TP.HCM: ‘Buồng’ khám sàng lọc giúp phòng lây nhiễm Covid-19
Trước nhiều trường hợp lây nhiễm Covid-19 trong bệnh viện, TP.HCM tiếp tục tăng cường kiểm soát người ra vào bệnh viện. Trong đó, nhiều bệnh viện đã áp dụng những sáng kiến để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 khi khám sàng lọc.
“Buồng” kính ngăn cách phần đầu mặt giữa bệnh nhân nghi nhiễm và bác sĩ, có hệ thống hút và dẫn không khí riêng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) – NGUYÊN MI
“Buồng” kính hút – lọc khí tuần hoàn
Trong mùa dịch Covid-19, vừa rồi, các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) đã tự thiết kế một hệ thống “buồng” kín đặc biệt với hệ thống hút-lọc khí nhằm phòng dịch Covid-19. “Buồng” kính trước tiên đang được áp dụng cho phòng khám sàng lọc Covid-19, khi có bệnh nhân nghi ngờ.
Bệnh nhân khám sẽ được ngồi trong “buồng” này, với một hộp kính che ở phần đầu mặt, có tác dụng ngăn cách giữa bệnh nhân và bác sĩ.
“Buồng” kính có hệ thống hút và dẫn không khí riêng để toàn bộ khí thở ra hoặc giọt bắn của bệnh nhân sẽ được hút và lọc trước khi thải ra ngoài. Vì vậy, sẽ giúp bảo vệ nhân viên y tế, đảm bảo an toàn phòng dịch khi thăm khám cho bệnh nhân.
“Buồng” kính di động dễ sản xuất và lắp đặt với chi phí thấp. Vì vậy, các bác sĩ đánh giá các bệnh viện hoàn toàn có thể lắp đặt, trang bị “buồng” kín với hệ thống máy hút-lọc khí tuần hoàn lưu động này cho các phòng khám sàng lọc để phòng lây nhiễm Covid-19 khi bác sĩ thăm khám bệnh, hoặc là cho các khu cách ly.
Buồng cấp cứu sàng lọc Covid-19
Nhân viên y tế khám sàng lọc bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đều phải mặc đồ bảo hộ phòng dịch Covid-19 – BVCC
Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bên cạnh Phòng khám sàng lọc, bệnh viện đã triển khai “Buồng Cấp cứu sàng lọc Covid-19″.
Buồng Cấp cứu sàng lọc Covid-19 được đặt ngay tại Khoa Cấp cứu nhưng được tách biệt hẳn không gian và có ê kíp nhân viên riêng trực tại vị trí này.
Buồng Cấp cứu sàng lọc Covid-19 sẽ giúp phát hiện và cách ly sớm bệnh nhân nghi mắc Covid-19 khi vào Khoa Cấp cứu, hạn chế thấp nhất rủi lo lây nhiễm tại Khoa Cấp cứu.
Video đang HOT
Sở Y tế TP.HCM cũng khuyến khích các bệnh viện bên cạnh Phòng khám sàng lọc, có thể triển khai thêm Buồng Cấp cứu sàng lọc Covid-19 ngay tại khoa cấp cứu.
Buồng Cấp cứu sàng lọc Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố – BVCC
Hiện nay, tại tất cả các bệnh viện ở TP.HCM, tất cả bác sĩ khám sàng lọc đều phải mặc đồ bảo hộ phòng dịch Covid-19.
Các bệnh viện đều thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt, rửa tay và giãn cách phân luồng di chuyển để phòng dịch Covid-19.
Đàn ông đi kéo dài chân: 1 mét 7 chịu đau để cao hơn vợ Pháp 1 mét 8
Nhiều người nghĩ phẫu thuật kéo dài chân chỉ có ở phái nữ. Nhưng phái mạnh cũng có nhu cầu "nâng cấp" đôi chân. Họ tìm đến những bác sĩ "mát tay" để thực hiện ước muốn chân dài hơn hoặc khỏe hơn sau biến cố tai nạn.
Đeo khung là một thử thách của những người kéo dài chân - ẢNH: QUANG VIÊN
Để tiếp cận được những chàng kéo dài chân, tôi phải nhờ bác sĩ (BS) Đinh Văn Thủy, nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân Gia Định. BS Thủy từng kéo dài chân hàng trăm người, trong đó có nhiều nam giới.
