TP.HCM: Chốt thời gian kết thúc năm học, nghỉ hè từ 15/7

Theo dõi VGT trên

Quyết định điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 tại TP.HCM cho hay, các trường học hoàn thành chương trình học kỳ II năm học trước ngày 11/7. Kết thúc năm học trước ngày 15/7.

TP.HCM: Chốt thời gian kết thúc năm học, nghỉ hè từ 15/7 - Hình 1

Học sinh tại TP.HCM sẽ được nghỉ hè từ ngày 15/7. Ảnh minh họa

Theo Quyết định điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thônggiáo dục thường xuyên tại TP.HCM, các trường hoàn thành chương trình học kỳ II năm học trước ngày 11/7. Kết thúc năm học trước ngày 15/7.

Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp THCS trước ngày 31/7.

Do vậy, vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian nghỉ hè của học sinh TP.HCM muộn hơn 1,5 tháng so với kế hoạch được đề ra từ đầu năm.

Theo kế hoạch từ đầu năm 2019-2020 tại TP.HCM, học sinh mầm non bế giảng năm học từ ngày 25-29/5. Học sinh tiểu học bế giảng từ ngày 23 – 29/5; Xét hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 15/6. Học sinh THCS và THPT bế giảng năm học từ ngày 25-29/5; Xét tốt nghiệp THCS trước ngày 15/6. Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020- 2021 trước ngày 31/7.

Hiện tại sở GD&ĐT TP.HCM cũng đã công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 10. Đến ngày 4/9 mới hoàn thành chương trình tuyển sinh lớp 10.

Ngay sau khi quay trở lại trường sau dịch, sở GD&ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn chi tiết việc dạy và học sau. Các trường dành 2 tuần đầu ôn tập lại kiến thức. Thầy cô tiếp dạy theo chương trình đã được tinh giản của bộ GD&ĐT.

Ngày 13/3, bộ GD&ĐT gửi công văn hỏa tốc tới chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. Theo đó, năm học này sẽ kết thúc trước ngày 15/7.

'Hãy để học sinh nghỉ hè như ngày xưa tươi đẹp'

Dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng 20 năm trở lại đây kỳ nghỉ hè của học sinh bị rút ngắn lại. Trong khi đó, đây là kỳ nghỉ mang nhiều ý nghĩa, thật sự cần thiết với tr.ẻ e.m.

"Rất cần thiết đảm bảo cho học sinh có kỳ nghỉ hè đầy đủ, ý nghĩa. Chạy đua để học sinh đi học sớm đầu tháng tám sẽ là việc làm lợi bất cập hại", dịch giả Nguyễn Quốc Vương - người có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục - nêu quan điểm.

Trong bài viết gửi Zing, ông Nguyễn Quốc Vương cho rằng khoảng 20 năm trở lại đây, trong khi cơ quan quản lý giáo dục chỉ đạo "giảm tải" cho trường phổ thông, kỳ nghỉ hè của học sinh cứ ngắn dần. Xin giới thiệu bài viết của người từng là nghiên cứu sinh tiến sĩ về giáo dục lịch sử tại ĐH Kanazawa, Nhật Bản.

Hãy để học sinh nghỉ hè như ngày xưa tươi đẹp - Hình 1

Học sinh trườn THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM trong lễ bế giảng năm học. Ảnh: Quỳnh Trang.

Video đang HOT

Tại sao kỳ nghỉ hè ở Việt Nam ngắn lại?

Có nhiều lý do khiến kỳ nghỉ hè ở Việt Nam ngắn lại, dù thời gian dành cho năm học chính thức theo quy định là 35 tuần hầu như không thay đổi lớn qua thời gian.

Thứ nhất, kỳ nghỉ hè rút ngắn do tác động của quan niệm trường học là nơi truyền thụ tri thức cho học sinh và sứ mệnh của giáo dục là truyền đạt cho trẻ tất cả tri thức cần thiết.

Khi vẫn giữ quan điểm giáo dục có sứ mệnh như trên, người làm chương trình, sách giáo khoa sẽ tham vọng đưa vào đó tất cả điều mà họ thấy "cần thiết" để truyền đạt cho học sinh.

Hãy để học sinh nghỉ hè như ngày xưa tươi đẹp - Hình 2

Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương. Ảnh: NVCC.

