TP.HCM: 4 nhóm đối tượng dự kiến được hỗ trợ đợt 3

Theo dõi VGT trên

Sở Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM vừa hướng dẫn về việc rà soát, lập danh sách xét duyệt người có hoàn cảnh thực sự khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh đang có mặt tại các phường, xã, thị trấn.

TP.HCM: 4 nhóm đối tượng dự kiến được hỗ trợ đợt 3 - Hình 1

Người dân TP.HCM nhận hỗ trợ đợt 2 – Ảnh: VŨ THỦY

Theo đó, đối tượng hỗ trợ đợt 3 dự kiến gồm 4 nhóm:

Thành viên hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.

Người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian giãn cách xã hội đang có mặt tại xã, phường, thị trấn (bao gồm cả trường hợp đang cách ly tập trung, điều trị bệnh…).

Người phụ thuộc của người lao động nói trên gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con cái ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc trong cùng một hộ đang có mặt tại phường, xã, thị trấn tại thời điểm khảo sát, lập danh sách (bao gồm cả các trường hợp đang cách ly tập trung hoặc điều trị bệnh…).

Người lưu trú tạm thời trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo có hoàn cảnh thật sự khó khăn trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách và đang có mặt tại thời điểm khảo sát, lập danh sách.

Các trường hợp đang hưởng lương hưu, người đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) và diện doanh nghiệp trả lương tháng 8-2021 sẽ không được hưởng trợ cấp.

Về cách thức lập danh sách, UBND phường, xã, thị trấn sẽ rà soát, lập danh sách người có hoàn cảnh thật sự khó khăn, đủ điều kiện hưởng hỗ trợ gửi về UBND quận, huyện và TP Thủ Đức theo trình tự gồm ba bước.

Bước 1: Thành lập tổ công tác thực hiện chính sách hỗ trợ tại khu phố, ấp. Thành viên tổ gồm cán bộ UBND phường/xã/thị trấn, công an khu vực, khu đội trưởng, trưởng ban điều hành khu phố/ấp…

Tổ công tác sẽ rà soát, đối chiếu các tiêu chí để xác định người có hoàn cảnh thực sự khó khăn theo mẫu, tổ chức bình nghị xét duyệt để thống nhất. Biên bản họp và danh sách đã được thống nhất sẽ được gửi cho chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn.

Tổ cũng có nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến, giải đáp thắc mắc của người dân, tổ chức công khai danh sách hỗ trợ và thực hiện hỗ trợ cho người dân sau khi được phê duyệt. Các trường hợp đã về quê hoặc sinh sống ở nơi khác sẽ không được thống kê.

Bước 2: Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn lập hội đồng xét duyệt cấp xã gồm chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã, cán bộ phụ trách lao động, trưởng công an xã, phường đội trưởng, trưởng ban điều hành khu phố/ấp, tổ trưởng tổ dân phố, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Hội đồng này sẽ họp, xét duyệt, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý, tính chính xác của người nhận hỗ trợ (có đối chiếu danh sách với cơ quan BHXH để loại trừ các trường hợp đang hưởng lương hưu, đang tham gia BHXH và hưởng lương doanh nghiệp tháng 8-2021).

Trường hợp không đủ điều kiện nhận hỗ trợ, UBND xã/phường/thị trấn phải ghi rõ vào biên bản và chuyển tổ công tác hỗ trợ trả lời, giải thích cho người dân.

Bước 3: UBND quận, huyện, TP Thủ Đức thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

Đồng thời chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn công khai danh sách với cộng đồng dân cư, niêm yết tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn, khu dân cư, tổ dân phố, trang thông tin (nếu có)…

Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng đã có văn bản gửi BHXH TP.HCM. Theo đó, trong 2 ngày làm việc, BHXH quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ đối chiếu thông tin trên hệ thống BHXH để rà soát, loại trừ: người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, người đóng BHXH và diện doanh nghiệp trả lương tháng 8-2021, những người lao động đang hưởng lương của doanh nghiệp tháng 8-2021 thuộc các tỉnh, thành khác.

