TP.HCM chi kinh phí khen thưởng chống dịch COVID-19
UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản khẩn về việc phê duyệt kinh phí khen thưởng chống dịch COVID-19, giúp ngành y tế giải quyết vướng mắc “ hậu COVID-19″.
Nhân viên y tế, giảng viên, sinh viên, tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM sẽ được hỗ trợ kinh phí khen thưởng – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo đó, UBND giao Sở Nội vụ, Ban thi đua – khen thưởng (Sở Nội vụ) phối hợp Sở Y tế thực hiện khen thưởng cho lực lượng nhân viên y tế, giảng viên, sinh viên, tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM.
Cụ thể, kinh phí lấy từ nguồn kinh phí khen thưởng của TP đã bố trí cho Ban thi đua – khen thưởng. Với trường hợp nguồn kinh phí đã được bố trí không đủ để thực hiện, lãnh đạo TP yêu cầu Sở Tài chính phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu lại UBND để bổ sung.
Video đang HOT
Trước đó, tại họp báo cung cấp thông tin về COVID-19 chiều 7-7, đại diện Sở Y tế TP cho hay số lượng nhân viên y tế và tình nguyện viên tham gia chống dịch được khen thưởng khoảng 40.000 người với tổng kinh phí 19 tỉ đồng, hiện Sở Y tế đã hoàn thành danh sách.
TP.HCM dừng dự án BOT 1.500 tỷ, đề nghị kiểm toán
Dự án BOT xây dựng đường nối Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương kinh phí hơn 1500 tỷ đồng sau 7 năm thi công chỉ đạt 12% tiến độ.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký công văn chấp thuận chủ trương dừng thực hiện dự án Xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) theo hình thức Hợp đồng BOT.
UBND TP đã chấp thuận phương án dừng thực hiện dự án BOT hơn 1.500 tỷ đồng do Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh thực hiện
Người đứng đầu chính quyền TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động làm việc, trao đổi nghiệp vụ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn các thủ tục liên quan về ngừng thực hiện các dự án PPP trên địa bàn TP; tham mưu, đề xuất UBND TP theo đúng quy định trong tháng 7/2022.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất UBND TP bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban giao thông) thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án theo quy định.
UBND huyện Bình Chánh có trách nhiệm khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và quản lý chặt chẽ phần nhà đất đã bồi thường giải phóng mặt bằng để không bị lấn chiếm.
TP giao Ban giao thông làm việc với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thu thập thông tin, tài liệu liên quan dự án và xác định phần khối lượng đã thực hiện để báo cáo Sở GTVT tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND TP theo đúng quy định.
Sau khi được giao nhiệm vụ lập đề xuất chủ trương đầu tư, Ban Giao thông khẩn trương nghiên cứu thực hiện dự án theo hình thức BOT và xem xét hướng tiếp cận kết nối với đường vành đai 3 TP.HCM nhưng không làm ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng đã thực hiện.
Chi phí đầu tư gồm phần chi phí thanh toán hợp pháp mà nhà đầu tư đã thực hiện và phần chi phí đầu tư phần còn lại của dự án; trình cấp thẩm quyền xem xét, hoàn thành trong quý 3/2022.
Dự án hơn 1.500 tỷ đồng sau 7 năm thi công chỉ xong phần móng trụ, khối lượng chỉ đạt 12% tiến độ
Dự án Xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) do Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh thực hiện có tổng đầu tư hơn 1.550 tỷ đồng (chưa tính kinh phí giải phóng mặt bằng).
Dự án có quy mô gồm hai đường song hành tiêu chuẩn đường đô thị, có lộ giới 60m, giai đoạn 1 xây dựng cho 4 làn xe lưu thông. Ngoài ra tuyến đường còn có 2 cầu vượt ở hai đầu tuyến và 2 cây cầu đường bộ giữa tuyến.
Sau khi đưa vào sử dụng, dự án được kỳ vọng sẽ hoàn chỉnh đồng bộ thành một trục giao thông xuyên tâm, rút ngắn thời gian từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây. Không chỉ vậy, dự án còn có ý nghĩa rất lớn, giúp giảm tải cho cầu Bình Điền trên QL1A.
Tuy nhiên, báo cáo UBND TP.HCM, Sở GTVT TP.HCM cho biết hợp đồng BOT dự án này có thời gian thực hiện từ năm 2015- 2017. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 10/2015, đến nay tổng sản lượng xây lắp chỉ đạt 140 tỷ đồng, tương đương với 12% giá trị, nhà đầu tư cũng dừng thi công dự án.
Sở GTVT đã có nhiều văn bản yêu cầu nhà đầu tư khắc phục các vi phạm hợp đồng, nhưng nhà đầu tư vẫn chưa thể khắc phục và chưa chứng minh đủ phần vốn chủ hữu theo quy định. Đồng thời, nhà đầu tư chưa có cam kết của ngân hàng về việc đảm bảo cho vay để tiếp tục hoàn thành dự án theo hợp đồng.
Hiện nay, UBND TP đã có văn bản đề nghị Kiểm toán Nhà nước quan tâm, chấp thuận bổ sung kế hoạch kiểm toán dự án theo hình thức hợp đồng BOT trong năm 2022.
JICA kiến nghị về việc Công ty metro số 1 TP.HCM hết tiền hoạt động Văn phòng JICA Việt Nam (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản) vừa có thư gửi Văn phòng Chính phủ về việc thu xếp kinh phí hoạt động cho Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM. Hiện có gần 400 nhân viên vận hành tuyến metro số 1 đang trong giai đoạn đào tạo - Ảnh: CHÂU TUẤN...