TP.HCM chú trọng giảm tải chương trình giáo dục
UBND TP.HCM giao Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp quản lý giáo dục theo tinh thần tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Chú trọng giảm tải chương trình nhằm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.
Năm học mới, học sinh TP.HCM sẽ được giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo – B.THANH
Ngày 31.8, UBND TP.HCM ban hành các chỉ thị yêu cầu các sở, ban, ngành, các quận, huyện nghiêm túc thực hiện trong năm học 2018 – 2019.
Trong đó, UBND TP.HCM giao Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp quản lý giáo dục theo tinh thần tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Chú trọng giảm tải chương trình nhằm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đạo đức của học sinh, sinh viên theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất, năng lực của người học.
Tiếp tục thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh nhằm trang bị những kiến thức cần thiết để học sinh có thể hòa nhập cộng đồng, chủ động, tháo vát, tự giải quyết các vấn đề khó khăn…
Lưu ý tiến độ xây dựng trường lớp
Về phía trách nhiệm của 24 quận, huyện, thành phố yêu cầu tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch quỹ đất dành cho giáo dục, đáp ứng quy hoạch hệ thống trường lớp.
Video đang HOT
Tích cực, chủ động chuẩn bị dự án đầu tư phát triển trường học, đẩy mạnh thu hút đầu tư xã hội để đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đặc biệt lưu ý tiến độ xây dựng trường mầm non trong KCX- KCN. Sự phát triển trường lớp vừa nhằm giảm sĩ số lớp học, vừa tăng mạnh số trường dạy 2 buổi/ngày. Các dự án trường học phải đáp ứng yêu cầu phòng học theo môn, phòng thực hành, hoạt động TDTT học đường…
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM chỉ đạo Sở phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan thực hiện tốt công tác tuyển dụng giáo viên, đảm bảo an toàn, an ninh trong và ngoài trường học.
Theo thanhnien.vn
Lý giải về "mùa vàng" trong các kỳ thi Olympic
Đằng sau sự vinh danh tên tuổi của những học sinh Việt Nam trên đấu trường quốc tế, ngoài khả năng thiên bẩm và sự nỗ lực của trò, còn là sự hy sinh, nỗ lực thầm lặng và bền bỉ của những người thầy cũng như sự cập nhật với trình độ giáo dục thế giới cả về lý thuyết lẫn thực hành...
Hoàng Hữu Quốc Huy (thứ 5 từ trái sang), học sinh lớp 12 chuyên toán 1, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa - Vũng Tàu là thí sinh cao điểm nhất kỳ thi Olympic toán quốc tế lần thứ 58 (IMO 2017) vừa diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil)
Cây trái đã cho mùa quả ngọt"
Năm 2017 là một năm thành công của giáo dục Việt Nam ở đấu trường Olympic quốc tế khi các đội tuyển đều đạt thành tích cao nhất trong lịch sử tham dự các kỳ thi Olympic từ trước đến nay bởi số lượng và chất lượng huy chương mà các em học sinh mang về cho Tổ quốc. Kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 58 năm 2017 (IMO 2017), đoàn học sinh Việt Nam đã xuất sắc giành 4 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ - thành tích cao nhất trong 43 lần Việt Nam tham dự IMO.
Đội tuyển Olympic Hóa học cũng có 4/4 thí sinh đều giành được huy chương với 3 HCV và 1 HCB. Với 4 HCV, 1 HCB, đội tuyển Olympic Vật lý của Việt Nam đứng thứ 5/86 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự... Lần đầu tiên, một thí sinh Việt Nam đạt 55% điểm thực hành và 75% điểm lý thuyết trong kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế.
Lý giải về "mùa vàng" của HS Việt Nam trong các kỳ thi Olimpic quốc tế năm 2017, ông Nguyễn Xuân Thành -Phó Vụ trưởng Vụ Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: "Năm nay, các đội tuyển được tập huấn tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, một ngôi trường có cơ sở vật chất rất tốt ở thủ đô. Các em có điều kiện tiếp xúc với những phòng thí nghiệm, thiết bị thí nghiệm hiện đại tầm cỡ thế giới. Các em đều cho biết là không còn bỡ ngỡ với các thiết bị thí nghiệm của cuộc thi".
Một trong những lý do khiến các Việt Nam "lạ lẫm" trong các kỳ thi Olimpic quốc tế là điều kiện thực hành thí nghiệm còn kém, nhất là những môn khoa học thực nghiệm như Vật lý, Hóa học, Sinh học. Mấy năm nay, chúng ta đã khắc phục được điều này nên thành tích các em đã cao hơn. Trong những năm qua, việc trang thiết bị dạy học trong các nhà trường đã được tăng cường. Thiết bị thí nghiệm trong các trường chuyên được quan tâm đầu tư có trọng điểm.
Học sinh vì thế đã được tiếp cận sớm với thiết bị thí nghiệm mang tầm quốc tế. Qua đó các em vừa nâng cao được năng lực thực hành thí nghiệm, khi tiếp xúc với các công cụ thí nghiệm trong các cuộc thi quốc tế thì các em không lạ lẫm. Như vậy là các em đã khắc phục được điểm yếu trong những năm trước đây là khi các em làm bài lý thuyết rất tốt nhưng khi làm bài thực hành thì tư duy vẫn rất tốt nhưng đôi khi có rào cản khi không quen với những thiết bị thí nghiệm. Điều này dẫn tới kết quả chưa được tốt, chưa phản ảnh hết năng lực của các em" .
