phương đã quyết định cho học sinh các cấp trên địa bàn đi học trở lại.
Các trường học đã có những chuẩn bị cho việc quay trở lại dạy và học.
Tại TP.HCM, học sinh lớp 9 và 12 tại TP HCM sẽ đi học trở lại trong tuần đầu tiên của tháng 5. Để đảm bảo an toàn cho học sinh cũng như các giáo viên, các trường học đã có những chuẩn bị cơ bản và chu đáo để bắt đầu việc dạy và học.
Trường chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường quốc tế Việt Nam – Phần Lan đã có những chuẩn bị chi tiết và cẩn thận để thầy và trò có thể học tập đi kèm phòng chống dịch đạt hiệu quả tốt nhất.
Những thói quen mới tại môi trường học tập sẽ được hình thành trong giai đoạn chung sống và phòng chống dịch
Chúng ta đã ghi nhận được những thành công bước đầu trong công tác phòng chống dịch trên toàn quốc. Với những thành quả ngăn chặn sự lây lan cộng đồng đã đạt được, việc đưa các hoạt động xã hội quay trở lại với nhịp độ bình thường là điều hiển nhiên sẽ diễn ra.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể chủ quan với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chính vì vậy, các hoạt động xã hội bắt buộc phải đi kèm với các biện pháp phòng chống dịch.
Các bồn rửa tay tại trường Trần Đại Nghĩa.
Việc đưa học sinh quay lại trường học sau thời gian dài nghỉ dịch đã được các nhà trường chuẩn bị 1 cách kỹ lưỡng, đảm bảo việc chung sống với biện pháp phòng chống dịch sẽ trở thành thói quen của học sinh và các cán bộ giáo viên của nhà trường.
Chúng tôi có mặt tại Trường chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường quốc tế Việt Nam – Phần Lan để lắng nghe chia sẻ của các giáo viên về quy trình cụ thể cũng như các biện pháp phòng dịch xen kẽ với hoạt động thường ngày của học sinh tại trường học.
Bước đầu tiên không thể thiếu đó chính là sàng lọc các trường hợp có thân nhiệt cao hơn bình thường. Tại 2 ngôi trường này đều bố trí khu vực kiểm tra thân nhiệt cả tất mọi người ra vào trường học, từ học sinh đến giáo viên hay phụ huynh học sinh, các nhân viên có nhiệm vụ đặc thù trong khu vực trường học.
Khoảng cách đúng quy định và các bàn học đều ghi tên học sinh.
Với trường học Quốc tế Việt Nam – Phần Lan, khu vực tập trung sẽ được bố trí các ghế ngồi đảm bảo khoảng cách quy định. Các trường công lập có diện tích rộng như trường chuyên Trần Đại Nghĩa, mỗi phòng học tuy có diện tích lên đến hơn 80m2 nhưng chỉ bố trí cho khoảng 40 học sinh ngồi học để đảm bảo khoảng cách an toàn.
Bên cạnh đó, rửa tay với các dung dịch khử khuẩn là 1 trong những biện pháp cơ bản nhưng không thể thiếu, nhất là trong môi trường cộng đồng như trường học, lớp học.
Trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan luôn tạo cho học sinh thói quen rửa tay đúng quy trình từ trước khi xuất hiện dịch Covid-19, chính vì vậy việc giám sát, đôn đốc học sinh tạo thành thói quen mới trong giai đoạn này không quá khó khăn.
Bố trí chỗ ngồi đảm bảo an toàn cần thiết.
Để nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của việc rửa tay trong môi trường xuất hiện đông người suốt thời gian dài, trường còn bổ sung thêm bồn rửa tay ngay trong các phòng học.
Trước ngày đón học sinh quay trở lại, công tác khử khuẩn không gian trường tại trường chuyên Trần Đại Nghĩa đã được diễn ra 1 cách nghiêm túc. Vệ sinh các bề mặt có nhiều tiếp xúc như bàn học, ghế ngồi, bảng…
“Trường Trần Đại Nghĩa có 1 lợi thế là khu vực học tập rất thông thoáng, các phòng học đều có rất nhiều cửa sổ”, cô Trần Thị Hồng Thủy – Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa chia sẻ.