Khi nghỉ hưu, ông vẫn được Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng mời về làm việc tại Khoa Chấn thương chỉnh hình. Đến bệnh viện, tôi được BS Thủy đưa vào gặp các những chàng trai kéo dài chân. Họ bảo "vì nể" bác Thủy nên mới đồng ý chia sẻ.
Chàng trai kéo dài chân để... lấy vợ Tây và tìm việc ở châu Âu
Cao 1m7 cũng kéo dài chân
P.C (sinh năm 1995, ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM) quyết định kéo dài chân vì có vợ sắp cưới người Pháp cao đến 1m8. Hơn nữa, P.C muốn sau khi đưa nàng về dinh thì sang quê vợ "ở rể" để làm việc.
"Nếu chiều cao của em tăng thêm 8 - 10cm sẽ dễ tìm việc ở châu Âu, nơi hầu hết mọi người có chiều cao vượt trội so với người Đông Nam Á", P.C bày tỏ.
Lúc đầu P.C đem ý định kéo dài chân bàn với hôn thê, cô nàng tròn xoe đôi mắt nói gọn lỏn: "Không cần thiết". Nhưng khi chàng tỏ rõ quyết tâm không chịu thua nàng... cho xứng đôi vừa lứa, lại hướng tới tìm việc dễ hơn, nàng cũng xiêu lòng.
"Để đi đến quyết định kéo dài chân, em tìm hiểu rất kỹ, cuối cùng "chọn mặt gửi chân" cho BS Đinh Văn Thủy. Vì em biết bác Thủy từng kéo dài chân cho nhiều người rồi", P.C tâm sự.
G.M trong thời gian phải đeo khung
Tháng 10.2019, P.C tìm đến BS Đinh Văn Thủy. Vị bác sĩ "mát tay" trong việc kéo dài chân nhìn P.C rồi khuyên: "Cậu cao 1m7 rồi kéo dài chân làm gì nữa". Nhưng khi nghe P.C dốc bầu tâm sự, BS Thủy đồng ý phẫu thuật cho P.C.
"Mặc dù tin tưởng bác sĩ, nhưng em vẫn thấy rất lo lắng. Em nghe nói hành trình kéo chân dài như cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia". Nó cũng phải trải qua các chặng khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc và về đích. Dĩ nhiên, đây là một thách thức có phần đau đớn", P.C trải lòng.
Nằm cùng phòng với P.C là G.M, sinh năm 1991, quê Vũng Tàu. Đã cao 1m6, G.M vẫn muốn cao thêm 6 - 7cm nữa. Lý do G.M muốn tăng chiều cao đơn giản là "để tự tin hơn".
Đầu tháng 5.2020, M. lên bàn mổ "khởi động" hành trình kéo dài chân. G.M được đặt một hệ thống dụng cụ ở xung quanh chi với một số cây đinh xuyên qua xương nhằm cố định các đoạn xương kéo dài.
Lúc chúng tôi gặp G.M, phần xương cần kéo dài đã được cắt rời ra và đang trong giai đoạn làm lành vết mổ. Đây là giai đoạn được xem như đang "vượt chướng ngại vật".
"Mức độ đau có thể chịu được. Nhưng khó chịu nhất là cảm giác mỏi và tê vì chỉ được nằm ngửa, giấc ngủ chập chờn, chân đeo khung sinh hoạt bất tiện", G.M tiết lộ.
Với P.C, nhờ gần nhà nên gia đình thường xuyên đến trợ giúp chăm sóc, còn G.M phải nỗ lực nhiều hơn. "Lúc đầu thật sự thấy nản, nhưng dần dần cũng quen", G.M tâm sự.
Một chàng kéo thêm một chân bị ngắn cho cân xứng
Kỹ thuật kéo dài chân giai đoạn "tăng tốc" tiến hành căng giãn kéo chi hết sức quan trọng. Mỗi ngày bác sĩ chỉ kéo tối đa 1mm, chia làm 4 lần trong ngày, mỗi lần chỉ được phép kéo 1/4mm. Thời gian để 1cm xương kéo dài lành phải mất khoảng 2 tháng. Trong thời gian này, người đi kéo cần mang khung cố định.
Ngoài ra, người kéo chân có thể tự thao tác kéo dài xương tại nhà và luyện tập theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để có thể nhanh chóng tháo khung, trở lại hoạt động bình thường. "Sướng nhất chắc chắn là khi được tháo khung", G.M nói.
