TP.HCM áp lực thiếu 1.000 tấn rau củ mỗi ngày
Kế hoạch của Sở Công thương là có 1.000 điểm bán hàng lưu động phục vụ người dân, từ ngày 9.7 đến nay, mới triển khai hơn 150 điểm.
Các cửa hàng tiện lợi đến chiều là hết sạch rau. Ảnh KHẢ HÒA
Tăng quy mô, tăng kênh bán hàng từ siêu thị, cửa hàng tiện lợi đến bán hàng di động, bình ổn… thế nhưng theo Sở Công thương TP.HCM, nhu cầu của người dân TP.HCM đến nay vẫn còn thiếu khoảng 1.000 tấn rau củ quả, thực phẩm tươi sống các loại mỗi ngày.
Hiếm hoi xe lưu động
Theo báo cáo của Sở Công thương TP.HCM, đến nay, để gỡ thế khó cho chuỗi phân phối hiện đại là siêu thị và cửa hàng tiện lợi, Sở đã phải huy động các công ty logistics, sàn thương mại điện tử, Viettel Post, VN Post, các chuỗi cửa hàng bán đồ mẹ và em bé, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp… để bán thêm rau củ và hàng đông lạnh cho người dân TP.
Kế hoạch của Sở Công thương là có 1.000 điểm bán hàng lưu động phục vụ người dân, từ ngày 9.7 đến nay, mới triển khai hơn 150 điểm. Tuy nhiên, ghi nhận của PV Thanh Niên, các hoạt động bán lưu động cũng như “muối bỏ biển” trước cơn khát thiếu cả ngàn tấn rau củ quả mỗi ngày của người dân TP.HCM.
Sáng 16.7, dù cố gắng nỗ lực tìm mua rau tại các điểm bán hàng di động của siêu thị và hệ thống bưu điện… trên địa bàn TP, song kết quả là không được bó rau hay vỉ trứng nào. 3 ngày trước tại khu vực chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) có điểm bán rau củ quả lưu động của siêu thị Aeon. Nhưng đến sáng qua (16.7), theo người dân sống gần đó, điểm bán phải chuyển sang khu vực khác. Siêu thị Aeon hiện mới chỉ có 4 xe bán hàng lưu động, tập trung ưu tiên khu vực đông dân, gần chợ truyền thống lớn đang tạm đóng cửa. Giá rau củ quả được bán tại điểm bán lưu động bằng giá bán trong siêu thị Aeon như: cải thảo 30.000 đồng/kg, rau muống, cải ngọt, bầu bí… đồng giá 36.000 đồng/kg.
Trong khi đó, đến 10 giờ sáng, bưu cục Viettel Post trên đường Lạc Long Quân chỉ còn vài bó cải. Nhân viên tại đây cho biết, rau củ quả nằm tại kho và sẽ đưa đến 34 điểm trên toàn TP. “Rau về các điểm bán này thường nhanh hết, vào sau ít sự lựa chọn vì người đến trước sẽ mua nhiều. Tuy nhiên, khách có thể đặt mua theo combo 5 món rau phong phú với giá 99.000 đồng qua trang voso.vn, tiện hơn và an toàn hơn ạ”, người này nhiệt tình hướng dẫn. Trung bình một ngày, hệ thống Viettel Post tại TP.HCM nhập khoảng 40 tấn rau củ quả từ Đắk Lắk và Lâm Đồng về phục vụ người dân. Nhân viên ở đây cũng cho hay, đó là sự nỗ lực rất lớn và tận dụng được xe chở hàng của hệ thống, nguồn rau cũng cho hệ thống phải chủ động tìm kiếm và đưa về với giá tốt nhất, thậm chí giá bán phải rẻ hơn cả trong siêu thị, mục đích giảm tải cho hệ thống phân phối theo cam kết của doanh nghiệp với Sở Công thương TP.HCM.
Video đang HOT
Hiện tại, ngoài Aeon, MM Mega Market cũng có làm việc với Sở Công thương để mở 1 điểm bán lưu động trên đường Mai Chí Thọ. Một số siêu thị khác đang quá tải bán hàng trực tiếp tại chỗ và online, nên chưa có kế hoạch đăng ký bán lưu động. Đại diện của Central Group (sở hữu chuỗi siêu thị BigC, GO!) cho hay, doanh nghiệp đang ưu tiên tập trung phục vụ khách hàng tăng gấp đôi ngày thường nên không đủ nhân lực để tổ chức bán hàng lưu động. Lượng hàng hóa của hệ thống siêu thị BigC nhập về tăng gấp 3 lần so với ngày thường.