Câu chuyện tranh cãi sách giáo khoa dày hay mỏng, chương trình quá tải hay không và văn bản gọi là "phân phối chương trình" quy định chi tiết đến từng tiết học ở trường phổ thông, đã phản ánh điều này một cách rất khách quan.

Các trường và giáo viên, khi bị chi phối bởi tư duy trên, sẽ chỉ quan tâm "tiến độ chương trình". Nghĩa là đến ngày này, giờ này, giáo viên dạy hết, xong chương trình, sách giáo khoa theo quy định hay chưa?

Tiến độ chương trình trở thành nỗi ám ảnh của hiệu trưởng và giáo viên, mỗi khi có đợt kiểm tra, thanh tra hay kỳ thi đến.

Việt Nam có thi tập trung, đề chung của sở, phòng. Vì vậy, trường, lớp nào học chậm hơn "tiến độ chương trình" quy định của cấp trên, sẽ bị thua thiệt, nhắc nhở, kỷ luật.

Chính Tanaka Yoshitaka, chuyên gia phát triển giáo dục người Nhật Bản, khi làm việc 3 năm ở Việt Nam, đã viết trong cuốn " Cải cách giáo dục Việt Nam: Liệu có thực hiện được lấy học sinh làm trung tâm" (xuất bản tại Nhật, 2008) rằng: Ở trường học Việt Nam, hiệu trưởng và giáo viên có xu hướng coi trọng tiến độ chương trình hơn việc cho học sinh học sâu, hiểu kỹ.

Thứ hai, kỳ nghỉ bị rút ngắn do anh hưởng của cuộc chiến thi cử. Cuộc chiến thi cử có thể thấy ở hầu hết nước trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, khi xã hội coi trọng bằng cấp.

Ở Nhật Bản, những năm 70-80 của thế kỷ trước là đỉnh cao của cuộc chiến thi cử trong trường. Đằng sau cuộc chiến thi cử là quan niệm sai lầm về sự phát triển của con người và sự thành công trong đường đời.

Khi quan niệm đường đời chỉ có con đường thẳng tắp và duy nhất là học giỏi - thi đỗ - đi làm kiếm thật nhiều tiề.n để thành công, việc học ở trường sẽ trở thành gánh nặng của học sinh. Những học sinh học kém hơn bạn sẽ bị xem là thất bại.

Để thắng trong cuộc chiến thi cử, việc tận dụng thời gian để có thêm kiến thức được định sẵn một lượng nào đó phục vụ kỳ thi là rất quan trọng. Điều này lý giải các trường, địa phương, giáo viên và cả phụ huynh luôn trong trạng thái chạy đua nước rút.

Thứ ba, kỳ nghỉ hè bị rút ngắn do cơ chế tập quyền hành chính trong giáo dục. Ở nước ta, không có truyền thống trao quyền tự chủ về thời gian thực hiện chương trình và tự chủ về nội dung, phương pháp giáo dục cho các trường và giáo viên. Trong tâm thức và thực tế, các trường và giáo viên luôn coi mình là "người thực thi".

Sự chủ động ở cơ sở giáo dục và giáo viên kém làm cho việc thực thi chương trình phải theo "sự chỉ đạo" từ phía trên một cách máy móc.

Trong khi ở các nước tiên tiến, cho dù tồn tại chương trình quốc gia, nó cũng là phương án tham khảo và các trường, địa phương, thậm chí là từng giáo viên, sẽ có chương trình giáo dục riêng của mình.

Chương trình phổ thông mới nhất của Nhật cũng ghi rõ thời gian tổng thể dành cho từng môn học nhưng tùy từng địa phương, từng trường mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Như vậy, kỳ nghỉ hè và các sinh hoạt học đường khác như vui chơi, thể thao, trải nghiệm đời sống dễ phải hy sinh cho các mệnh lệnh hành chính giáo dục hoặc chiến lược thi cử.

Hãy để học sinh nghỉ hè như ngày xưa tươi đẹp - Hình 3

Học sinh lớp 12 THPT Trần Đại Nghĩa, TP.HCM, trong buổi chia tay tuổ.i học trò. Ảnh: T.T.

Nghỉ hè rất cần thiết với học trò

Xã hội hiện đại với sản xuất lớn gắn liền tự động hóa, hệ thống hóa, tiêu chuẩn hóa, tối ưu hóa đã khiến nhịp điệu cuộc sống trở nên nhanh hơn bao giờ hết.

