TP.HCM báo cáo Thủ tướng Chính phủ nguy cơ thiếu hụt ô xy y tế
TP.HCM đang khó khăn về nguồn cung cấp ô xy y tế điều trị Covid-19 và nhu cầu sắp tới sẽ tăng gấp đôi, trong khi đó giá ô xy y tế lại không thống nhất.
Ngày 23.12, UBND TP.HCM có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cung cấp ô xy y tế phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.
Thủ tướng yêu cầu giải quyết ngay nguồn ô xy để điều trị Covid-19 tại TP.HCM
Nhu cầu ô xy của TP.HCM sắp tới tăng gấp đôi
Theo UBND TP.HCM, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, trong đó có địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận. Số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 cần điều trị có xu hướng tăng nhanh, nên nhu cầu sử dụng ô xy y tế tại các bệnh viện phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 tăng cao. Hiện các cơ sở y tế đang điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM sử dụng khoảng 170 tấn ô xy lỏng/ngày, dự báo trong thời gian tới cần khoảng 350 tấn ô xy lỏng/ngày.
Ô xy y tế TP.HCM có nguy cơ thiếu hụt. ẢNH DUY TÍNH
UBND TP.HCM cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cung cấp ô xy y tế phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, trong thời gian cao điểm dịch và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, có khoảng 11 đơn vị cung cấp ô xy y tế với công suất sản xuất tối đa khoảng 842 tấn ô xy lỏng/ngày. TP.HCM đã đầu tư trang bị hơn 15.000 giường có ô xy (khẩu thở) với lượng ô xy lỏng tiêu thụ tối đa khoảng 719 tấn/ngày (nếu sử dụng toàn bộ 15.000 khẩu thở), trên thực tế, lượng ô xy lỏng tiêu thụ trong giai đoạn cao điểm dịch là khoảng 380 tấn/ ngày.
Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước đã phục hồi trong điều kiện bình thường mới, lượng ô xy do một số đơn vị đóng trên địa TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An … sản xuất và cung cấp chủ yếu phục vụ cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất thép.
Đại đa số các đơn vị đã chuyển sang cung cấp ô xy công nghiệp, trong đó nhiều đơn vị chuyển hoàn toàn 100% công suất, nên hiện chỉ còn 5/11 đơn vị có khả năng cung cấp cho TP.HCM lượng ô xy lỏng có thể cung cấp khoảng 150 tấn/ngày.
Theo báo cáo của các đơn vị, công suất các cơ sở sản xuất đã đạt tối đa, nhưng hiện nay phải cung cấp cho các ngành công nghiệp theo hợp đồng đã ký (cung cấp lại sau khi tạm ngưng trong thời gian giãn cách xã hội) nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp ô xy y tế cho TP.HCM.
Với lượng ô xy cung cấp cho y tế hiện nay chỉ chiếm tỷ trọng thấp (đạt khoảng 21% so với giai đoạn cao điểm dịch), có nguy cơ cao xảy ra tình trạng thiếu hụt ô xy y tế trong thời gian tới.
Thực tế trong thời gian qua (nhất là từ đầu tháng 12.2021), có tình trạng một số bệnh viện tại TP.HCM rất khó khăn khi yêu cầu cung cấp ô xy lỏng, các đơn vị cung cấp nêu trên cũng trong tình trạng sản xuất không đủ đáp ứng, không có ô xy lỏng dự trữ để cung cấp khi có tình huống cấp bách, có nguy cơ cao không đáp ứng điều trị bệnh nhân Covid-19.
Bộ Y tế đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng ô xy y tế quan tâm, phối hợp khẩn trương cung ứng ô xy cứu chữa người bệnh Covid-19. ẢNH BỘ Y TẾ
Kiến nghị cắt giảm ô xy cung cấp cho ngành công nghiệp
Theo UBND TP.HCM với tổng công suất của 5 đơn vị chính sản xuất ô xy lỏng nêu trên khoảng 542 tấn/ngày. Nếu điều phối, giảm khối lượng cung cấp cho sản xuất công nghiệp (nhất là sản xuất thép) sẽ đáp ứng được nhu cầu trong thời gian cao điểm và nhu cầu dự báo sắp tới (350 tấn ô xy lỏng/ngày ).
Căn cứ tình hình thực tế nêu trên, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 xem xét, chỉ đạo Bộ Công thương có biện pháp điều phối, tiết giảm nguồn khí công nghiệp cung cấp cho ngành sản xuất thép trong 3 tháng tới, nhất là thời gian Tết Nguyên đán năm 2022 để đảm bảo có đủ nguồn cung ứng ô xy cho các cơ sở y tế tại TP.HCM cũng như các tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị kịp thời cho bệnh nhân Covid-19 .