“Phòng chờ” – cách gọi phòng cách ly trong trường hợp cần thiết giúp học sinh không bị ảnh hưởng tâm lý
Trong tuần đầu tiên đón học sinh quay trở lại, do nhà trường chỉ tổ chức học 1 buổi nên trường chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tạm ngừng hoạt động bán trú.
Tương tự với trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan, nếu như thông thường phòng ăn rộng rãi và thoáng đáng của nhà trường sẽ phục vụ buffet cho học sinh thì nay sẽ các phần ăn sẽ được chia sẵn và đặt tại các bàn ăn cho học sinh.
Trường cũng có 1 cách bố trí chỗ ngồi khi ăn khá thú vị nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách tiêu chuẩn, đó là các bàn ăn chỉ có 2 học sinh và sẽ ngồi đối diện và chéo nhau.
Học sinh có biểu hiện ốm sốt, ho… sẽ được chuyển đến phòng cách ly thay vì phòng y tế của nhà trường.
Mỗi trường học trong giai đoạn thích ứng và chung sống với các biện pháp tránh dịch cộng đồng này đều xuất hiện thêm 1 căn phòng khá đặc biệt, đó là phòng cách ly.
Cô Nguyễn Thị Thu Huyền – Phó hiệu trưởng trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan cho biết quy trình xử lý khi xuất hiện các trường hợp y tế.
“Phòng y tế của trường quốc tế Việt Nam – Phần Lan sẽ chỉ tiếp nhận những trường hợp học sinh bị trầy xước, đau bụng… Những trường hợp có các biểu hiện nghi ngờ như sốt cao, ho… nhà trường sẽ đưa các em lên phòng cách ly trên tầng 3 của nhà trường.
Ngay sau đó, giáo viên sẽ liên hệ với phụ huynh học sinh cũng như tìm kiếm sự trợ giúp của các cơ quan y tế gần nhất”.
Tương tự như vậy với trường chuyên Trần Đại Nghĩa, chỉ cần học sinh có những biểu hiện đặc thù, giáo viên sẽ nhanh chóng thực hiện các quy trình theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
“Học sinh ở độ tuổi này còn khá nhỏ nên để tránh những ảnh hưởng tâm lý như sợ sệt, lo lắng khi xuất hiện các biểu hiện ốm sốt, ho… thì nhà trường đã thống nhất gọi căn phòng cách ly là ‘phòng chờ’. Trong thời gian chờ đợi phụ huynh cũng như các công tác y tế cần thiết, học sinh sẽ được đưa đến phòng này mà không bị tác động tiêu cực đến tâm lý”.
20 năm Trần Chuyên: Cựu học sinh rưng rưng kỷ niệm với trường chuyên Trần Đại Nghĩa
20 năm Trần Chuyên được đánh dấu bởi một ngày đặc biệt, hôm nay, 31.3.2020. Dù không thể về cùng nhau thăm ngôi trường xưa do dịch Covid-19, nhưng những ký ức về năm tháng dưới mái trường trong họ không thể xóa nhòa.
Anh Lê Đình Hiếu, gương mặt trẻ tiêu biểu (thứ 3 từ phải qua, hàng dưới cùng) và các bạn Trần Chuyên - Ảnh NVCC
Hôm nay 31.3.2020, kỷ niệm 20 năm thành lập Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (20 năm Trần Chuyên), TP.HCM, ngôi trường đã nuôi dưỡng nhiều bạn trẻ tài năng cho đất nước. Nhân dịp này, những cựu học sinh của trường chia sẻ nhiều kỷ niệm xúc động.
Câu chuyện của gương mặt trẻ tiêu biểu Lê Đình Hiếu
Hơn 15 năm trước, anh Lê Đình Hiếu, CEO G.A.P Institute, một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc 2018 đã rời mái Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, để bắt đầu những giấc mơ du học, và chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày mình trở lại trường với một vai trò cực kỳ thú vị: Chủ tịch đầu tiên của Hội cựu học sinh Trần Đại Nghĩa. Càng đặc biệt hơn nữa, khi năm thành lập đầu tiên của Hội cũng là kỷ niệm 20 năm Trần Chuyên.