Ảm đạm chợ truyền thống
Cùng ngày, đảo qua loạt các chợ truyền thống đang bị tạm ngưng hoạt động như chợ Tân Định (Q.1), chợ Phú Nhuận, chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình) đều không có điểm bán hàng lưu động nào. Chợ Phạm Văn Hai là một trong những chợ truyền thống bán phong phú các mặt hàng thịt cá, thủy hải sản và rau củ quả. Những bà nội trợ có thói quen đi chợ Phạm Văn Hai cho biết, họ khá vất vả khi đi mua rau củ quả bởi đa số các cửa hàng tiện lợi như VinMart trong khu vực không đáp ứng đủ nhu cầu khi chợ tạm và chợ truyền thống khu vực này đều “cửa đóng then cài” hơn nửa tháng nay.
Bà Hoài, bán tạp hóa trước chợ Phạm Văn Hai, cho hay người dân muốn mua rau thịt cá chỉ biết lên xếp hàng tại các siêu thị lớn Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu, Co.opMart Nhiêu Lộc để mua hàng, nhưng quá mất nhiều thời gian và nhiều hôm lên siêu thị hết phiếu, đành đi về. “Nhìn chợ truyền thống, nơi mua bán bình thường của người dân lao động nay không có quán xá bán đồ ăn thật buồn. Chợ ảm đạm thế này, dân lao động như tụi tui “chui” vô hết trong siêu thị, không còn đường nào khác. Hôm trước xem ti vi, có nghe cửa hàng lưu động bán hàng bình ổn, nhưng chờ mãi có thấy đâu. Mấy khu vực đông dân như chợ Phạm Văn Hai này mà không có điểm bán hàng lưu động, không chợ tạm thì không biết lưu động đưa đi đâu”, bà Hoài thắc mắc.
Bà Đặng Hồng, tiểu thương kinh doanh tại chợ tạm cạnh chợ Tân Bình, buồn bã nói sau khi có 6 ca F0 được phát hiện tại khu vực chợ cá sau chợ Tân Bình, rồi xét nghiệm lần 2 phát hiện thêm 2 ca F0, toàn bộ khu vực quanh chợ Tân Bình đều được giăng dây chằng chịt. “Chợ dân sinh đóng, nhưng vài chị em tiểu thương có lấy hàng về bán kiểu online. Nay trong khu vực đó, từ đường Lê Minh Xuân, Tân Thọ, Đông Hồ… đều giăng dây kín hết, tiểu thương bán rau củ và cá qua Zalo, online cho khách quen cũng giao và nhận hàng quá khó khăn. Hiện tại, tôi về nhà bên khu vực Ni Sư Huỳnh Liên (Q.Tân Bình), có siêu thị VinMart mua đồ tiện hơn nhiều, nhưng rau củ cũng giới hạn. Mấy hôm nay nghe có 1.000 xe bán hàng lưu động, có ý chờ mua nhưng không thấy”, bà Hồng nói.
Địa phương cố gắng “tháo” chợ truyền thống
Theo công văn của Văn phòng Chính phủ phát đi ngày 15.7, nhằm chống dịch, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân và duy trì các hoạt động kinh tế – xã hội cần thiết trên địa bàn, yêu cầu từ cơ quan Bộ, T.Ư và các địa phương tạo mọi điều kiện bảo đảm nguồn hàng hóa, nhu yếu phẩm đầy đủ, dồi dào và vận chuyển kịp thời từ các địa phương đến TP để phục vụ đời sống của người dân, không để tình trạng thừa, thiếu cục bộ hoặc ứ đọng, không kịp thời vận chuyển, phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm đến nơi sử dụng và người dân; bảo đảm các hoạt động giao thông vận tải thuận tiện, thông suốt giữa các địa phương và thành phố đối với các hàng hóa phục vụ cho các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cần thiết; đồng thời, bảo đảm kiểm soát dịch bệnh theo quy định.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết các cửa hàng lưu động mà Sở buộc phải triển khai thêm để đỡ gánh nặng hàng hóa tươi sống cho các kênh bán lẻ hiện đại chủ yếu phải tự tìm nguồn hàng, không phụ thuộc được nguồn hàng từ siêu thị. Các đơn vị đã có kế hoạch và cam kết, đặc biệt những doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics rất nhiệt tình hỗ trợ TP tháo vướng mắc nguồn hàng. Sở Công thương cũng đã kết nối, làm việc với sở công thương các tỉnh, nỗ lực hết mình nhưng việc phải chủ động tìm kiếm nguồn hàng khiến họ mất thời gian và không dễ dàng. Một số báo cáo cho thấy, chính tại địa phương cũng có nhu cầu tăng mua các mặt hàng thiết yếu nên hàng đưa về TP mỗi lúc mỗi khan hiếm hơn. Chẳng hạn, ngay quả trứng gà, trứng vịt. Những bà nội trợ ở miền Tây trước đây ít trữ mặt hàng này, thậm chí ít quan tâm vì họ có phong phú thực phẩm khác để chọn lựa, nhưng nay cũng tăng mua vào khiến nhiều doanh nghiệp đưa hàng về TP phản ánh không mua được trứng gà ngay tại các thủ phủ nuôi gà.