Mọi người đều có tâm lý muốn tận dụng, tối ưu hóa thời gian để đạt được hiệu quả. Trong bối cảnh đó, sẽ có người đặt ra câu hỏi: "Kỳ nghỉ hè có ích gì không? Có thật sự cần thiết không?"

Trong ký ức của nhiều người Việt Nam đã trưởng thành, nghỉ hè thường gắn liền kỷ niệm thôn dã và những trò chơi cùng bè bạn.

Rất có thể, như một quy luật tâm lý, người ta có xu hướng mỹ hóa "những ngày xưa tươi đẹp", nhất là khi nản lòng hay buồn phiền trước hiện tại. Đã từ lâu nghỉ hè trở thành một bộ phận quan trọng của văn hóa giáo dục trường học.

Sẽ rất thú vị nếu như ta lần tìm lại lai lịch của kỳ nghỉ hè trong lịch sử giáo dục. Tại sao ở các nước, trải qua lịch sử dài, kỳ nghỉ hè luôn được coi trọng? Tại sao ở các nước tiên tiến, người ta vẫn duy trì ổn định các kỳ nghỉ của trường học, trong đó có kỳ nghỉ hè.

Nếu như dành cho học sinh một kỳ nghỉ đúng nghĩa còn không làm được, việc cải cách giáo dục thực sự sẽ còn là chuyện... đường xa.

Dịch giả Nguyễn Quốc Vương

Thứ nhất, như tên gọi kỳ nghỉ gợi ra, mùa hè ở Việt Nam rất nắng nóng. Mùa hè nắng nóng gay gắt, học sinh được nghỉ sẽ tránh nguy cơ về sức khỏe.

Thứ hai, việc học trong xã hội hiện đại cần phải hiểu theo nghĩa rất rộng, là học mọi thứ cần thiết cho sự phát triển của con người (tâm hồn, trí tuệ, thể chất, kỹ năng sống...), chứ không chỉ là học các tri thức trong sách giáo khoa để thi.

Người học cũng sẽ học trong mọi không gian, thời gian, tận dụng mọi cơ hội và thông qua tất cả đời sống sinh hoạt, chứ không chỉ học ở trường.

Vì vậy, nghỉ hè là dịp tốt để học sinh về gia đình, địa phương sinh hoạt, trải nghiệm cuộc sống. Qua đó, trẻ học hỏi kỹ năng sống, cách thức giao tiếp, rèn luyện năng lực thích nghi với đời sống và đặc biệt là học cách lao động và trân trọng giá trị của lao động.

Trước kia, khi đất nước dựa vào kinh tế nông nghiệp thuần túy, hầu hết tr.ẻ e.m đều có trải nghiệm giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà và lao động. Trừ các trường hợp tr.ẻ e.m bị lạm dụng, bị bóc lột, việc cha mẹ có ý thức cho con trải nghiệm lao động và tập lao động vừa sức là điều tốt.

Trong xã hội ngày nay, nếu quan sát, ta sẽ thấy có rất nhiều học sinh không biết làm việc nhà hay giúp đỡ cha mẹ hàng ngày. Đây là điều không có lợi cho giáo dục và tạo ra những thế hệ ỷ lại trong cả tư duy và sinh hoạt.

Các em trở thành người lớn nhưng không tự lập được về tư duy và sinh hoạt, sẽ gây ra hệ lụy không chỉ cho cá nhân, mà còn làm suy yếu cộng đồng.

Thứ ba, học sinh nghỉ hè đủ, đúng cách, còn giúp tạo ra quãng thời gian "thong thả" cho giáo viên nghỉ ngơi, sum họp bên gia đình. Giáo viên là nghề không nhàn như nhiều người tưởng. Giáo viên cũng rất cần thời gian dài nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng.

Như một người bình thường, giáo viên cũng có nhu cầu nấu ăn ngon, làm đẹp, đi du lịch, nghe nhạc, đọc sách... Hơn nữa, nghỉ hè là dịp tốt để thầy cô gác lại những công việc lặt vặt ở trường, các công việc sự vụ để tập trung đọc sách, tự học hoặc tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo.

Nếu người lớn bị tước đi kỳ nghỉ, chẳng hạn công ty, cơ quan thông báo từ giờ trở đi sẽ rút ngắn hoặc xóa bỏ kỳ nghỉ hè định kỳ, người lớn sẽ có cảm giác và phản ứng ra sao?