Video đang HOT

Trước đó, ngày 15-9, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP phương án hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19 sau ngày 15-9, với mức dự kiến 1 triệu đồng/người/lần.

Dự kiến khoảng 7,5 triệu người sẽ nhận hỗ trợ đợt 3.

Ca nhiễm cộng đồng tăng: báo động

Những ngày qua, số ca COVID-19 phát hiện mới trong cộng đồng (ngoài khu cách ly, phong tỏa) tại TP.HCM tăng.

Ca nhiễm cộng đồng tăng: báo động - Hình 1

Cung cấp đủ thực phẩm cho hộ dân có F0 cách ly giúp người dân an tâm ở nhà điều trị bệnh. Ảnh chụp tại nhà có ca F0 trên đường Trường Sa, Q.3, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Nếu không nhận diện đúng nguyên nhân để có giải pháp kịp thời, sẽ khó khăn hơn cho TP khi thực hiện chiến lược tổng lực kiểm soát dịch bệnh trong một tháng tới.

Số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cho thấy mầm bệnh đã lây lan sâu rộng, có thể phát sinh các ổ dịch nếu không được kiểm soát. Nỗ lực kéo giảm ca nhiễm của TP đang bị thách thức.

"Tại sao số ca nhiễm trong cộng đồng nhiều, coi chừng có một phần do đã tiêm vắc xin sau đó chủ quan. Các quận, huyện và TP Thủ Đức cần quản lý kỹ. Khi lây nhiễm tại chỗ thì việc quản lý tương đối; nhưng gần đây xảy ra việc ùn tắc, tập trung đông người, coi chừng virus cũng lây qua từ đây. Chúng ta phải quản lý kỹ từng việc, chứ không làm hết việc này lại lo cái khác thì chúng ta không đủ sức đâu chống dịch.Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên

Ca nhiễm cộng đồng tăng: báo động - Hình 2

Số ca nhiễm cộng đồng (không bao gồm khu phong tỏa) của TP.HCM có xu hướng tăng những ngày gần đây - Nguồn: Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM - Đồ họa: T.ĐẠT

Ca cộng đồng tăng tại nhiều quận, huyện

Suốt gần một tháng rưỡi (từ ngày 9-7 đến nay) số ca nhiễm mới phát hiện trong cộng đồng và sàng lọc tại bệnh viện của TP luôn trên ba con số và đang có dấu hiệu tăng mạnh. Từ ngày 2 đến 11-8, toàn TP phát hiện khoảng 5.500 ca nhiễm mới trong cộng đồng, trung bình hơn 500 ca/ngày.

Tuy nhiên, trong 6 ngày gần đây, trong số 22.756 ca nhiễm mới được phát hiện có tới 10.141 ca trong cộng đồng, chiếm gần 40%. Đáng chú ý, ngày 17-8, số ca phát hiện trong cộng đồng chiếm gần 73% trong tổng số khoảng 3.500 ca nhiễm mới. Đây là lần đầu tiên số ca trong cộng đồng tại TP cao hơn số ca đã được cách ly kể từ ngày 9-7.

Từ ngày 14-8 đến nay, số F0 được phát hiện trong cộng đồng tăng mạnh tại các quận 8, 3, 1, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh... Tại quận 8, ngày 14-8, tỉ lệ ca F0 trong cộng đồng chiếm gần 77% tổng số ca nhiễm mới, nhưng một ngày sau tăng vọt lên đến 85%. Ngày gần nhất 16-8, tỉ lệ F0 trong cộng đồng chiếm hơn 76%. Tại quận Bình Tân, ngày 14-8 ca nhiễm cộng đồng chiếm 58% tổng ca nhiễm mới, hai ngày sau tăng lên 68%.

Riêng tại quận 1, sau nhiều ngày ghi nhận hàng chục ca cộng đồng, đến ngày 16-8 có đến 142 ca cộng đồng, chiếm gần 80% số ca nhiễm mới. Quận vừa phát hiện ổ dịch dân cư mới tại đường Yersin, phường Cầu Ông Lãnh (còn gọi là khu Chợ Gà, Chợ Gạo).