Cũng theo vị này, những xe bán hàng lưu động chỉ đến những nơi người dân quá khó mua hàng, và thời lượng phục vụ rất ngắn, một buổi cho một nơi. Đến nay, Sở đã có hướng dẫn cho các quận huyện, các địa phương cần nỗ lực nhiều hơn để có thể tháo gỡ cho chợ truyền thống hoạt động trở lại, bớt gánh nặng cho các hệ thống phân phối hiện đại.
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Sở sẵn sàng sát cánh cùng địa phương, đi thực tế tại chợ khảo sát để cho mở thí điểm, cho tiểu thương mua bán trong giới hạn kiểm soát chống dịch, giảm áp lực cho cách kênh bán hàng hiện đại. Như vậy, công cuộc chống dịch và bảo đảm đời sống người dân mới lâu dài và ổn định được.
Ngày thứ 2 giãn cách: TP.HCM hàng hóa về ồ ạt, người mua giảm
Báo cáo nhanh đến 10 giờ sáng nay (10.7) từ thành phố Thủ Đức và các quận huyện trên địa bàn TP.HCM cho biết, hàng hóa về đầy ắp các quầy kệ, lượng người đi mua giảm mạnh.
Ngay từ sáng sớm, các siêu thị nhỏ chất đầy hàng rau củ quả xanh lên kệ . ẢNH: L.N
Hàng hóa đầy ắp, người mua một vài khu vực giảm đến 50%
Cụ thể, báo cáo nhanh về thị trường của Q.Phú Nhuận về Sở Công thương TP.HCM sáng 10.7 cho thấy, hiện 4/4 chợ truyền thống của quận đã tạm ngưng hoạt động do phòng chống dịch. Đến 10 giờ sáng nay, tình hình cung ứng hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn ổn định, không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá. Đặc biệt, so cùng thời điểm này 2 ngày trước (ngày 8 và 9.7), lượng người dân vào mua sắm giảm đến 50 - 60%, nhất là nhóm hàng thực phẩm tươi sống, nông sản... nhu cầu tiêu thụ giảm nhiều.
Tượng tự, báo cáo từ Q.12 cho thấy, hàng hóa tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đều đầy ắp hàng hóa, giá không biến động. Đặc biệt, báo cáo nhanh của quận này cũng cho thấy, siêu thị và chợ vắng khách, đổi lại, đơn hàng online Co.opFood tăng. Cửa hàng Bách hóa Xanh - Vĩnh Hội, Q.4 cũng cho biết hàng hóa dồi ào nhưng khách rất ít.
Đặc biệt, tại huyện Hóc Môn, đến nay đã có 11/12 chợ truyền thống tạm dừng hoạt động. Chỉ 1 chợ truyền thống tại xã Nhị Bình đang hoạt động, hàng hóa đa dạng, thịt cá, trứng, rau củ quả... Báo cáo cũng cho thấy giá cả ổn định, không biến động. Tuy nhiên, theo huyện Hóc Môn, sáng nay 10.7, người dân đi mua hàng hóa tại chợ giảm nhiều, tương tự, tại các cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa hàng hóa bình thường và lượng người mua hàng cũng giảm mạnh.
