TPHCM: Biến ngõ hẻm, nhà dân thành khoa phòng, giường bệnh điều trị F0
Đội ngũ y bác sĩ đã triển khai ý tưởng xem từng khu phố, từng ngõ hẻm, từng nhà dân là những Khoa phòng và là giường bệnh của bệnh viện để các bệnh nhân mắc Covid-19 không cô đơn trước bệnh tật.
Xúc động hình ảnh bác sĩ kiểm tra sức khỏe F0 qua khe cửa
Chương trình “Nhà của bệnh nhân là bệnh viện” được phát triển từ hoạt động “F0, Chúng tôi bên bạn” của bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (PHCN-ĐTBNN) phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ TPHCM.
Lực lượng y tế của chương trình sẽ hỗ trợ người dân theo dõi và điều trị Covid-19 tại nhà. Các bác sĩ sẽ đến tận nhà thăm khám, nếu có trường hợp nặng thì xe cấp cứu đến đưa bệnh nhân nhập viện. Người dân có thể liên lạc qua đường dây nóng: 0945688115.
Sau khoảng một tuần mắc Covid-19, ông T. (ngụ khu phố 2, phường 3, Quận 8) và các thành viên trong gia đình vẫn chưa có triệu chứng. Độ bão hòa oxy trong máu (chỉ số SpO2) của ông ở mức bình thường.
“Tuần rồi test nhanh Covid-19 tại phường, hai vợ chồng tôi dương tính. Mấy hôm nay ở nhà lo lắng, giờ được các bác sĩ đến thăm khám cảm thấy rất yên tâm. Bác sĩ dặn phải cố gắng ăn và uống nhiều nước để có đề kháng”, ông T. cho biết khi chìa tay qua khe cửa cho bác sĩ đo nồng độ oxy trong máu.
Gia đình chị O. có 3 thành viên, hai thành viên còn lại test nhanh vẫn chưa phát hiện nhiễm SARS_CoV-2. Riêng chị O. đã mắc Covid-19. Chị được nhân viên y tế yêu phải giữ khoảng cách với các thành viên trong gia đình, nếu tình trạng chuyển biến xấu phải đến bệnh viện điều trị.
“Người nhà phải luôn đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với nhau, sắp xếp nhà cửa gọn gàng. Có thể các thành viên còn lại trong nhà đang trong giai đoạn ủ bệnh nên chưa có triệu chứng”, Bác sĩ Bùi Thị Thanh Thu – Khoa Y dược cổ truyền, bệnh viện PHCN-ĐTBNN dặn dò một bệnh nhân nhà ở hẻm 154, đường Âu Dương Lân, (Quận 8).
Khám một lượt ở khu phố 2, bác sĩ Thanh Thu tiếp tục gọi điện cho Trưởng khu phố 3 hỏi địa chỉ các điểm đến tiếp theo. “Khu vực này hẻm nhỏ, nếu không gọi điện trước thì rất khó tìm nhà”, bác sĩ Thu nói.
“Từ ngày 23/8 là bắt đầu nóng sốt, sau đó ăn không ngon miệng, ngửi cũng không được mùi. Khó thở khi nằm, phải ngồi dậy bật quạt quay vào người mới thở được”, chị N. nhà trong hẻm 154, đường Âu Dương Lân khai bệnh với bác sĩ.
Ông V.T.D (60 tuổi) bị tụt SpO2 do vừa lên xuống cầu thang. “Nhà mua đủ thuốc, có cả máy thở nhưng nằm ngửa là thấy rất mệt”, ông D. khai bệnh.
Tiếp nhận thông tin từ ông D. lực lượng y tế yêu cầu ông hạn chế vận động, chuyển ông nằm nghiêng, hướng dẫn người nhà cách vỗ rung vào lưng cho bệnh nhân dễ thở. Sau khoảng vài phút, nồng độ SpO2 của ông D. lên lại 97%.
Trong mỗi toa thuốc cấp phát bao gồm có thuốc ho, kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt, vitamin kèm theo là số điện thoại đường dây nóng 0945688115.
Khi thăm khám và phát thuốc, người bệnh được yêu cầu giữ khoảng cách, trước khi mang túi thuốc vào nhà phải xịt sát khuẩn cẩn thận.
Trong số hơn 500 F0 đang theo dõi tại nhà khu vực phường 3, (Quận 8) đa phần tình trạng sức khỏe ổn định, tâm lý tốt, trang bị kiến thức về Covid-19 khá đầy đủ nên cũng không nhiều trường hợp chuyển biến nặng.