Số ca F0 vẫn tăng dù TP đã áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt. Nguyên nhân từ đâu? Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ , dù giãn cách theo chỉ thị 16, nhiều phường, xã cho rào chắn đầu đường hẻm hạn chế cho người dân ra ngoài nhưng phía trong các hẻm, nhất là tại các khu nhà trọ, hẻm khép kín, nhà san sát nhau, người dân vẫn dễ dàng tiếp xúc với nhau.

Nhiều hẻm giăng biển "bảo vệ vùng xanh" nhưng phía trong có ca nhiễm, dịch âm thầm lây lan. Một số chợ cóc, điểm bán vỉa hè hoạt động nhưng không được quản lý về giãn cách nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Ngày 17-8, tại đường Dương Quảng Hàm (quận Gò Vấp), phóng viên ghi nhận hàng chục điểm bán hàng trên đoạn đường dài khoảng 100m. Mặc dù cạnh đó là chốt kiểm soát giao thông có lực lượng chức năng túc trực 24/24 (ngay giao lộ Dương Quảng Hàm - Nguyễn Thái Sơn) nhưng hoạt động mua bán vẫn diễn ra tấp nập.

Tương tự, đoạn đường An Dương Vương dài khoảng 150m giáp ranh phường An Lạc, quận Bình Tân và phường 16, quận 8 có khá đông các sạp rau, thịt, cá... hoạt động tự phát và nhiều người dừng lại mua bán trong giờ cao điểm.

Ca nhiễm cộng đồng tăng: báo động - Hình 3

Các hộ dân có F0 nhận túi thuốc an sinh do Đoàn phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM trao - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Phản ảnh từ các F0

Trong khi đó, chủ trương để F0 không triệu chứng điều trị tại nhà là đúng nhưng thực hiện lúng túng, không sâu sát cũng tạo nguy cơ gây lây nhiễm dịch trong cộng đồng. Từ đầu tháng 7 đến nay, Tuổi Trẻ nhận thông tin của nhiều người dân tại TP.HCM phản ảnh nơi họ sống có nhiều ca F0, trong đó có nhiều nơi không giăng dây phong tỏa, những người liên quan chậm được lấy mẫu xét nghiệm.

Do F0 không được hướng dẫn chăm sóc tại nhà, đặc biệt không được cung cấp thực phẩm nên buộc họ phải ra ngoài để mua thức ăn. Người dân sống xung quanh hay chính bản thân F0 đã liên hệ chính quyền địa phương đến kiểm tra, giám sát, hỗ trợ nhưng... không ai giải quyết.

Anh Minh (ngụ TP Thủ Đức) cho biết 4 người thân gồm 1 dì và 3 người cậu của anh đang ở chung một nhà tại phường 15, quận 8. Ngày 6-8, dì của anh mất và được xét nghiệm dương tính COVID-19. Hiện nay, 3 người cậu cũng có dấu hiệu bị COVID-19 như sốt, khó thở, anh có gọi điện nhiều lần lên UBND phường yêu cầu xuống test nhưng đến nay chưa được test. Gần đây nhất ngày 17-8, anh Minh gọi trực tiếp lãnh đạo phường nhưng được cho biết hiện phường quá tải, hết test nên phải chờ tiếp.

Chị N.T.L.T. (phường Cầu Kho, quận 1) cho biết xung quanh nơi chị sống có rất nhiều F0 đang cách ly, tự chăm sóc tại nhà. Cạnh đó có nhiều người biểu hiện sốt, ho... nhưng chưa được xét nghiệm nên chưa biết có mắc COVID-19 hay không. Dù con hẻm rơi vào tình trạng "cấp cứu", nhưng chị T. không thấy chính quyền địa phương đến hỗ trợ các trường hợp F0 hay lấy mẫu xét nghiệm những người có triệu chứng.