Với những lý do trên, rất cần thiết đảm bảo cho học sinh có kỳ nghỉ hè đầy đủ, ý nghĩa. Nếu như dành cho học sinh một kỳ nghỉ đúng nghĩa còn không làm được, việc cải cách giáo dục thực sự sẽ còn là chuyện... đường xa.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết, đán.h giá học trực tuyến, truyền hình với các sở GD&ĐT, trường đại học mới đây, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thông tin các trường tiếp tục học trực tuyến, giảm nhẹ chương trình. Giáo viên, học sinh được tăng thời gian nghỉ hè.

Trước đó, do ảnh hưởng từ thời gian nghỉ dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT có văn bản hướng dẫn các trường kết thúc năm học trước 15/7.

Hiện tại, một số trường đã hoàn thành chương trình, kết thúc năm học. Tuy nhiên, phần lớn trường đều cho rằng khó kết thúc năm học trước tháng 7. Cộng với thời điểm tựu trường giữ nguyên như năm ngoái, học sinh chỉ được nghỉ hè từ 2 tuần đến một tháng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện
12:56:31 01/10/2024
Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy
12:26:36 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Ngày 2 tháng 10 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 2/10/2024
10:13:09 01/10/2024
Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt
12:19:07 01/10/2024
Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i
13:17:53 01/10/2024
Nam chính phim Việt giờ vàng bất hiếu, vô ơn
14:03:20 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Negav xin lỗi giữa liên hoàn phốt căng

Sao việt

15:57:51 01/10/2024
Nam rapper cho biết được người thân, đồng nghiệp, bạn bè... gọi điện để hỏi thăm trong mấy ngày qua. Negav gửi lời xin lỗi vì đã làm những người yêu thương anh bị thất vọng.

Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đồng loạt từ chức

Thế giới

15:48:56 01/10/2024
Đây là động thái mở đường cho việc thành lập chính phủ mới do tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, ông Shigeru Ishiba, dẫn đầu.

Game bom tấn bất ngờ lùi ngày ra mắt 2 tuần, lý do chỉ vì một chữ "sợ"

Mọt game

14:34:36 01/10/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là The Thaumaturge, một game nhập vai theo lượt với cốt truyện siêu hấp dẫn đang chuẩn bị được ra mắt và nhận về vô số sự kỳ vọng từ phía các game thủ.

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

Tin nổi bật

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Khán giả Việt đang bỏ lỡ một tuyệt phẩm lãng mạn gây sốt toàn cầu: Nữ chính là mỹ nhân đẹp bậc nhất thế giới

Phim âu mỹ

14:07:13 01/10/2024
Với các khán giả yêu thích dòng phim lãng mạn, Nơi tình yêu kết thúc (tựa Anh: It ends with us ) là một sự lựa chọn rất đáng xem

Jennie cười rùng rợn, cắn nát trái cherry

Nhạc quốc tế

13:26:07 01/10/2024
Sáng 1/10, Jennie (BLACKPINK) tung teaser dài 18 giây, chính thức xác nhận release MV Mantra - thuộc album solo đầu tay vào ngày 11/10 tới đây.

Muốn 'trẻ hóa' ngoại hình, nàng nhất định phải chăm diện đồ balletcore

Thời trang

13:03:55 01/10/2024
Chất liệu mềm mại, đứng phom với đường nét cắt may tỉ mỉ, cùng những thiết kế hết sức đáng yêu ngọt ngào. Tất cả những thiết kế balletcore hiện đại đều được chăm chút để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho phái đẹp.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Pu xúc động vì được Chải bảo vệ

Phim việt

12:50:50 01/10/2024
Thấy Pu đang bị Bảo Anh bắt nạt, Chải lập tức đứng ra xưng là chồng của Pu và bảo vệ cô. Nhìn sự mạnh mẽ của Chải khi bảo vệ mình, cô nàng cũng không khỏi ngưỡng mộ và tự hào.

Lọ Lem xứng danh đệ nhất "bạch nguyệt quang", Nàng Mơ bất ngờ bị gọi tên

Netizen

12:22:45 01/10/2024
Mới đây, cộng đồng mạng phát sốt với bộ ảnh hoa sen của Lọ Lem (Mai Thảo Linh, SN 2006) - ái nữ nhà MC Quyền Linh. Có thể nói, đây là lần đầu tiên người hâm mộ được thấy Lọ Lem diện phong cách áo yếm lụa