“Có triệu chứng gì là tôi gọi đường dây nóng liền, nghe nhân viên y tế tư vấn từ xa mình làm theo. Nói thiệt là yên tâm, giống như bác sĩ đang bên cạnh mình”, một F0 chia sẻ.
Trong quá trình thăm khám tại nhà, điện thoại của Bác sĩ Thu cũng liên tục reo lên từ các F0 nhờ chị tư vấn, báo tình trạng bệnh.
Sau khi khám, phát thuốc, dặn dò cách uống, bác sĩ luôn yêu cầu F0 nhắc lại, nếu không nhớ thì lấy giấy bút ghi lại đến khi nói đúng hết cách uống và tự chăm sóc thì mới rời đi.
Khi trở thành F0, tâm lý nhiều bệnh nhân hoang mang. Trong điều kiện hệ thống y tế TPHCM đang bị quá tải, việc thăm khám, chăm sóc y tế tại nhà bước đầu phát huy tác dụng.
“Bác sĩ đến rồi, bác sĩ đến rồi, cám ơn bác sĩ. Các cô chú cố lên, Việt Nam nhất định chiến thắng đại dịch”, bà H. phấn khởi khi thấy đoàn y tế đi ngang qua.
Chương trình “F0, Chúng tôi bên bạn” được triển khai tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp. Các bác sĩ tham gia chương trình sẽ phụ trách thăm khám từ 10-20 bệnh nhân. Buổi sáng đội ngũ y tế sẽ xuống tận nhà bệnh nhân thăm hỏi sức khỏe, phát thuốc cho người dân. Sau 5-7 ngày điều trị các bác sĩ sẽ quay lại đánh giá tình trạng sức khỏe, nếu bệnh nhân âm tính thì cho bệnh nhân tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, khi khỏi bệnh thì các F0 sẽ được vận động tham gia làm tình nguyện viên hỗ trợ tư vấn cho các F0 mới về quá trình vượt qua bệnh tật.
Số điện thoại đường dây nóng: 0945688115
Bình Dương đang điều trị F0 như thế nào
8.048 bệnh nhân Covid-19 đang được Bình Dương điều trị bằng mô hình "tháp 3 tầng", lần lượt áp dụng cho F0: không triệu chứng, triệu chứng nhẹ và trung bình, nặng và nguy kịch.
Sáng 6/8, Bình Dương ghi nhận thêm 322 ca Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm từ đợt dịch thứ tư đến nay lên 22.700, trong đó 3.879 người đã khỏi bệnh, 144 bệnh nhân tử vong. Các bệnh nhân mới phát hiện đang được điều phối sang các khu điều trị, một số F0 không triệu chứng vẫn ở các khu cách ly tạm thời.
Tỉnh đang điều trị 8.048 bệnh nhân, gồm 106 thai phụ, 130 người trên 65 tuổi, 346 người có bệnh lý nền, 389 người có diễn biến nặng.
Trong số F0, 60% không có triệu chứng được điều trị tại tầng 1 (với khoảng 10.000 giường) của "tháp 3 tầng", đặt tại các khu thu dung, khu cách ly tại trường học, trung tâm văn hoá... Tầng 2 là các bệnh viện, bệnh viện dã chiến (khoảng 7.000 giường), đang điều trị 35% bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và trung bình. Tầng 3 gồm các bệnh viện, trung tâm ICU (400-1.000 giường) sẽ điều trị cho 5% bệnh nhân nặng và nguy kịch.
Tất cả được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Sở Y tế Bình Dương và các chuyên gia từ Trung ương sẽ điều phối F0 phù hợp với từng mức độ bệnh, đặc biệt là các ca bệnh nặng, nguy kịch.
Mô hình "tháp 3 tầng" điều trị Covid-19 tại Bình Dương. Đồ họa: Tiến Thành.
Với việc xét nghiệm sàng lọc đợt hai - khoảng 1,8 triệu dân, Bình Dương dự báo số ca trong hai tuần tới sẽ tăng lên 30.000 (F0 triệu chứng nặng 1.300 ca; triệu chứng nhẹ, trung bình là 13.000 ca; không triệu chứng 15.700 ca).
Sở Y tế Bình Dương cho biết, hiện tỉnh có 16 khu điều trị (bao gồm 3 bệnh viện dã chiến) với 120 bác sĩ, 295 điều dưỡng trực tiếp phục vụ và 166 nhân viên y tế hỗ trợ, đáp ứng điều trị được 17.240 người. Trong đó, khoảng 600 giường dành cho việc điều trị bệnh nhân nặng, sắp tới sẽ nâng lên 13.000 giường. Bộ Y tế cũng đang phối hợp xây dựng Trung tâm hồi sức với quy mô 500 giường do các chuyên gia và cán bộ đầu ngành cùng đội ngũ cán bộ, sinh viên trường Đại học Y dược vận hành.