Ca nhiễm cộng đồng tăng: báo động - Hình 4

Người dân quận Gò Vấp (TP.HCM) được tiêm vắc xin Vero Cell của Sinopharm tại điểm Trường THCS Tân Sơn - Ảnh: NHẬT THỊNH

Chưa thể nhận định nguyên nhân?

Ông Nguyễn Hồng Tâm - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - cho biết hiện đơn vị chưa thể nhận định chính xác nguyên nhân vì sao số ca cộng đồng tăng cao trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội vì chưa đủ cơ sở. "Chuyện số liệu trồi sụt một vài bữa là bình thường, cần phải theo dõi một thời gian mới kết luận được" - ông Tâm nói.

Đại diện UBND quận 1 cho biết trên địa bàn quận có một số khu vực như Chợ Gà, Chợ Gạo có số dân cư đông đúc, trong không gian chật hẹp nên việc đảm bảo giãn cách trong thời gian qua là thử thách, rất khó thực hiện.

"Trong trường hợp có ca mắc COVID-19, việc phát sinh lây nhiễm trong khu vực đó rất cao. Một số hẻm sau khi phát hiện F0, sau khi tầm soát ra số F0 mới khá cao" - đại diện UBND quận 1 nói và cho biết quận đã triển khai nhiều biện pháp chống dịch, đặc biệt tăng cường người cách ly với người, nhà cách ly với nhà để hạn chế thấp nhất việc lây lan trong cộng đồng.

Một chuyên gia về chuyên khoa nhiễm - thần kinh tại TP.HCM cho rằng trước tốc độ lây lan của biến chủng Delta và số ca mắc cộng đồng tăng cao trong thời gian giãn cách cho thấy mầm bệnh đã ngấm sâu trong cộng đồng và thực tế đang còn nhiều ổ lây nhiễm là người trong gia đình, dãy trọ, khu dân cư, chợ... đã được ngành y tế công bố. Có thể trong cộng đồng còn nhiều ca nhiễm chưa được phát hiện kịp thời, khi họ tiếp xúc gần với những người khác sẽ gia tăng tốc độ lây lan.

Theo vị chuyên gia này, điều quan trọng nhất là làm sao tăng độ bao phủ vắc xin cho người dân TP càng sớm càng tốt để nhanh đạt miễn dịch cộng đồng. Đặc biệt, cá nhân mỗi người, mỗi nhà cần phải tuân thủ theo quy định của chỉ thị 16, ai ở đâu ở yên đó. Ông đề xuất các cấp chính quyền sớm kịp thời cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân, nhất là người ở khu vực phong tỏa.

PGS.TS Nguyễn Phương Thảo (chuyên gia về công nghệ sinh học phân tử, Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM): Sớm tiêm mũi 2 cho người lớn tuổi

Kể cả các nước trên thế giới hiện nay đều phải phòng chống dịch COVID-19 bằng việc đẩy nhanh tiêm chủng và thực hiện giãn cách, không có cách nào khác. Hiện tỉ lệ người dân được tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19 của TP.HCM cao hơn nhiều tỉnh thành nhưng so với nhiều TP khác trong khu vực vẫn rất thấp.

Việc quan trọng hiện nay là nhanh chóng tiêm để đạt phủ rộng. Vắc xin muốn có hiệu quả phải cần có thời gian và phải đến mũi 2 mới giảm tỉ lệ lây nhiễm. Chúng ta cần phải nhìn vai trò vắc xin ở khía cạnh giảm ca nặng và tử vong. Việc tiêm vắc xin tại TP.HCM và các tỉnh trong điều kiện khan hiếm, thiếu nguồn cung phải dựa trên chiến lược bảo vệ cho các đối tượng dễ trở nặng và tử vong.

Mặt khác, hiện số lượng người nhiễm, số ca nhiễm mới, người phải điều trị và số ca phát hiện mới sàng lọc trong cộng đồng còn cao, không cách nào khác vẫn phải tiếp tục giãn cách xã hội. Tại TP.HCM, việc mở cửa cũng cần tính toán dựa trên các yếu tố dịch tễ.

Tuy nhiên, thực tế tình hình dịch của TP khó có thể dập tắt hẳn trong thời gian ngắn. Do vậy phải có kế hoạch theo kịch bản chống dịch lâu dài, đảm bảo ứng phó được sự biến đổi của từng giai đoạn dịch.

TS Phạm Thái Sơn (Chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức): Đừng để vùng xanh nhanh chóng hóa đỏ

Ca nhiễm cộng đồng tăng: báo động - Hình 5

Khu vực "vùng xanh" an toàn tại một con hẻm trên đường Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp, TP.HCM Ảnh: NHẬT THỊNH

Từ việc thiết lập "vùng xanh" trong phòng chống dịch COVID-19, hàng trăm điểm chốt bảo vệ "vùng xanh" ra đời tại các quận huyện nhằm góp phần kiểm soát dịch bệnh. Về cơ bản, "vùng xanh" và "vùng phong tỏa" không có sự khác biệt, chỉ khác nhau về số ca nhiễm ("vùng xanh" chưa có ca nhiễm) và việc đi lại ("vùng xanh" cho phép ra vào thông qua một lối duy nhất, vùng phong tỏa thì được đến điểm chốt).

Còn lại các cách thức kiểm soát dịch bệnh bên trong hai vùng này hoàn toàn giống nhau, theo quy định chung của TP.

Ca nhiễm cộng đồng tăng: báo động - Hình 6

TS Phạm Thái Sơn

Nhưng toàn TP đã có trên 150.000 ca nhiễm với trung bình mỗi ngày 4.000 ca, số ca chưa được phát hiện thì như phần chìm của tảng băng. Số lượng mẫu xét nghiệm hằng ngày chỉ khoảng 10.000 - 15.000 mẫu, với tỉ lệ số ca dương tính trên số xét nghiệm trung bình trong tuần qua lên tới 30%.

Có một xu hướng đáng ngại là số ca trong cộng đồng, tức là từ các "vùng xanh", đã vượt qua khu vực phong tỏa.

Còn người ra vào, còn hoạt động giao dịch buôn bán, vận chuyển hàng hóa, đồng thời kết hợp với việc không có xét nghiệm tầm soát như đang diễn ra ở TP.HCM thì virus có thể len lỏi vào bất cứ lúc nào, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ nhanh chóng đỏ hóa các "vùng xanh" tưởng như đã an toàn.

Lúc đó toàn bộ nguồn lực các cấp, vốn đã rất mệt mỏi bởi những chốt trực thời gian vừa qua, lại phải chạy theo khắc phục.

Việc phân vùng trước đây giữa các khu vực là không hiệu quả về dài hạn, lãng phí về nguồn lực. Việc phân định các loại hình khu vực hiện chưa có những chỉ dẫn rõ ràng, thống nhất và được lượng hóa cụ thể khiến cho các địa phương còn lúng túng và có sự khác biệt trong triển khai.

Vùng xanh, vùng vàng, vùng cam, vùng đỏ hay vùng phong tỏa nên gắn với phương thức quản lý cụ thể theo hướng vùng màu kém nguy cơ hơn sẽ có ít kiểm soát hơn, người dân được tự do hơn trong hoạt động xã hội và có nhiều loại hình kinh doanh được phép hoạt động hơn.

Việc phân loại này cũng sẽ giúp Nhà nước tập trung nguồn lực vào những vùng nguy cơ hơn để hỗ trợ người dân, khống chế, khoanh vùng, giảm mức độ nguy cơ, hướng tới xanh hóa khu vực. Đó cũng chính là phương thức có thể áp dụng trong dài hạn, hướng tới mở cửa đồng bộ và trạng thái bình thường mới cũng như cách thức ứng xử ngay cho từng khu vực nếu không may dịch bệnh quay trở lại.

Cần nhanh chóng xây dựng một khung phân vùng (phân màu khu vực) thống nhất được lượng hóa cùng kế hoạch hành động cụ thể tương ứng cho từng phân vùng. Các chỉ số nên được xem xét tích hợp trong bộ khung này là tỉ lệ số ca nhiễm mới trên tổng dân số, mật độ dân số, tỉ lệ tiêm vắc xin.

Bên cạnh đó, việc xét nghiệm tầm soát là điều kiện tiên quyết cho tất cả các khu vực trước khi đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng, nếu không một nguy cơ rất lớn là trước khi chúng ta kịp xanh hóa các vùng phong tỏa, các vùng an toàn đã bị đỏ hóa.

Chúng ta cần chấp nhận thực tế số ca nhiễm hằng ngày sẽ cao hơn trong những ngày tới để có thể nhận diện chính xác hơn các khu vực nguy cơ, từ đó mới nhanh chóng khoanh vùng và khống chế dịch bệnh trên phạm vi toàn TP được.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024
Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM
20:01:12 16/11/2024

Tin đang nóng

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang
23:28:51 17/11/2024
Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'
23:39:23 17/11/2024
Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi
23:43:42 17/11/2024
Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt
22:21:47 17/11/2024
Phạm Quỳnh Anh lo lắng khi nhảy gợi cảm, Minh Hằng bất ngờ "bại trận"
22:18:01 17/11/2024
Ảnh hậu 10X của Kim Kê 2024 gây tranh cãi
23:19:05 17/11/2024

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của 'Vịnh Hạ Long' trên cạn ở Thanh Hóa

Du lịch

06:50:54 18/11/2024
Được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn, Vườn Quốc gia Bến En nổi tiếng bởi cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ với 21 đảo lớn nhỏ cùng làn nước trong xanh, tĩnh lặng đang trở thành điểm đến du lịch thú vị ở Thanh Hóa.

Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?

Sao việt

06:26:59 18/11/2024
Mới đây, nhóm nghệ sĩ Ngũ Long Du Ký đã tới thăm nhà ca sĩ Tô Thanh Phương. Từ khi biết tin Tô Thanh Phương bệnh nặng, nhóm nghệ sĩ đã nhiều lần thăm hỏi anh.

Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay

Sao châu á

06:20:12 18/11/2024
Trong loạt ảnh cam thường, Ngu Thư Hân gây ấn tượng với làn da trắng sáng, visual xinh đẹp, vóc dáng thon thả và tỷ lệ cơ thể cân đối.

Lầu Năm Góc khẳng định xung đột Ukraine sẽ được giải quyết qua đàm phán

Thế giới

06:14:09 18/11/2024
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/11, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán trên cơ sở các đề xuất mà ông đã đưa ra tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 6.

Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc

Góc tâm tình

05:58:43 18/11/2024
Cho tới hôm trước, sau khi lo giỗ đầu chồng em hoàn tất, trước mặt bao nhiêu họ hàng đằng nhà chồng, bố chồng gọi em vào và bảo thẳng.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.

Phim cổ trang Việt hay đến mức chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đúng chuẩn "khuôn vàng thước ngọc"

Phim việt

05:52:31 18/11/2024
Thời gian gần đây có khá nhiều phim truyền hình hot được khán giả Việt chú ý. Một trong số đó là Tham Vọng Giàu Sang - phim cổ trang hiếm hoi hiện đang ra mắt trên sóng truyền hình Việt.

Cặp đôi tài phiệt bùng nổ visual gây sốt: Nhà trai là tổng tài từ phim đến đời, nhà gái đẹp nhất màn ảnh 2024

Phim châu á

05:51:13 18/11/2024
When The Phone Rings (Tạm dịch: Khi Chuông Điện Thoại Reo) hiện là một trong những dự án truyền hình được trông ngóng nhất màn ảnh Hàn dịp cuối năm.

Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt

Người đẹp

05:35:58 18/11/2024
Hải Tú sinh năm 1997, được khán giả chú ý khi trở thành nữ diễn viên độc quyền thuộc công ty của Sơn Tùng M-TP hồi năm 2020.

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...