TP.HCM: Cần 79.000 giáo viên để dạy gần 1,7 triệu học sinh
Năm học 2018-2019 TP.HCM có 1.677.071 học sinh, tăng 67.242 em so với năm trước. Với số học sinh khổng lồ thành phố này, đang cần 79.082 giáo viên để đảm đương việc dạy học.
Tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018 – 2019, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM ví von, “TP.HCM như một tổng công ty xây dựng trường học” vì năm nào cũng xây trường.
Theo ông Nhân, trung bình cứ 5 năm, TP.HCM lại có thêm 1 triệu dân nên 5 năm phải xây đủ trường cho 1 triệu người dân này. Cả nước, quy định dành 20% ngân sách cho giáo dục, nhưng TP.HCM luôn bố trí 25% ngân sách cho giáo dục đào tạo.
Năm học 2018-2019 TP.HCM có 1.677.071 học sinh, tăng 67.240 em so với năm trước. Trung bình mỗi năm, số học sinh năm sau tăng so với năm trước của TP.HCM ở mức trên 50.000. Chỉ trong vòng 7 năm, số học sinh của thành phố này tăng thêm hơn 311.000 em, đặt ra thách thức lớn cho thành phố.
Video đang HOT
So với các địa phương khác, TP.HCM có số lượng giáo viên khổng lồ. Năm học 2018-2019 thành phố có 79.082 giáo viên, để đáp ứng điều này phải tuyển mới hơn 5.000 giáo viên. Trong hai năm qua, chính sách bỏ hộ khẩu thành phố trong tuyển dụng trở thành cơ hội cho các nhà giáo muốn công tác và giảng dạy tại TP.HCM. Ngoài thực hiện đầy đủ chế độ, thành phố có nhiều chính sách đặc thù cho đội ngũ nhà giáo như hỗ trợ 3 năm lương đối với giáo viên mầm non, hỗ trợ viên chức y tế trường học, chế độ trợ cấp 700.000 đồng/tháng đối với vùng khó khăn, chi tiền vượt giờ cho giáo viên…
Trong năm học 2018-2019 TP.HCM xây mới hơn 100 trường học.
Để đảm bảo chỗ học, trung bình mỗi năm phải có 1000 phòng học mới được đưa vào sử dụng. Nghị quyết đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X đặt ra chỉ tiêu: Đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (13-18 tuổi). Con số này hiện nay là 264 phòng học/ 10.000 dân số trong độ tuổi đi học. Từ năm 2013-2018 thành phố xây mới 9.699 phòng học và luôn cố gắng đảm bảo con em sinh sống trên địa bàn có đủ chỗ học, giảm sĩ số lớp học, học sinh được học hai buổi/ngày.
Số học sinh tăng nhanh cùng với chủ trương nỗ lực giảm sĩ số trong một lớp khiến số lớp học tiếp tục tăng
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Trung Quốc: Trường mẫu giáo 'sốt' với giáo viên robot
Sự xuất hiện của robot Keeko đã thổi làn gió mới trong việc tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh tại các trường mẫu giáo ở Trung Quốc.
Robot Keeko trợ giảng trong một lớp học - AFP
Với vai trò trợ giảng, robot Keeko đang "làm mưa làm gió" tại hơn 600 trường mẫu giáo ở Trung Quốc, theo Đài Channel NewsAsia.
Chỉ cao chưa tới 60 cm, robot Keeko màu trắng không tay với chiếc đầu tròn được trang bị cảm biến định hướng và máy quay ghi hình.
Keeko thu hút trẻ em vì biết kể chuyện và hỗ trợ các học sinh giải những bài toán đơn giản.
Những lần các em trả lời đúng, Keeko phát sáng lấp lánh hình trái tim ở mắt để khích lệ và tạo sự hưng phấn ở trẻ.
Với giá 10.000 nhân dân tệ (khoảng 34 triệu đồng), Keeko được sản xuất với mục đích tăng tính tương tác giữa học sinh và giáo viên trong lớp học, theo AFP.
Keeko hiện đã có mặt tại hơn 600 trường mẫu giáo khắp đất nước Trung Quốc và nhà sản xuất Keeko kỳ vọng sản phẩm này sẽ sớm có mặt ở thị trường Đông Nam Á.
Theo thanhnien.vn
Phải có tâm thế chấp nhận ngày bị chấm dứt hợp đồng Mấy năm gần đây, cứ mỗi dịp chuẩn bị vào năm học mới là y như rằng lại có thông tin tỉnh này tỉnh khác chấm dứt, không ký tiếp hợp đồng với hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn giáo viên (GV). Ảnh minh họa Mới mấy tháng trước, sự việc hơn 500 GV ở H.Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk bị huyện...