Ngoài ra, tỉnh thành lập thêm các bệnh viện dã chiến để nâng số giường lên 30.000, huy động 4 bệnh viện tư nhân chung tay điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong đó, Bệnh viện Phương Chi và Vạn Phúc 1 (130 giường, bao gồm 30 giường ICU) sẽ điều trị F0 người nước ngoài.
Đối với thực trạng dịch bệnh trên địa bàn, Bình Dương chia thành 3 vùng để dễ kiểm soát, dập dịch. "Vùng đỏ" gồm thành phố Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên; "vùng vàng" là thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng; "vùng xanh" gồm các huyện Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng. Tỉnh đang tập trung lực lượng lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để thu hẹp "vùng đỏ", mở rộng "vùng xanh".
Bệnh viện dã chiến số 3 được đưa vào hoạt động, thu dung bệnh nhân không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ và trung bình (tầng 1 và 2). Ảnh: Thái Hà.
Hỗ trợ công tác điều trị tại Bình Dương, PGS TS Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, đội ngũ y bác sĩ của tỉnh rất tâm huyết và có nhiều cách làm sáng tạo. Điển hình như trong một số khu tiếp nhận F0 không triệu chứng, bác sĩ đề nghị mọi người hỗ trợ giám sát lẫn nhau, nếu xuất hiện triệu chứng sẽ thông báo ngay cho lực lượng y tế.
"Tuy nhiên, tỉnh phải khẩn trương trang bị hệ thống oxy tập trung để dùng được máy thở oxy dòng cao HFNC... tại tầng 2; xây dựng 200 giường hồi sức cấp cứu để tập trung điều trị bệnh nhân nặng ở tầng 3", ông Hiếu nói.
Đánh giá công tác thành lập và đưa vào hoạt động các bệnh viện dã chiến ở Bình Dương, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng việc này rất kịp thời, phục vụ điều trị các F0 trong thời gian tới vì dịch bệnh trên địa bàn dự kiến tiếp tục tăng.
Để hỗ trợ tỉnh, Bộ Y tế đã huy động 1.134 cán bộ, nhân viên và sinh viên các trường y. Trong thời gian tới sẽ có thêm khoảng 600 người, để tập trung cấp cứu và điều trị bệnh nhân nặng. "Với sự chung tay và quyết tâm của tỉnh, dịch bệnh sẽ từng bước ổn định và tiến tới được đẩy lùi", ông Thuấn cho biết.
Các giường bệnh dành cho bệnh nhân sử dụng oxy. Ảnh: Thái Hà
Hôm qua, làm việc với Bình Dương, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu lãnh đạo tỉnh khẩn trương đưa ra quyết định mua đầy đủ thuốc điều trị cũng như các trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ phục vụ chống dịch. Việc này phải thực hiện trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tuyệt đối không để tiêu cực. "Dứt khoát không để các bệnh viện thiếu trang thiết bị điều trị; các y bác sĩ thiếu đồ bảo hộ", ông nói.
Về việc một số bệnh viện có số giường bệnh nhiều nhưng chưa được sử dụng điều trị bệnh nhân Covid-19, Phó thủ tướng đề nghị tổ chức lại hệ thống điều phối hai chiều giữa các tuyến điều trị, các bệnh viện. Tức là chuyển F0 lên tầng điều trị cao hơn khi diễn biến nặng, chuyển xuống tầng điều trị dưới khi thuyên giảm.
Để giảm ca nặng, Bình Dương đang dồn lực tiêm vaccine để sớm đạt miễn dịch cộng đồng. Hiện, tỉnh đã tiêm cho 92.694 người (84.275 người tiêm mũi một, 8.419 người tiêm mũi 2), tiếp tục phấn đấu mỗi ngày tiêm cho khoảng 100.000 người và đến ngày 10/8 tiêm hết 370.000 liều vaccine đã được phân bổ.
Nhiều trường đại học hỗ trợ điều trị, tư vấn cho người dân trong mùa dịch Với chuyên môn, chuyên ngành đào tạo của mình, nhiều trường đại học tại TP Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình hỗ trợ chăm sóc cho F0 đang điều trị, theo dõi tại nhà, tư vấn tâm lý cho người dân để cùng vượt qua khó khăn của đại dịch. Điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng. Ảnh minh họa:...