Anh Hiếu chia sẻ với phóng viên kỷ niệm đặc biệt về mái trường mình từng gắn bó: "Ngày hôm nay, tôi đã trở thành một doanh nhân, tốt nghiệp từ những trường kinh doanh như Stanford hay University of Pennsylvania, từng giữ những chức vụ giám đốc, lãnh đạo tại các tập đoàn lớn của Việt Nam và thế giới; nhưng có một chuyện tôi chưa từng kể: "trải nghiệm' kinh doanh đầu tiên của mình lại bắt đầu ở Trường chuyên Trần Đại Nghĩa".
Hội chợ lớp 12 mà anh Lê Đình Hiếu còn nhớ - Ảnh NVCC
"Cách đây 15 năm, khi chiếc iPhone chưa ra đời, smartphone còn là một khái niệm xa lạ, thì tôi phát hiện ra các chương trình văn nghệ tại trường tuy rất hấp dẫn, nhưng diễn một lần xong là mất, bao nhiêu khoảnh khắc rất đẹp chỉ diễn ra một lần. Vì thế, tôi quyết định lấy chiếc camera của ba, và đi ghi hình lại các buổi diễn văn nghệ vào lễ 20.11 hay 26.3. Đến hội chợ cuối năm, khi các gian hàng đều tập trung vào bán hàng đồ ăn, hàng lưu niệm, móc khóa, áo lớp, thì mình là gian hàng duy nhất bán 'sản phẩm công nghệ': 1 chiếc đĩa DVD lưu lại toàn bộ các tiết mục văn nghệ của cả trường trong suốt năm học đó. 100 đĩa DVD bán hết sạch trong vòng 1 giờ đồng hồ. Giá trị lớn nhất của tôi từ kỷ niệm này không phải là bao nhiêu tiền mình kiếm được, mà chính là cảm giác vui sướng khi giúp hàng trăm người bạn khác trong trường lưu giữ được những kỷ niệm đẹp...", anh Lê Đình Hiếu kể
Hôm nay mái trường Trần Chuyên tròn 20 năm tuổi - Ảnh Thùy Trang
Các em phải như cái cây...
Tâm sự của chị Hồ Khuê Anh, 23 tuổi, hiện là du học sinh Trường ĐH New York, Mỹ tràn đầy xúc động. Từ nước Mỹ, chị Hồ Khuê Anh nhớ về "mái nhà thứ hai" là Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM, có hoa sứ thơm, có những chùm bong bóng bay lên trời vào lễ trưởng thành: "20 năm Trần Chuyên. Trong đó, có 7 năm, thuộc về tôi".
"Trần Chuyên là ngôi nhà thứ 2 của tôi, bởi nơi đây đã nuôi tôi trưởng thành, bởi có những kỷ niệm làm nao nức lòng người, khiến cho ta không muốn lớn. Tôi còn nhớ năm tụi tôi tổ chức sinh nhật cho cô giáo dạy văn. Cô bảo lần đầu tiên cô được học trò tổ chức sinh nhật. Tôi nhớ lời cô Tuyết thầy Hùng, 'các em phải như cái cây; phải có gốc rễ thật sâu thì mới vươn xa ra năm châu được', 'khi ở trường ta học rồi mới kiểm tra, còn ra đời nhiều khi kiểm tra rồi mới học'", Khuê Anh nói.
Khuê Anh và kỷ niệm về mái trường Chuyên Trần Đại Nghĩa - Ảnh NVCC
Tự hào là học sinh chuyên Trần Đại Nghĩa
Đó là tâm sự của anh Nguyễn Hoàng, 33 tuổi, học sinh niên khóa 2002-2005, hiện là Associate Director (Phó giám đốc) của tập đoàn KMPG tại TP.HCM, một trong những công ty kiểm toán và dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới.
