TPHCM bù lấp thiếu giáo viên tiếng Anh thế nào?
Ở cấp tiểu học dù thiếu giáo viên tiếng Anh, nhưng ngành giáo dục TPHCM vẫn nỗ lực các giải pháp để 100% học sinh được học môn học này.
Một tiết học tiết Anh của học sinh Trường Tiểu học Bình Trị 1.
Nhiều giải pháp gỡ khó
Thiếu giáo viên, nhất là môn Tiếng Anh bậc tiểu học là nỗi lo của không ít trường học tại TPHCM khi triển khai Chương trình GDPT 2018. Thế nhưng nhờ sự chủ động, các đơn vị đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo đảm đủ lực lượng giáo viên đứng lớp cho năm học mới.
Trường Tiểu học Bình Trị 1 (quận Bình Tân) có gần 3.900 học sinh với 88 lớp học. Những năm qua, cơ sở giáo dục này theo kế hoạch của UBND quận Bình Tân tổ chức tuyển dụng giáo viên Tiếng Anh, nhưng không có ứng viên tham gia ứng tuyển.
Giải pháp mà đơn vị này đưa ra là hợp đồng với thầy cô đang dạy ở các trung tâm tiếng Anh trên địa bàn, đặc biệt là khi triển khai chương trình GDPT mới 2018 môn Tiếng Anh trở thành môn bắt buộc đối với học sinh lớp 3.
Học sinh các khối 3,4,5 Trường Tiểu học Thạnh An học 3 tiết tiếng Anh mỗi tuần.
Thầy Nguyễn Tấn Trang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Trị 1 cho biết: “Năm học mới này, nhà trường luôn đảm bảo đủ giáo viên môn tiếng Anh để giảng dạy. Hiện, chúng tôi đang hợp đồng với 7 giáo viên Tiếng Anh. Nhà trường đảm bảo cho học sinh tất cả các khối đều được học môn học này”.
Video đang HOT
Tương tự, Trường Tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ) có gần 300 học sinh chia làm 15 lớp học. Theo định biên, đơn vị này phải có 2 giáo viên tiếng Anh, tuy nhiên hiện nay chỉ có 1 giáo viên. Thời gian qua nhà trường đã thông báo tuyển giáo viên hợp đồng cho môn học này nhưng do điều kiện là xã đảo đi lại khó khăn nên không có nguồn để tuyển dụng.
Thầy Lê Hữu Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạnh An chia sẻ: “Vì thiếu giáo viên nên nhà trường làm văn bản xin phép phòng GD&ĐT huyện Cần Giờ cho giảm số tiết theo quy định để tất cả các lớp được học môn này. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã vận động giáo viên tiếng Anh dạy vượt số tiết theo quy định được giao và có trả phí. Hiện tại các khối 1,2 mỗi lớp học tiếng Anh 1 tiết/tuần làm quen, các khối lớp còn lại là 3 tiết/tuần”.
Trường học chủ động
Theo Sở GD&ĐT TPHCM, trong năm học mới 2022-2023, ngành Giáo dục TP bảo đảm cho 100% học sinh lớp 3 được học tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018. Đồng thời, TPHCM cũng đã chủ động các kịch bản, phương án cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình thực tế.
Đối với với lớp 1 và 2, các cơ sở giáo dục tiểu học sẽ thực hiện Chương trình tiếng Anh tự chọn. Với học sinh lớp 4 và 5, các trường tiếp tục dạy Tiếng Anh tự chọn theo chương trình cũ và chương trình thí điểm Tiếng Anh cấp tiểu học, tăng cường tổ chức dạy Tiếng Anh 8 buổi/tuần.
Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, nguyên nhân thiếu nguồn tuyển là do số lượng giáo viên Ngoại ngữ đăng ký tuyển dụng để thực hiện chương trình mới theo yêu cầu còn hạn chế vì chưa đảm bảo được các quy định về bằng cấp và chứng chỉ. Ngoài ra nhiều trường học thiếu giáo viên Tiếng Anh và có nhu cầu tuyển dụng vị trí này nhưng không có ứng viên dự tuyển.