Phim chụp hình ảnh kéo chi dưới gần 10cm cho một bệnh nhân bị tai nạn giao thông - ẢNH BS THỦY CUNG CẤP
Đừng "nhắm mắt" đưa chân
Theo tìm hiểu công trình nghiên cứu của tiến sĩ Ilizarov, có thể kéo dài chi tới 200% chi hiện có. Nhưng tại Việt Nam, phần lớn các kỹ thuật kéo dài chân không thực hiện các ca kéo hết cỡ 200% như vậy. Lý do, độ kéo dài thêm của đôi chân cần sự cân xứng với cơ thể và cần thực hiện trong phạm vi an toàn nhất để hạn chế các biến chứng không như mong muốn sau khi phẫu thuật kéo dài chân.
Theo tiết lộ của bác sĩ Thủy, ông đã kéo chân dài nhất là 12cm cho một phụ nữ chỉ cao 1,45m. Một số ca nam giới, BS này cũng kéo dài gần 10cm. Từ trước đến nay ông đã thực hiện kéo dài chân khoảng hơn 200 ca (gồm kéo dài chân thẩm mỹ và kéo dài chân do những người bị tai nạn mất đoạn xương).
Điều bất ngờ, tỷ lệ nam kéo dài chân thẩm mỹ cũng ngang với nữ. Tuy nhiên, ông thẳng thắn khuyến cáo phẫu thuật kéo chân phải được thực hiện tại những nơi có trang thiết bị kỹ thuật tốt, bác sĩ chuyên khoa lành nghề.
"Trang thiết bị không tốt, bác sĩ không lành nghề mà thực hiện kỹ thuật kéo dài chi có thể gây những biến chứng không lường được. Nặng nhất là tổn thương mạch máu thần kinh khi phẫu thuật. Tuy nhiên biến chứng này rất ít gặp với những bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm", BS Thủy nói.
BS Đinh Văn Thủy
Theo tìm hiểu, việc nhiễm trùng chân đinh cũng hay gặp nhưng xử trí lại đơn giản và có thể phòng tránh được nếu thực hiện đúng quy trình săn sóc theo dõi sau mổ.
Biến chứng nguy hiểm nữa là bệnh nhân tự ý kéo dài tốc độ nhanh hơn mức cho phép khiến thần kinh, mạch máu không phát triển theo kịp hoặc căng giãn quá mức cơ thể không chịu đựng được gây đau nhức, có thể gây liệt bàn chân, co rút cơ gây trật khớp...
"Kỹ thuật kéo dài chân có thể được áp dụng ở 2 đùi và 2 cẳng chân. Độ tuổi thích hợp để thực hiện phẫu thuật kéo dài chân là từ 20 - 30 tuổi, vì lúc đó chiều cao cơ thể đã hoàn thiện. Sau 35 tuổi, xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để phẫu thuật kéo dài", BS Thủy nói thêm.
Vì vậy, những ai muốn kéo dài đôi chân của mình để có thể "hớp hồn" thiên hạ thì hãy cân nhắc thật kỹ và biết "chọn mặt gởi chân" chứ đừng nhắm mắt đưa... chân.
Phương pháp kéo dài chi của tiến sĩ Gravrill A. Ilizarov được thực hiện bằng hệ thống khung gắn vào phần chi cần kéo dài gọi là khung cố định ngoài (CĐN). Nhưng, gần đây việc kéo dài chi theo nguyên lý và kỹ thuật Ilizarov đã có cải tiến bằng cách: Vẫn dùng khung CĐN để kéo dài xương nhưng khi mổ cắt xương và đặt CĐN thì đóng vào nội tủy của xương sẽ kéo cây đinh có tên đinh nội tủy có chốt. Mục đích sau thời kéo chi đủ dài sẽ tháo CĐN và dùng ốc vít chốt vào 2 đầu của đinh nội tủy để cố định xương cho tới lúc xương lành thay cho bộ CĐN cồng kềnh.
Bộ Y tế khuyến cáo: Nếu không phải trường hợp cấp cứu thì nên khám bệnh tại y tế cơ sở Theo Bộ Y tế, tất cả các bệnh nhân đến khám sẽ được coi như bệnh nhân nghi lây nhiễm Covid-19 và được phân luồng điều tra dịch tễ và xét nghiệm. Ảnh minh họa Đại dịch Covid-19 đã lan ra toàn thế giới, tại Việt Nam đã ghi nhận 245 người nhiễm bệnh, đứng thứ 96 trên thế giới về số ca...