Ngày 23.12: Cả nước 16.377 ca Covid-19, 10.944 ca khỏi | Hà Nội 1.774 ca | TP.HCM 787 ca
Giá ô xy y tế không thống nhất
Cùng ngày, Sở Y tế TP.HCM có báo cáo UBND TP.HCM về giá mua ô xy y tế trên địa bàn TP.HCM để xem xét, chỉ đạo kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị Covid-19.
Theo đó Sở Y tế, nguồn cung ứng ô xy hiện đang sụt giảm nghiêm trọng do hiện nay các đơn vị sản xuất ô xy chủ yếu sản xuất khí phục vụ cho ngành công nghiệp nên lượng ô xy phục vụ cho y tế không đủ đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị người bệnh của các đơn vị y tế trên địa bàn TP.HCM.
Mặt khác, giá thành mua ô xy thời gian qua, các công ty cung cấp ô xy với định nhưng khác nhau (thấp nhất là 3.950 đồng/kg, cao nhất là 5.390 đồng/ kg) và giá ô xy do cùng một công ty cung cấp cũng không thống nhất đối với các đơn vị khác nhau.
Ngoài ra, hiện nay một số công ty cung cấp ô xy có thông báo tăng giá từ tháng 12.2021.
Liên quan đến ô xy y tế, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ Công thương về tình hình cung ứng ô xy y tế phục vụ chống dịch Covid-19 tại TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam và công văn gửi các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất và phân phối ô xy y tế tại miền Nam về tăng cường sản xuất, cung ứng ô xy y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Quảng Bình phát hiện nhiều ca COVID-19 không rõ nguồn lây
Ngày 23/12, thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua tỉnh này ghi nhận thêm 43 ca nhiễm, với 40 ca tại cộng đồng.
Cụ thể, có thêm 4 người trở thành F0 sau khi tiếp xúc với người dương tính trở về từ vùng dịch. Chùm ca bệnh tại công ty Dalu Surimi tiếp tục có thêm 3 trường hợp nhiễm bệnh.
Quảng Bình nghi nhận nhiều ca mắc trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây.
Cụ thể, một F1 của chùm ca bệnh tại TT. Quán Hàu; một F1 của F0 tại xã Vạn Ninh - Quảng Ninh, trú tại TP. Đồng Hới; một F1 của F0 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới trú tại huyện Lệ Thủy trở thành F0.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Bình cũng đang khẩn trương truy vết, xác định nguồn lây của 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại H. Quảng Trạch.
Tại huyện Lệ Thủy, chùm ca bệnh liên quan Chợ Tréo - Kiến Giang vẫn ghi nhận nhiều ca lây nhiễm, với 18 trường hợp trong 24h qua, tập trung tại trung tâm H. Lệ Thủy.
Ngoài ra, có 6 người trở về từ vùng dịch dương tính với virus SARS-CoV-2, và 3 người trong khu cách ly, nhập cảnh.
Trước tình hình phức tạp tại một số địa bàn, lại vào dịp cuối năm cận Tết Dương lịch, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành công văn về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Trong đó, yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và các biện pháp phòng, chống dịch dựa trên nguyên tắc "5K vaccine, thuốc điều trị công nghệ ý thức của Nhân dân", trong đó tập trung vào các trụ cột chính: xét nghiệm, tiêm chủng, điều trị và đề cao ý thức người dân.
Quảng Bình xác định chiến dịch tiêm chủng là trụ cột chính để phòng, chống dịch hiệu quả.
Quảng Bình vẫn xác định chiến dịch tiêm chủng là trụ cột chính để phòng, chống dịch hiệu quả. Tỉnh này đặt ra mục tiêu phấn đấu đến 31/12 hoàn thành tiêm vaccine mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Khẩn trương tiêm vaccine mũi 3 cho tất cả các đối tượng ưu tiên như lực lượng tuyến đầu chống dịch, người từ 50 tuổi trở lên, có bệnh nền... tương ứng với số vaccine được Bộ Y tế phân bổ.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế và diễn biến của dịch, đặc biệt lưu ý đến biến chủng mới Omicron; huy động các lực lượng "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để tiêm vét vaccine.
TPHCM: Chưa thấy dấu hiệu vi phạm tại 2 bệnh viên mua kit test của Việt Á Công an TPHCM cho biết, bước đầu, cơ quan công an không thấy dấu hiệu vi phạm của 2 bệnh viện trên địa bàn đã mua sinh phẩm, trang thiết bị xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á. Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM chiều 23/12, ông Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu - Công...