Trường học TPHCM luôn chủ động các giải pháp để đủ giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh.
Nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan đến việc dạy học tiếng Anh lớp 3 ở các trường tiểu học trong năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các trường học không đủ giáo viên giảng dạy trực tiếp môn tiếng Anh được thực hiện ký hợp đồng lao động và nguồn kinh phí được thực hiện theo quy định.
Đồng thời Sở đề nghị phòng GD&ĐT TP Thủ Đức, các quận, huyện, cơ sở giáo dục thực hiện rà soát các trường, điểm trường, số lớp không có đủ điều kiện để thực hiện dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến lớp học ảo đối với môn tiếng Anh và cả môn Tin học, khi 2 môn này là môn bắt buộc đối với học sinh lớp 3 từ năm nay.
Song song đó, trường học bố trí đội ngũ giáo viên cốt cán có năng lực dạy học trực tuyến hỗ trợ đơn vị chưa đủ điều kiện thực hiện, sắp xếp thời khóa biểu khoa học để thực hiện phương án giáo viên dạy liên trường, dạy tại nhiều điểm trường.
“Các trường học tiểu học sắp xếp thời khóa biểu linh hoạt, phù hợp, đảm bảo 100% học sinh lớp 3 được học môn tiếng Anh cũng như môn Tin học theo quy định. Trong đó, cần khuyến khích ứng dụng mô hình 3D vào giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng hệ thống quản lý học tập LMS để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, nhóm học sinh trên hệ thống khi tổ chức các hoạt động trong và ngoài lớp học”, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Bảo Quốc lưu ý.
Tp.HCM: Khó chồng khó vì thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học
Năm học mới đã bắt đầu, tình cảnh thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học bậc tiểu học tại Tp.HCM buộc phải giải quyết bằng phương án tạm thời.
Bài toán kinh phí để tuyển giáo viên
Tp.Hồ Chí Minh là một trong hai địa phương có số học sinh đông nhất cả nước, cùng lúc thực hiện nhiều đề án về nâng cao năng lực ngoại ngữ nhưng luôn trong tình trạng thiếu giáo viên Tiếng Anh.
Theo báo cáo hồi tháng 8/2022 của Phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Tp.HCM thì số liệu về nhu cầu giáo viên Tiếng Anh hàng năm chưa được tính đúng với nhu cầu thực tế khi 100% học sinh tiểu học được học ngoại ngữ.
Bởi lẽ, số học sinh tăng cơ học hàng năm rất lớn và không thể dự báo được nên khi thiếu giáo viên, các Phòng GD&ĐT cũng như nhà trường không thể tuyển giáo viên hợp đồng vì không có kinh phí.
Bà Phạm Thúy Hà - Phó Trưởng Phòng GD&ĐT quận 4 cho biết, địa phương là một trong những nơi triền miên thiếu giáo viên Tiếng Anh, điển hình là 2 trường là Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh và Trường tiểu học Đống Đa. Hiện, quận này thiếu 15 giáo viên tiếng Anh và Tin học nhưng 2 năm qua không tuyển dụng được giáo viên nào.
Theo bà Hà, các trường tiểu học phải xoay xở đủ kiểu, trong đó hợp đồng với các giáo viên bên ngoài để dạy Tiếng Anh tự chọn, tăng cường. Đây cũng là phương án mà nhiều nhà trường, địa phương tại Tp.HCM thực hiện để lấp chỗ trống.
Tuy nhiên, theo hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Bình Thạnh, trước đây, nguồn kinh phí để chi trả cho giáo viên hợp đồng là nguồn thu tự nguyện của phụ huynh, kinh phí xã hội hóa. Nhưng bắt đầu từ năm nay, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, môn Tiếng Anh bắt buộc từ lớp 3 với 4 tiết/tuần. Như vậy, mỗi giáo viên phải dạy ít nhất 4 tiết miễn phí từ lớp 3 trở lên. Cho nên, tình hình tuyển dụng đã khó càng thêm khó, các cơ sở giáo dục không biết lấy kinh phí từ đâu để thu hút giáo viên Tiếng Anh.
