TP.HCM chỉ đạo khẩn về thị trường hàng hoá phòng chống dịch Covid-19
Ngày 24/2, UBND TP.HCM đã có công văn khẩn gửi các sở ngành là thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn TP (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 TP) cùng UBND 24 quận, huyện tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, UBND TP yêu cầu các đơn vị trên chủ động nắm tình hình, tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung, tập trung vào các mặt hàng thiết bị vật tư y tế, phục vụ chống dịch bệnh Covid-19 nói riêng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như đầu cơ, găm hàng, vi phạm về giá, về chất lượng hàng hóa, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ…
TP.HCM yêu cầu tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng phòng chống dịch Covid-19.
Khuyến cáo các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và người dân là những người tiêu dùng thông thái, thực hiện tốt đạo đức kinh doanh, chấp hành nghiêm các quy định pháp luật, phát hiện và tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường công tác tuyên truyền gương người tốt việc tốt, đồng thời thông báo kết quả xử lý các vi phạm nhằm răn đe, phòng ngừa.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Sở Công thương TP.HCM, tính đến ngày 21/2, theo năng lực sản xuất khẩu trang y tế của 20 doanh nghiệp trên địa bàn TP thì mỗi ngày làm ra 2.532.000 cái, trong đó cung cấp cho bệnh viện là 241.500 cái; nhà thuốc 363.000 cái; các tỉnh, thành, hệ thống siêu thị, đại lý bán hàng, bán ra thị trường là 1.926.500 cái.
Ngoài ra, Sở Công thương cũng đã làm việc với Hội Dệt May Thêu Đan TP chuẩn bị nguồn khẩu trang vải kháng khuẩn. Theo tính toán của sở này, tổng số lượng khẩu trang vải được cung cấp cho thị trường trong tháng 2 là 5.000.000 cái, trong tháng 3 là 2.000.000 cái.
Theo danviet.vn
TP.HCM siết chặt quản lý vũ khí, vật liệu nổ
Sau nhiều vụ việc phức tạp về an ninh trật tự xảy ra trên địa bàn, UBND TP.HCM đề nghị Bộ Tư lệnh TP, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sở Công Thương tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ sau nhiều vụ việc sử dụng vũ khí trái phép.
Trong 2 tháng đầu năm, TP.HCM xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ. Cụ thể như vụ việc Lê Quốc Tuấn sử dụng súng AK bắn chết 5 người tại Củ Chi hay vụ việc một người ôm lựu đạn cố thủ tại quận 10.
Mới đây, UBND TP.HCM đã ban hành văn bản khẩn số 538 về việc tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Trong nội dung báo cáo, Công an TP.HCM thừa nhận thời gian qua, TP còn xảy ra một số vụ cướp tài sản có sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, chặn đánh, thậm chí đột nhập vào nhà nạn nhân uy hiếp cướp tài sản. Các băng nhóm sử dụng vũ khí quân dụng nhằm thanh toán lẫn nhau và sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện, truy đuổi.
Đặc biệt, tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, tàng trữ, cất giấu vũ khí, hung khí với mục đích phòng thân, giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc chống trả lực lượng chức năng vẫn còn tồn tại.
Hiện trường vụ vây bắt Tuấn "khỉ" tại TP.HCM. Ảnh: T.L
Qua điều tra, công an nhận định hầu hết vũ khí, công cụ hỗ trợ được vận chuyển từ các tỉnh phía Bắc vào TP.HCM để mua bán, sử dụng trái phép. Các loại vũ khí này được mua bán trên mạng Internet, thông qua mạng xã hội, nhằm lợi dụng việc không cần kê khai tên, địa chỉ, số điện thoại mà vẫn có thể tạo tài khoản và trang web riêng để bán hàng.
Ngoài ra, các sàn thương mại điện tử cũng bị lợi dụng nhờ lợi thế giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng, giao hàng thu hộ hoặc qua công ty vận chuyển nhằm gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý.
Để chấn chỉnh tình trạng này, UBND TP đề nghị Bộ Tư lệnh TP, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sở Công Thương thực hiện hiệu quả biện pháp quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Các sở, ban, ngành có nghĩa vụ liên quan cũng được yêu cầu tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ...
Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM được giao soạn văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các đề nghị trước đó của Công an TP.HCM. Theo đó, Công an TP.HCM đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường kiểm tra, quản lý, giám sát hoạt động Internet; rà soát, gỡ bỏ các trang web có đăng tải nội dung giới thiệu, mua bán và hướng dẫn phương pháp chế tạo, sản xuất, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, pháo, đồ chơi nguy hiểm.
Công an TP.HCM cũng đề xuất Bộ yêu cầu các nhà cung cấp mạng viễn thông di động rà soát, cắt liên lạc các đầu số sim điện thoại khuyến mãi không đăng ký dùng làm phương tiện rao bán các loại vật liệu cấm trên. Đồng thời, Bộ có trách nhiệm kiểm tra hoạt động rao bán trên các trang mạng thông tin điện tử (Google, Youtube, Lazada...) để phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm Luật An ninh mạng.
Theo báo cáo của Công an TP.HCM, thời gian qua, tình trạng tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ trên địa bàn TP vẫn diễn biến phức tạp. Thực hiện nghiêm Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và chỉ đạo của Bộ Công an, UBND TP, Công an TP đã tổ chức hơn 5.000 lượt tuyên truyền với hơn 283.660 người tham dự; cho người dân ký 6.539 bản cam kết không sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và đốt pháo trái phép. Vận động thu hồi 59 súng săn, súng hơi, 36 súng tự chế, 556 vũ khí thô sơ, 3 lựu đạn, mìn... Bắt giữ 129 đối tượng, truy tố 23 đối tượng, xử lý hành chính 184 vụ với số tiền phạt hơn 1,3 tỷ đồng; thu giữ 5 súng quân dụng, 1 súng thể thao, 3 súng săn, 776 công cụ hỗ trợ, 1.104 vũ khí thô sơ.
Theo danviet.vn
Tấm lòng thơm thảo trong dịch corona: Người Việt thương nhau thế đấy! Những ngày qua, nông dân nhiều tỉnh thành gặp khó khăn khi nông sản trượt giá, "bí" đầu ra do tác động của dịch bệnh do virus corona (Covid-19). Trước tình cảnh này, tinh thần tương thân tương ái của người Việt đã được lan tỏa nhanh chóng. Nói hay không bằng làm thật Mấy ngày qua, chị Đỗ Thị Tưởng (quê Bến...