TPHCM: Bổ sung thêm tiếng Đức vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2019-2020
So với kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019 (thí sinh lựa chọn một trong hai môn thi ngoại ngữ gồm tiếng Anh và tiếng Nhật) thì năm nay, môn ngoại ngữ sẽ có 3 lựa chọn là tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Đức.
Chiều 10-1, tại hội nghị tập huấn về phần mềm tuyển sinh lớp 10 năm học 2019-2020, ông Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2019-2020 có điểm mới là sẽ đưa thêm môn tiếng Đức vào một trong các môn thi ngoại ngữ. Như vậy, so với kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019 (thí sinh lựa chọn một trong hai môn thi ngoại ngữ gồm tiếng Anh và tiếng Nhật) thì năm nay, môn ngoại ngữ sẽ có 3 lựa chọn là tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Đức. Thí sinh sẽ thi tổng cộng 3 môn gồm Toán, Ngữ văn và một trong ba lựa chọn môn thi ngoại ngữ.
Học sinh lớp 9 Trường THCS An Thới Đông (huyện Cần Giờ) trong một giờ lên lớp
Về quy định tuyển thẳng, năm nay TPHCM tiếp tục xét tuyển thẳng lớp 10 đối với học sinh đạt giải tại các kỳ thi cấp quốc gia (các giải thi đấu thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật…) và học sinh khuyết tật có giấy chứng nhận khuyết tật do UBND phường, xã cấp.
Video đang HOT
THU TÂM
Theo sggp
Cần đảm bảo quyền lợi cho những giáo viên có học trò khuyết tật
Sáng 8/1, tại thành phố Vinh, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý để chỉnh lý nội dung chính sách nhà giáo trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.
Tham dự hội thảo có ông Trần Kim Tự - Phó Chủ tịch Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục; lãnh đạo các Sở GD&ĐT của 17 tỉnh khu vực phía Bắc và lãnh đạo 21 trường Đại học, Cao đẳng trong khu vực. Ảnh: Mỹ Hà
Hội thảo nhằm thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 26, Chính phủ giao Bộ GD&ĐT tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, các chuyên gia, cá nhân góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi. Trong đó, tập trung vào các vấn đề: vị trí vai trò, tiêu chuẩn của nhà giáo; về cán bộ quản lý giáo dục; chính sách đối với nhà giáo.
Tham dự hội thảo, các đại biểu đã nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của việc góp ý kiến để chỉnh lý một số nội dung chính sách nhà giáo trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) và khẳng định, những nội dung này sẽ có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục toàn ngành.
Qua lấy ý kiến, các ý kiến cũng cơ bản nhất trí và đồng tình với Luật Giáo dục (sửa đổi). Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, tại một số nội dung, điều trong dự luật cần được chỉnh câu từ, văn phong để đảm bảo tính chính xác, quy phạm.
Đặc biệt, hội thảo cũng thảo luận các vấn đề xung quanh việc tuyển dụng, phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp và sử dụng nhà giáo; Chính sách lương và phụ cấp đối với nhà giáo; Đào tạo bồi dưỡng nhà giáo; Chính sách tôn vinh, khen thưởng...
Tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh khuyết tật ở Trường Tiểu học Nghi Diên (Nghi Lộc). Ảnh: Mỹ Hà
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng nên có chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng đề nghị cần quan tâm đến giáo viên ở những trường bình thường đang có học sinh chuyên biệt bởi hiện tại rất nhiều học sinh chuyên biệt như tự kỷ, tăng động, trầm cảm... đang được gửi đến học hòa nhập tại nhiều trường công lập. Ở đó, giáo viên hiện phải kiêm 2 nhiệm vụ đối với học sinh bình thường và trẻ chuyên biệt nhưng không có thêm bất cứ chế độ nào.
Trước đó, theo quy định của Chính phủ, giáo viên trực tiếp dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập được hưởng phụ cấp ưu đãi. Thế nhưng trong thực tế, tại Nghệ An và nhiều địa phương khác lại chưa được thực hiện đầy đủ, gây thiệt thòi cho các cô giáo.
Hiện toàn tỉnh Nghệ An đang có khoảng 4.000 học sinh khuyết tật đang học hòa nhập tại các trường, trong đó có gần 450 học sinh ở bậc mầm non, 2.300 học sinh ở bậc tiểu học, gần 1.000 học sinh ở bậc THCS và 50 học sinh ở bậc THPT. Ngoài ra, có khoảng 300 học sinh đang học tại Trung tâm khuyết tật của tỉnh./.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Người nâng bước những học sinh khuyết tật đến trường Hơn 8 năm gắn bó với học sinh khuyết tật, cô Sơn càng thêm yêu quý các em và muốn làm thật nhiều điều để các em đỡ thiệt thòi, sống lạc quan, có ích. Đó là cô Linh Thị Sơn giáo viên trường Phổ thông cơ sở Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội, người luôn hết lòng kề vai, sát...