TP.HCM: 72 nhân sự in sao đề thi, không thuộc diện F0-F4
Giám đốc Sở GD&ĐT TP cho biết, Sở này đã chuẩn bị nhiều phương án để đảm bảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra an toàn.
Tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP.HCM diễn ra chiều 3-8, ông Lê Hồng Sơn- Giám đốc Sở GD&ĐT TP cho biết, Sở yêu cầu các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục quận, huyện rà soát, lập danh sách các thí sinh, cán bộ, giáo viên thuộc diện F0, F1, F2. Những trường hợp này sẽ không tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Học sinh lớp 12 trường THCS – THPT Hai Bà Trưng, quận Tân Bình trong một tiết ôn tập. Ảnh: NTCC
Trong văn bản mới ban hành của Sở GD&ĐT về công tác phòng dịch COVID-19 cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, Sở yêu cầu các đơn vị rà soát và không cử cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện F0, F1, F2 tham gia các khâu của Kỳ thi.
Tiếp tục rà soát, yêu cầu tất cả thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác thi phải thực hiện khai báo y tế, chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của ngành y tế.
Đối với các trường được sử dụng làm điểm thi, Sở GD&ĐT đề nghị:
Các đơn vị phải phối hợp với cơ sở y tế địa phương thực hiện tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ điểm thi trước ngày làm việc đầu tiên hai ngày và sau mỗi ngày làm việc; trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng chống dịch COVID-19 tại điểm thi.
Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết trong công tác phòng chống dịch COVID-19: dung dịch sát khuẩn tay (cho mỗi phòng thi, phòng làm việc), dụng cụ đo thân nhiệt (tối thiểu 10 cái/điểm thi), khẩu trang… phục vụ cho kỳ thi.
Trong thời gian tổ chức thi, giữ gìn phòng thi, điểm thi sạch sẽ nhưng phải đảm bảo các yếu tố an toàn, bảo mật cho kỳ thi.
Đối với trưởng Phòng GD&ĐT các quận, huyện, Sở đề nghị xây dựng phương án phù hợp, đảm bảo an toàn cho thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi tại địa phương. Trong đó, đặc biệt lưu ý việc phối hợp giữa các ban ngành địa phương, hỗ trợ các điểm thi thực hiện quy định về giãn cách, nhất là cuối mỗi buổi thi.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM về công tác tổ chức kỳ thi, năm nay, TP.HCM có khoảng 75.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT tại 115 điểm thi với 3.160 phòng thi.
Đề thi đã được Hội đồng thi nhận bàn giao từ Bộ GD&ĐT vào ngày 30-7. Sau đó, được vận chuyển về bảo quản tại Sở GD&ĐT.
Quá trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản đề thi có sự tham gia, giám sát 24/24 của Công an TP. Đề thi sẽ được bàn giao cho Ban In sao đề thi theo quy định.
Nơi in sao đề thi: Địa điểm in sao đề thi được lựa chọn bố trí, thống nhất phương án cách ly 3 vòng độc lập.
Nhân sự in sao đề thi gồm 72 người. Vòng 1 gồm 60 người (Trưởng ban là lãnh đạo Hội đồng thi; uỷ viên, thư ký là công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở GD&ĐT hoặc trường phổ thông và 1 cán bộ Công an TP giám sát);
Vòng 2 gồm 3 nhân sự thực hiện nhiệm vụ giám sát (Công an TP, Thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT, Thanh tra Sở); Vòng 3 gồm 2 nhân sự là cán bộ Công an TP.
Tất cả đều đã thực hiện Tờ khai Y tế, không thuộc diện F0 – F4, đã hoàn thành việc xét nghiệm COVID-19.
Việc vận chuyển đề thi sẽ được thực hiện vào sáng sớm (4 giờ 30) và nhận bài thi vào cuối mỗi ngày thi. Đề thi và bài thi được bỏ vào từng túi theo quy định, niêm phong và đóng gói theo phòng; các túi đề thi và bài thi sau đó lại được đóng gói trong thùng giấy có niêm phong; không để đề thi, bài thi qua đêm tại Điểm thi.
Việc vận chuyển đề thi và bài thi có sự phối hợp giữa Sở GD&ĐT TP.HCM và Công an TP, luôn đảm bảo bảo mật và an toàn tuyệt đối. Bài thi sau đó được đưa về bảo quản tại Điểm chấm thi, có sự giám sát 24/24 của Công an TP.
Phòng chứa đề thi- bài thi tại các Điểm thi và phòng chứa bài thi tại Điểm chấm có camera quan sát liên tục 24/24 theo quy định. Công an TP tham gia giám sát về kỹ thuật đối với việc sự dụng, vận hành camera.
Về công tác coi thi, TP huy động 12.000 cán bộ, giáo viên tham gia. Sau đó, hơn 2.000 người làm công tác chấm thi, trong đó chấm tự luận 520 người, trắc nghiệm 150 người, làm phách bài thi hơn 700 người.
Công tác chấm thi, tất cả các khâu đều có sự tham gia giám sát của Thanh tra thi và Công an TP, đảm bảo an ninh, an toàn.
Ban chỉ đạo thi sẽ rà soát lịch sử di chuyển, tình trạng sức khỏe, đảm bảo 100% cán bộ có tham gia cách li không thuộc diện F0-F4.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép không tập trung toàn bộ cán bộ chấm chung 10 bài thi mà nên chia nhỏ theo đơn vị để thực hiện việc chấm chung. Nếu thực hiện theo Quy chế, TP sẽ phải tập trung khoảng 600 nhân sự thực hiện việc chấm chung, không đảm bảo quy định về giãn cách.
Bài thi THPT của thí sinh F1 có thể là nguồn lây Covid-19, sẽ chấm sau cùng
Kỳ thi THPT 2020 (từ ngày 8 đến ngày 10/8) vẫn diễn ra theo đúng dự kiến. Trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, mới đây ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã thông tin một số lưu ý quan trọng về việc tổ chức thi cũng như chấm thi.
VTC dẫn lời ông Trinh, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 cơ bản đầy đủ và hoàn tất. Đề thi đã gửi về các địa phương để đi in sao.
Trong bối cảnh việc in đề thi hết sức phức tạp, nhất là các môn thi trắc nghiệm, ông Trinh yêu cầu các địa phương phải có những tính toán kỹ lưỡng trong việc tổ chức phòng thi, điểm thi, giãn cách phù hợp để không bị động trong công tác in sao đề thi.
Khoảng cách giữa các thí sinh là 1.2m. Ảnh minh họa.
Về vấn đề địa điểm thi, Bộ cũng yêu cầu địa phương phải nhanh chóng rà soát, điều chỉnh số lượng điểm thi, phòng thi để in sao đề thi tương ứng. Nếu có thể tổ chức phòng thi cách ly trong điểm thi chung sẽ thuận lợi hơn vì có thể sử dụng đề dự phòng. Nếu bắt buộc phải tổ chức điểm thi riêng thì các địa phương cần có phương án bảo quản bài thi của thí sinh ở các điểm thi và chấm bài sau cùng, tránh nguy cơ lây nhiễm.
Về vấn đề thí sinh trong phòng thi, quy chế thi quy định, khoảng cách giữa các thí sinh là 1.2m. Những địa phương không có học sinh có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vẫn giãn cách theo quy chế.
Về việc tổ chức chấm thi, ông Trinh cũng lưu ý tất cả các địa phương, sau khi phân loại thi sinh F1 và tổ chức thi tại khu vực cách ly cần phải lưu ý sản phẩm bài thi của học sinh có thể trở thành nguồn lây bệnh.
' Do vậy, các địa phương phải tính toán kỹ phương án bài thi được bảo quản thế nào ở khu cách ly để vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo yếu tố khoanh vùng dịch. Những bài thi này sẽ được tổ chức chấm sau cùng', ông nói.
Lịch thi THPT 2020.
Ngày 30/7, Bộ GD-ĐT đã có văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, đề nghị tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Theo đó, đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tổ chức kỳ thi, Bộ này đề nghị không để cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện F0, F1 hoặc F2 tham gia vào các khâu của Kỳ thi.
Đối với thí sinh, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo sở GD-ĐT phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, phân loại thí sinh đăng ký dự thi thành 4 nhóm: F0, F1, F2 và các đối tượng khác.
Cụ thể: F0 (ca bệnh xác định, dương tính với SARS-CoV2), F1 (tiếp xúc gần với F0, phải cách ly tập trung), F2 (tiếp xúc với F1, cách ly tại nơi cư trú) và các thí sinh khác.
Ngoài đối tượng thí sinh F0 sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp và được tạo điều kiện tham gia xét tuyển đại học bằng các hình thức phù hợp, thí sinh diện F1, F2 sẽ được bố trí thi tại phòng thi hoặc điểm thi riêng.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi tại các phòng thi dành cho thí sinh thuộc diện F1, F2 thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Phải bàn kỹ phương án thi tốt nghiệp THPT Tại phiên họp của Thường trực Chính phủ với các địa phương về chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết ngành giáo dục đã chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh lớp 12 năm nay đang chịu áp lực rất lớn do dịch Covid-19 - ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT Chiều 2.8, tại phiên...