Anh Hoàng bây giờ - Ảnh NVCC
Và anh Hoàng năm xưa ở Trần Đại Nghĩa (ngồi, bìa phải) - Ảnh NVCC
"Tâm trí tôi lúc này hiện lên hình ảnh lớp học 10A7, 11A7, 12A7; hình ảnh các thầy các cô; hình ảnh tôi đóng kịch tiếng Anh trong lớp; hình ảnh 2 thằng bạn thân; hình ảnh tôi bước ra sân khấu biểu diễn văn nghệ 20.11; hình ảnh thầy cô giám thị đi ngoài hành lang. Những hình ảnh trong trẻo, hồn nhiên đó như tưới mát, làm dịu tâm hồn tôi, vốn đang chất chứa bao âu lo, muộn phiền của công việc hằng ngày. Cám ơn Trường chuyên Trần Đại Nghĩa đã cho tôi những kỷ niệm đẹp để nhớ về, mái trường giúp tôi "học để biết, học để làm, học để chung sống". Tôi luôn tự hào là học sinh của trường Trần Chuyên", anh Nguyễn Hoàng chia sẻ.
20 năm Trần Chuyên, những viên kẹo ngọt ngào
Nguyễn Giang, 19 tuổi, chia tay Trần Chuyên được 2 năm, hiện bạn là sinh viên năm hai ngành khoa học dinh dưỡng tại ĐH McGill, Canada. Trong ngày 20 năm Trần Chuyên, Giang chia sẻ những cảm xúc bồi hồi: "Quãng thời gian 5 năm với gắn bó Trần Chuyên là không quá dài, nhưng cũng đủ để lưu lại những luyến tiếc. Trần Chuyên cho tôi những'viên kẹo' ngọt ngào, nhưng cũng đôi lần lẫn vị đắng. Hôm nay Trần Chuyên 20 tuổi, tôi muốn nói Trần Chuyên vẫn mãi là chốn đi đi về về, là ngôi nhà đầy ắp kỷ niệm của tuổi thanh xuân".
Giang (ngồi chính giữa, giơ ngón tay chữ V) cùng các bạn Trần Chuyên - Ảnh NVCC
18 mùa xuân bên Trần Chuyên
Hôm nay 20 năm Trần Chuyên, và cũng là lúc cô giáo Nguyễn Phạm Thùy Trang, giáo viên tiếng Anh bước sang năm thứ 18 dạy học ở mái trường này. Bao nhiêu vui, buồn đã có, cô Thùy Trang chia sẻ không thể quên được những lần thầy cô tập ca hát múa cho cuộc thi cán bộ nữ công do công đoàn ngành giáo dục tổ chức. Nhưng ngày mà 5 tiết dạy buổi sáng đã mệt nhoài, ăn vội hộp cơm, thầy cô tranh thủ tập dượt để không ảnh hưởng đến giờ đứng lớp buổi chiều.
Đội văn nghệ các giáo viên như cô Trang được các em học sinh Trần Chuyên động viên, tiếp sức - Ảnh NVCC
Có lần các cô giáo phải mang những đôi giày cao gót và tập đi "catwalk" để tham dự cuộc thi thời trang, sau buổi lại xoa dầu vào chân cho nhau; hay hết giờ dạy buổi chiều lại tập luyện tới tối khuya. Rồi niềm vui vỡ oà khi chúng tôi giành giải nhất ngành giáo dục thành phố, sau đó là giải nhất toàn thành phố. Chúng tôi sẽ nhớ mãi sự cổ vũ reo hò nhiệt tình của các em học sinh Trần Chuyên thân yêu khi diễn lại các tiết mục dự thi ngay tại sân trường của mình, đó là niềm động viên lớn lao nhất...".
20 năm Trần Chuyên, 30 năm và lâu hơn nữa, những kỷ niệm đẹp đẽ sáng tươi dưới mái trường này vẫn đang được bao thế hệ học sinh, giáo viên ghi lại.
Thúy Hằng
Rút ngắn thời gian nghỉ hè, tăng thêm kỳ nghỉ: Việc áp dụng vẫn là câu hỏi lớn? Một số giáo viên cho rằng thay vì cho học sinh nghỉ 3 tháng hè như hiện nay, phương án học 2 kỳ với nhiều lần nghỉ trong năm có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, không nên áp dụng đồng loạt trong cả nước mà nên tùy từng điều kiện thực tế của các địa phương Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng...