TPHCM: 80% trẻ mầm non thường xuyên được nghe đọc sách vào năm 2020
80% trẻ mầm non được nghe đọc sách, 100% trường mầm non có thư viện.. là mục tiêu TPHCM đưa ra trong kế hoạch thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2010, định hướng đến năm 2030 ngành GD-ĐT.
Cụ thể, TPHCM kỳ vọng đến năm 2020, 80% học sinh, sinh viên được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; 80% trẻ mầm non được tiếp cận và thường xuyên nghe đọc sách, giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu với sách và hình thành thói quen đọc sách ngay từ nhỏ.
90% học sinh, sinh viên có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.
Học sinh tiểu học ở TPHCM đọc sách tại trường (Ảnh: Dự án Sách hay cho học sinh tiểu học)
Video đang HOT
Định hướng đến năm 2030 có 100% học sinh, sinh viên có thói quen đọc sách, có kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin tại nơi sinh sống và học tập.
Về tăng cường hoạt động thư viện trường học, giáo dục TPHCM phấn đấu 100% cơ sở giáo dục có thư viện hoạt động hiệu quả, trong đó 100% cơ sở giáo dục mầm non có thư viện thân thiện; 50% cơ sở giáo dục phổ thông có tủ sách lớp học; 80% thư viện của các trường đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục có đủ vốn tài liệu chuyên sâu.
Để thực hiện kế hoạch, ngành Giáo dục thành phố đặt ra những giải pháp về tuyên truyền, phát triển mạng lưới thư viện trường học, đổi mới hoạt động thư viện, xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc…
Đối với các trường mầm non, Sở yêu cầu giáo viên cần dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho trẻ; đồng thời hướng dẫn và khuyến khích cha mẹ học sinh đọc sách, kể chuyện cho con nghe thường xuyên tại gia đình.
Vào tháng 4/2019, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM có công văn gửi Sở GD-ĐT và Sở Văn hóa – thể thao TPHCM về việc phối hợp kiến nghị với lãnh đạo UBND T.HCM một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường và xã hội. Theo đó, xin thành phố chủ trương đưa “tiết đọc sách” vào hệ thống chương trình giáo dục, bắt đầu bằng việc tí điểm tại mốt trường tiểu học ở địa bàn.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Ngôi nhà thứ hai
Một trong những cuốn sách bán rất chạy của tác giả người Mỹ Robert Fulghum từng gây ấn tượng mạnh với tôi ngay từ tựa sách: "All I really need to know I learned in kindergarten", có nghĩa là: "Tất cả những gì cần biết tôi đều học từ lớp mẫu giáo". Đây cũng là câu nói thông dụng tại Mỹ khi nói về giáo dục mầm non.
Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa tại trường
Khác với suy nghĩ ban đầu của gia đình tôi, chọn trường mầm non cho con ở bang Virginia - nơi tôi đang sinh sống rất dễ dàng và thuận tiện. Chỉ sau một thời gian ngắn, gia đình tôi đã đưa bé gái đầu đến học tại một trường gần nhà khi bé tròn 5 tuổi. Trước đây, khi con chưa đủ tuổi, tôi gửi con vào nhà trông trẻ vì trường mầm non ở Mỹ chỉ nhận học sinh vào độ tuổi này. Lúc đăng ký nhập học, chần chừ mãi tôi mới quyết định cho con đi học bằng xe buýt đưa rước. Chỉ khi quan sát con suốt một tuần, tôi mới yên tâm phần nào vì con không sợ hãi mà còn rất vui. Có một câu chuyện ở trường làm nhiều bậc phụ huynh rất cảm động đó là hình ảnh thầy hiệu trưởng luôn đứng trước trường đón học sinh mỗi ngày bất kể thời tiết như thế nào.
Theo quy định, ở bang Virginia, chỉ có một giáo viên phụ trách một lớp học có sĩ số giới hạn là 16 em. Vì nuôi dưỡng mầm non là công việc cực kỳ quan trọng và đòi hỏi những kỹ năng được đào tạo chuyên nghiệp, nên ngay từ khâu quản lý việc kinh doanh trường mầm non ở Mỹ đã có những quy định rất chặt chẽ để tránh xảy ra những điều không nên có.
Có thể trong ấn tượng của nhiều người, giáo dục Mỹ thuộc kiểu tự thân phát huy, giáo viên tùy ý giảng dạy. Nhưng trên thực tế, nền giáo dục ở Mỹ rất linh hoạt. Tiêu chí chung của các trường là vừa học vừa chơi và chú trọng xây dựng tính tự lập cho trẻ từ rất sớm. Từ nhà trông trẻ đến trường mẫu giáo không bao giờ thiếu sách và đồ chơi. Giáo viên dạy trẻ biết cách đánh vần, làm toán, viết, vẽ và đọc những quyển sách nhỏ và đơn giản để các bé hiểu về khoa học đời sống, kỹ thuật, nghệ thuật... Ngoài ra, các cô còn hướng dẫn kỹ năng biết bảo vệ bản thân, cách tự chăm sóc đảm bảo vệ sinh sức khỏe và quy tắc ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như: "Nếu bạn hứa, hãy giữ đúng lời" hay "Cái gì không phải của bạn thì bạn đừng sờ vào", hoặc "Nếu bạn mượn thì bạn phải trả". Phụ huynh cũng luôn được khuyến khích tham gia nhiều hoạt động được tổ chức trong và ngoài lớp học cùng với con.
Tẻ không nghiêm khắc quản lý trẻ em, nhưng không phải thế mà các học sinh vô lễ. Sẽ có hình thức phạt nếu các em phạm lỗi. Tuy nhiên, đây là hình thức phạt như không phạt vì các bé chỉ được giáo viên nhắc nhở và nặng hơn là cho bé tự suy nghĩ trong vòng vài phút để nhận ra lỗi của mình. Trường mầm non ở Mỹ sẽ không đánh, không mắng học sinh do mọi hành vi đánh trẻ em đều là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Môi trường lành mạnh, ấm áp ở trường khiến tôi cũng phần nào yên tâm hơn vì không phải lo lắng quá nhiều khi gửi con.
MINH LAN
Theo SGGP
Nhìn thấy cô, con khóc toáng lên thì cần chuyển lớp ngay Đến trường mầm non là một bước ngoặt quan trọng với trẻ. Đây là thời điểm đánh dấu sự thay đổi lớn trong cuộc đời của trẻ. Để trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, cha mẹ cần có sự lựa chọn trường mầm non an toàn cho trẻ. Ảnh minh họa - nguồn internet Tâm lý lo lắng Chuyển tiếp...