Điều động giáo viên trung học dạy tiểu học
Thừa nhận về khó khăn trong tuyển dụng giáo viên, ông Hồ Tấn Minh - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Tp.HCM dẫn ra một nghịch lý, địa phương có phổ điểm kết quả thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh dẫn đầu cả nước nhưng lại thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học.
"Sở dĩ Tp.HCM thiếu giáo viên Tiếng Anh và Tin học vì khi đào tạo ra, các bạn lựa chọn đi làm bên ngoài nhiều hơn đi dạy dẫn đến nguồn giáo viên hiện tại khó khăn. Đặc biệt là ở các huyện xa như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè. Chúng tôi đang cố gắng đảm bảo quyền lợi của học sinh để được thụ hưởng kiến thức tốt nhất", ông Minh chia sẻ.
Theo đại diện Sở GD&ĐT Tp.HCM, thu nhập thấp là nguyên nhân chính khiến thành phố khó tuyển đội ngũ giáo viên giảng dạy Tiếng Anh, Tin học.
Báo cáo công bố hồi tháng 8/2022 của Sở này cho thấy, lương của giáo viên mới ra trường khoảng hơn 3 triệu đồng. Trong khi, số tiết dạy nghĩa vụ còn tương đối cao (23 tiết/tuần) nên các quận, huyện rất khó tuyển hoặc giữ chân giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, đặc biệt ở các vùng xa, khó khăn.
Một cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT Tp.HCM chỉ ra, tại các huyện ngoại thành, việc tuyển giáo viên Tiếng Anh đủ tiêu chuẩn hầu như không thể thực hiện được. Hàng năm, các trường phải tuyển giáo viên mới và đào tạo lại để các giáo viên này có kỹ năng dạy Tiếng Anh tiểu học. Điều đó dẫn đến sự bất ổn về nhân sự.
Từ thực trạng trên, ngành giáo dục Tp.HCM mong muốn Bộ GD&ĐT có hướng giảm số tiết nghĩa vụ của giáo viên dạy Tiếng Anh. Theo đề xuất, số tiết nghĩa vụ chỉ khoảng 18 tiết/tuần là vừa đủ. Nếu không thay đổi việc trên sẽ dẫn đến không tuyển được giáo viên mới và giữ được giáo viên giỏi.
Trước khi có giải pháp căn cơ, ngành giáo dục Tp.HCM phải triển khai cách thức tạm thời là điều động giáo viên dạy liên trường trong cùng cấp học hay biệt phái, điều động giáo viên Tiếng Anh, Tin học cấp THCS giảng dạy tại trường tiểu học. Các giáo viên này cần được tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, chương trình và sách giáo khoa cấp tiểu học.
Khi điều động, ngành giáo dục các địa phương và các nhà trường cần có phương án đảm bảo quyền lợi cho giáo viên sao cho phù hợp với thực tế của địa phương. Các trường gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên thì cần xây dựng kế hoạch thực hiện môn học linh hoạt, sắp xếp thời khóa biểu khoa học để giáo viên dạy được liên trường, dạy tại nhiều điểm trường.
Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Tp.HCM còn chỉ ra, các trường cần tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đường truyền, xây dựng mô hình dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến để một giáo viên tại một thời điểm có thể dạy cho nhiều hơn một lớp ở những vị trí địa lý khác nhau.
Ngoài ra, nhà trường có thể phối hợp với các tổ chức, cá nhân có chức năng, năng lực cung cấp dịch vụ để tổ chức dạy môn Tiếng Anh, Tin học.
Thiếu giáo viên: Hiệu trưởng, hiệu phó ở Kon Tum thay nhau đứng lớp Thiếu giáo viên, nhiều thành viên trong Ban giám hiệu của nhà trường phải thay nhau xuống đứng lớp, còn giáo viên tiếng Anh thì được bố trí dạy liên trường. Đó là thực trạng đang xảy ra tại nhiều trường tiểu học và trung học cơ sở ở hai huyện miền núi của tỉnh Kon Tum là Tu Mơ Rông và Kon...