TP.HCM: 58 học sinh bị chuyển trường, phụ huynh khóc
Các phụ huynh đã cho rằng đã có nhiều khuất tất, không rõ ràng trong việc ép buộc 58 học sinh chuyển từ trường THCS Bình Thọ sang trường THCS Lê Văn Việt.
Anh Lê Văn Hoan (phường Bình Thọ – quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết: Đúng như chủ trương của UBND TP.HCM và kế hoạch tuyển sinh mà UBND quận Thủ Đức đã thông qua, sau khi đã hoàn tất các thủ tục, những phụ huynh có con em được tuyển vào đầu cấp của trường THCS Bình Thọ đã đăng kí học hè, mua đồng phục trường từ ngày 26/6.
Những tưởng mọi chuyện đã xong, chiều 25/7, nhóm phụ huynh này bất ngờ được trường THCS Bình Thọ thông báo có 58 học sinh sẽ phải chuyển sang học tại trường THCS Lê Văn Việt, lí do của việc chuyển trường này là do trường THCS Bình Thọ thu nhận đến 328 hồ sơ nhập học, vượt 58 hồ sơ so với chỉ tiêu tuyển sinh.
Nhóm phụ huynh của 58 học sinh bất ngờ bị chuyển sang trường Lê Văn Việt
Anh Hoan cũng như nhóm phụ huynh của số học sinh phải chuyển trường rất bất ngờ. “Dù theo văn bản nói trên đã ghi rằng vận động, khi nào chưa đủ thì mới xét đến thời gian cư trú cho đủ 58 học sinh, thế nhưng trên thực tế thì hoàn toàn không phải vậy.
Chúng tôi không rõ trường hợp nào được chuyển, trường hợp nào phải ở lại? Các tiêu chí xét về thời gian cư trú có được nhà trường thực hiện một cách nghiêm túc hay không?”, anh Hoan bức xúc.
Video đang HOT
Các phụ huynh đã đánh giá, việc điều chuyển 58 học sinh sang trường Lê Văn Việt gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến các em học sinh, công việc của phụ huynh, vì trường THCS Lê Văn Việt không tốt bằng trường Bình Thọ. Nhiều em đã có biểu hiện bị sốc về mặt tinh thần.
Trường THCS Bình Thọ, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức
Theo kế hoạch tuyển sinh mà Phòng GD&ĐT quận Thủ Đức đã công bố trước đó, những học sinh khối lớp 6 có hộ khẩu, sổ tạm trú ở phường Bình Thọ hoàn toàn đủ điều kiện để vào học tại trường THCS Bình Thọ, còn với trường THCS Lê Văn Việt chỉ nhận các học sinh có giấy tạm trú ở phường Bình Thọ.
Năm học 2011 – 2012, trường THCS Bình Thọ tuyển sinh đến 400 học sinh. Năm học tới, nhà trường đã xác nhận đủ điều kiện để nhận 328 học sinh. Và số học sinhtiểu học các cấp, các ngành nắm rất rõ, kế hoạch tuyển sinh đã được thông báo từ rất sớm, danh sách học sinh đã công bố từ ngày 15/7/2012.
Vậy không hiểu do đâu quận Thủ Đức lại chuyển 58 học sinh sang trường THCS Lê Văn Việt?
Rõ ràng những người làm công tác tuyển sinh đầu cấp của quận Thủ Đức đang mâu thuẫn với chính mình. Kế hoạch tuyển sinh đã đưa ra, được duyệt nhưng lại không được thực hiện.
Nhiều phụ huynh đã khóc vì bức xúc, vì thương con phải chuyển trường và bị cú sốc tâm lý khi chưa bắt đầu năm học. Anh Lê Văn Hoan quả quyết chắc chắn anh sẽ không đồng ý cho con của mình chuyển sang học lớp 6 tại trường THCS Lê Văn Việt, vì con anh hoàn toàn đủ điều kiện để học tại trường THCS Bình Thọ.
Trưởng phòng GD&ĐT quận Thủ Đức Lê Minh Tuấn xác nhận có sự việc như trên.
Ông Lê Minh Tuấn cho biết: Hiện quận Thủ Đức đang xem xét, giải quyết từng trường hợp trong tổng số 58 học sinh nói trên, nên chưa thể thông tin cho báo chí ngay được, do cần có thời gian làm việc, rà soát lại sự việc.
Lãnh đạo quận Thủ Đức hứa rằng sẽ tìm phương án phù hợp cho số học sinh bị chuyển sang trường Lê Văn Việt, đảm bảo không thiếu chỗ học cho bất cứ học sinh nào.
Ông Huỳnh Thanh Nhân, phó chủ tịch UBND quận Thủ Đức, TP.HCM, đã có buổi tiếp xúc với một số phụ huynh học sinh để giải quyết vụ việc 58 học sinh đã được nhận vào học lớp 6 tại Trường THCS Bình Thọ nay bỗng dưng bị chuyển sang trường khác. Theo ông Nhân, kế hoạch phân tuyến, năm học này Trường THCS Bình Thọ tuyển mới 270 học sinh nhưng trường này đã nhận hồ sơ 328 HS nên quận đã chuyển 58 học sinh sang Trường THCS Lê Văn Việt (cùng phường). “Trường Bình Thọ đã làm không đúng quy trình, sẽ chịu trách nhiệm về sự việc này. Quận sẽ rà soát lại và giải quyết từng trường hợp cụ thể” – ông Nhân nói. Ông Nhân cũng cho rằng 58 học sinh này thuộc diện hộ khẩu ghép, nhà ở thực tế nơi khác, nhiều học sinh không thuộc đối tượng tuyển sinh của Trường THCS Bình Thọ. Tuy nhiên, những phụ huynh có mặt đã không đồng tình với giải thích của lãnh đạo quận. Việc điều chuyển này quá muộn màng khi chỉ còn 10 ngày nữa học sinh các trường sẽ tập trung nhận lớp bắt đầu năm học mới. Thực tế, Trường THCS Lê Văn Việt (cùng địa bàn phường) là ngôi trường cũ kỹ trong khuôn viên chưa đến 1.000 m2, sân trường chật chội, cổng trường là khu chợ ồn ào, phức tạp. Cơ sở chật hẹp này đồng thời còn được trưng dụng làm Trường Bồi dưỡng giáo dục và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp quận Thủ Đức. Theo phân tuyến, Trường THCS Lê Văn Việt sẽ tuyển 90 học sinh thuộc diện tạm trú tại phường Bình Thọ. Nhưng chỉ có chưa đến 30 học sinh làm thủ tục nhập học vào trường này. Trong khi đó, Trường THCS Bình Thọ có hơn 400 học sinh lớp 9 ra trường, nếu tuyển tất cả 58 em này, tổng số em vào lớp 6 cũng chưa đến 330. Nhiều phụ huynh thuộc diện bị điều chuyển cho rằng con họ bị ép sang trường này (cho đủ sĩ số duy trì hai lớp học tại đây). “Sự việc sẽ còn chờ thường trực UBND quận họp và quyết định chính thức” – ông Nhân nói.
Theo Tuổi Trẻ
Lãnh đạo ĐHQGHN lên tiếng về kết luận của Thanh tra Chính phủ
Trao đổi với Dân trí ngày 19/6, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: "Kết luận của Thanh tra Chính phủ về liên doanh, liên kết đào tạo của ĐH QGHN như vậy là quy chụp, có nhiều điểm khuất tất".
GS.TSKH Vũ Minh Giang cho biết, đến thời điểm này Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐH QGHN) chưa nhận được bản kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc liên doanh, liên kết mà chỉ biết kết luận trên báo chí đăng tải.
Theo GS Vũ Minh Giang, những thông tin kết luận mà Thanh tra Chính phủ đưa ra có những điểm sai và lạ. Kết luận đưa ra nhận định về việc không thi đầu vào, không công nhận bằng cấp của chương trình liên kết đào tạo... nhưng bằng cấp của chương trình liên kết đào tạo là do nước ngoài cấp thì phải theo quy định của nước ngoài, chứ không thể lấy quy chế đào tạo của Việt Nam mà áp dụng vào trường đại học nước ngoài.
"Chúng tôi không biết cụ thể thế nào về kết luận của Thanh tra vì chưa có bản kết luận đó. Nhưng xem trên báo chí tôi thấy kết luận rất quy chụp, rất bất bình thường, có nhiều điểm khuất tất và cần thảo luận lại toàn bộ nội dung. Kết luận ở đây không am hiểu hệ thống giáo dục Việt Nam, thẩm quyền ĐH QGHN, vận dụng quy định của Việt Nam áp dụng với các trường ĐH nước ngoài... Dẫn quy chế đào tạo của Việt Nam xem xét chuyện đầu vào của trường đại học nước ngoài như vậy không đúng. Quy chế đào tạo của Việt Nam là vận dụng cho Việt Nam chứ không vận dụng cho đào tạo nước ngoài. Nếu vận dụng như vậy rất buồn cười" - ông Giang cho hay.
Cũng theo ông Giang, thường các trường ĐH nước ngoài đều thiết kế hai chương trình đào tạo bậc thạc sĩ là định hướng nghiên cứu và định hướng thực hành. Làm luận văn chỉ dành cho thạc sĩ định hướng nghiên cứu, còn chương trình định hướng thực hành cần dành thời lượng cho các môn học và nội dung thực hành nên chỉ viết tiểu luận tốt nghiệp. Kết luận nói không theo quy định của Việt Nam như vậy không am hiểu. Tới đây Việt Nam sẽ triển khai theo hướng này.
Về việc đảm bảo quyền lợi cho hơn 2.000 học viên tại Trung tâm Công nghệ đào tạo và Hệ thống việc làm (ETC) mà Thanh tra Chính phủ kiến nghị xem xét không công nhận bằng cử nhân, thạc sỹ do đối tác nước ngoài liên kết đào tạo, ông Giang cho biết: "ĐH QGHN có trách nhiệm làm rõ kết luận của Thanh tra vì có nhiều khuất tất. ĐH QGHN có trách nhiệm với quyết định của mình".
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Tuyển sinh đầu cấp ở quận 4, TP.HCM Nếu số trẻ trên địa bàn tăng đột biến thì các trường tiểu học phải mở thêm lớp để đảm bảo thu nhận - Ảnh minh họa Theo kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2012-2013 của Phòng GD-ĐT quận 4 (TP.HCM), các trường tiểu học sẽ tuyển sinh lớp 1 từ ngày 9 đến 13-7 theo phân tuyến. Cụ...