Người dân xếp hàng vào mua hàng sáng sớm
Còn Q.Tân Phú cho hay, tình hình hàng hóa tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị trên địa bàn quận đa dạng, thịt, cá, rau củ quả, trứng, mì gói đầy đủ. Giá cả cũng tương đối ổn định, thậm chí một số mặt hàng đang được giảm giá. Tổng lượng đơn hàng sáng nay (kể cả trực tiếp và online) tương đương cùng thời điểm này ngày hôm qua (9.7). Lượng khách đến các siêu thị, cửa hàng ổn định, đảm bảo xếp hàng trật tự, giãn cách. Hiện các siêu thị vẫn đang xử lý giải quyết các đơn hàng online còn tồn, đơn hàng mới được giao hàng chậm hơn. Thành phố Thủ Đức cho biết lượng người dân đi mua hàng hôm nay không tăng, các cửa hàng bổ sung nguồn hàng đầy đủ, phong phú. Đặc biệt, để phòng chống dịch an toàn, mọi cửa hàng tiện lợi và siêu thị đều thực hiện giãn cách trong mua sắm và đo nhiệt độ trước khi vào mua hàng. "Hệ thống phân phối bán lẻ tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giữ khoảng cách hoặc chuyển đến điểm phân phối khác ít người hơn", báo cáo nhanh thành phố Thủ Đức cho biết.
Còn khu vực huyện Nhà Bè do các cửa hàng bán rau nhỏ lẻ ven đường đều bị dẹp hết người dân tập trung vào mua các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini nhiều hơn. Đầu giờ sáng nay, lượng người đi mua tại địa phương đông hơn do thói quen mua sắm đầu ngày để có hàng tươi mới.
Shipper đi làm ngày giãn cách: Loay hoay chờ khai báo y tế để qua chốt
Giỏ hàng của bà nội trợ phong phú hơn, không chỉ tập trung thực phẩm tươi sống
Báo cáo hết ngày đầu tiên TP.HCM giãn cách theo Chỉ thị 16 (9.7) cũng cho thấy, lượng khách đến mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi giảm nhẹ so với ngày 8.7. Các hệ thống bán lẻ phản ánh, hàng hóa về chậm do bị kẹt tại các chốt kiểm soát.
Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho hay, trong bối cảnh giãn cách theo Chỉ thị 16, chắc chắn hệ thống phân phối gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến khâu vận chuyển đến phân phối. Đặc biệt, đến hôm nay, không chỉ có TP.HCM giãn cách toàn xã hội mà các tỉnh lân cận như Đồng Nai, rồi Bình Dương cũng thực hiện giãn cách mạnh để chống dịch. Áp lực cho các nhà phân phối rất lớn do vận chuyển hàng hóa qua các chốt kiểm dịch phải thực hiện chu đáo, theo đó sẽ bị chậm hơn.
Hàng hóa tại một số cửa hàng tiện lợi, siêu thi mini sáng 10.7
Chẳng hạn, hệ thống siêu thị tại TP.HCM có kho hàng đặt tại Bình Dương, hàng hóa ngày thường nếu xuất phát sáng sớm, chở lên TP.HCM chỉ 7 giờ đã có, 7 giờ 30 các quầy kệ xếp đầy hàng tươi rồi. Thế nhưng, thời gian này là đến 11 giờ, có khi trễ hơn. Hoặc hàng từ miền Tây trước mất 3-4 tiếng lên đến Sài Gòn, nay gấp đôi thời gian, mất 7-8 tiếng vì qua nhiều tỉnh, nhiều trạm kiểm soát... Tuy nhiên, ông Phương khẳng định, tình hình hàng hóa và mua sắm của người dân thành phố từ ngày hôm qua (9.7) đến nay đã tương đối ổn định về cân đối cung - cầu, dồi dào chủng loại hơn. Đặc biệt, cơ cấu các mặt hàng người tiêu dùng mua không còn tập trung vào thực phẩm tươi sống mà có nhiều lựa chọn khác, các sản phẩm chế biến và dùng tiêu dùng dài ngày khác.
"Hàng hóa luôn dồi dào, người dân cứ yên tâm, không nên tập trung mua gom dự trữ, đến cửa hàng thấy đông người thì nên quay lại lúc khác, chậm 1 chút nhưng an toàn và có nhiều lựa chọn hơn. Thực tế đã cho thấy, vài ngày qua, rất nhiều người đã chen lấn gom hàng là không cần thiết, chỉ góp phần tạo thêm khó khăn cho xã hội và tăng nguy cơ rủi ro cho bản thân và gia đình", ông Phương nhấn mạnh.
TP.Hồ Chí Minh đóng cửa 105 chợ trên toàn thành phố Trong 105 chợ tạm tại ngừng hoạt động trên địa bàn thành phố, có 1 chợ đầu mối và 104 chợ truyền thống, tính đến 18h ngày 2/7. Thông tin từ Sở Công Thương TP.HCM cho biết, ngoài 105 chợ tạm ngưng hoạt động còn có khoảng 60 siêu thị và cửa hàng tiện lợi đã phải tạm đóng để phục vụ công...