Một lý do nữa, theo như ông Nguyễn Xuân Thành là chất lượng giáo dục đại tràđược nâng lên, và trên cái chân đế vững chắc đó, giáo dục mũi nhọn được quan tâm đầu tư có hiệu quả. Mặt khác, đây cũng là kết quả gặt hái của chủ trương dạy học các môn Toán và Khoa học bằng tiếng Anh tại các trường chuyên trong thời gian vừa qua đã giúp cho học sinh có đủ trình độ ngoại ngữ và tiếp cận với các tài liệu nước ngoài.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Hà - Trưởng khoa Hóa, trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ: So với những năm trước thì năm 2017, các em được tăng cường rất nhiều về thời gian, nội dung, kỹ năng làm bài thực hành Hóa học; phần này chiếm 40% điểm số và kết quả là các em đều làm tốt phần này".
Hay như em Trương Đông Hưng (HCV Olympic môn Sinh học, HS trường THPT Quốc học Huế), theo như lời kể của các thầy cô giáo trường Quốc học thì với khả năng tiếng Anh rất tốt, Hưng có thể tự đọc các tài liệu về môn Sinh học bằng tiếng Anh thông qua sách chuyên ngành hoặc các trang mạng chuyên về Sinh học: "Từ các thuật ngữ bằng tiếng Anh thì việc tra cứu thông tin sẽ dễ hơn, và từ những thông tin đó thì mình phải xử lý lại để có cái nhìn bao quát hơn về một vấn đề" - Hưng cho biết.
Khi niềm tin được đặt đúng chỗ
Hoàng Hữu Quốc Huy (trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn) không chỉ là thí sinh đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lọt vào đội tuyển tham dự Olympic Toán quốc tế của Việt Nam trong hơn 40 năm qua mà còn là một trong 3 thí sinh cùng có điểm thi cao nhất thế giới với tổng điểm bài thi là 35 điểm. Thế nhưng, theo như thầy Lê Bá Khánh Trình kể thì khi mới được chọn vào đội tuyển, nhiều thầy còn có cảm giác hơi lo lắng về Quốc Huy, bởi "nền tảng kiến thức của em chưa "dày" như các bạn".
Thầy Trình cũng cho rằng, "năm nào cũng sẽ có những HS như thế, nhưng thực ra sức bật của những em đó rất tốt, bởi trước đó các em không bị học quá nhiều, bộ nhớ trong não chưa bị đầy, nên tư duy trở nên nhạy bén". Và Quốc Huy đã không phụ niềm tin của thầy Trình về khả năng đúng điểm rơi khi giám khảo quốc tế cũng bất ngờ trước cách giải quyết vấn đề của Huy mà theo như thầy Lê Anh Vinh nhận xét thì "các làm bài của Huy rất tự nhiên, mà có đến hai bài hoàn toàn khác với đáp án, chẳng hạn bài hình thì cách làm của Huy rất ngắn, chỉ có mấy dòng".
Nhận xét về Hoàng Hữu Quốc Huy, thầy Trần Quang Vinh, giáo viên dạy Toán, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - người phát hiện được tố chất của em chia sẻ: "Cấp 2 Huy học cũng không quá đặc sắc, lên lớp 10 em học lớp Toán thường, tôi dạy bồi dưỡng lớp Huy buổi chiều và phát hiện em có tố chất nên đã đề xuất chuyển em qua lớp chuyên Toán 1. Và Huy nhanh chóng cho thấy năng lực của mình".
Hay như Trương Đông Hưng, kỷ niệm đáng nhớ nhất của em là bài kiểm tra học kỳ lớp 10 môn Sinh học của em chỉ đạt 4 điểm. Sau đó, Hưng bắt nhịp dần với việc học và đạt những thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
Học sinh giỏi thì thường rất cá tính, và muốn học sinh thành công thì người thầy không còn cách nào khác phải "thu phục" sự nể trọng của các em, có như vậy các em mới có sức bật. Như thầy Lê Bá Khánh Trình chia sẻ với báo giới: "Vai trò hàng đầu của các thầy khi dẫn HS đi thi là tuyền lửa nhiệt huyết cho các em. Thứ hai là mình phải dẫn dắt để các em có thái độ hiên ngang, để các em tự tin rằng mình có kém ai đâu!
Phải sẵn sàng một tâm thế để khi mình bước ra, các đoàn khác thấy mình là cũng phải nể đoàn mình. Có thế thì mình mới tạo được sự thoải mái cho chính mình trước khi thi". Công việc của một giáo viên phụ trách đội tuyển, vì vậy, không đơn thuần chỉ là truyền đạt kiến thức mà cả kỹ năng sống cho học sinh, kịp thời phát hiện những chuyển biến dù là nhỏ nhất trong suy nghĩ, tình cảm của các em để có những điều chỉnh kịp thời.
Năm 2017, các đoàn HS Việt Nam dự thi Olympic quốc tế đều gặt hái được thành công rực rỡ với những kết quả ngoạn mục, tạo ra những cơn mưa huy chương vàng với 14 HCV, trong đó, môn Toán và Vật lý, mỗi môn có 4 HCV, 3 HCV ở môn Hóa học.
An Khang
Theo giaoducthoidai.vn
Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ (Hoà Bình) trình diễn 63 thí nghiệm khoa học Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ vừa tổ chức hoạt động ngoại khóa trình diễn thí nghiệm khoa học của tổ Lý - Tin - Công nghệ. Thí nghiệm "ống nhạc lửa" thu hút sự tham gia, trải nghiệm của rất nhiều giáo viên, học sinh. Đây là hoạt động ngoại khóa bổ ích được trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức...