TPHCM: 2 năm tới, 100% trường học sẽ thu học phí không dùng tiền mặt
Từ năm học mới 2020-2021, TPHCM sẽ triển khai thu học phí không dùng tiền mặt ở 70% trường học trên toàn thành phố, đến năm học sau đạt 100%.
Ngày 31/7, Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức sơ kết 6 năm thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường phổ thông trên địa bàn.
Theo Sở GD&ĐT, TPHCM hiện có khoảng 1,7 triệu học sinh các cấp và hàng ngàn trường học. Số tiền học phí và các khoản thu khác tại trường học mỗi tháng lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
Thế nhưng nhân sự ít, thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Bộ Nội vụ (cấp mầm non, 4 nhân viên trường học chỉ còn 2 biên chế: Thủ quỹ, kế toán, nhân viên y tế, nhân viên văn thư).
Trường học ngày càng đông học sinh, nhiều trường lên đến 3.000 – 4.000 học sinh, nhưng vẫn thu tiền theo cách thủ công gây khó khăn cho công tác quản lý, và mất thời gian chờ đợi của phụ huynh.
Phụ huynh tại TPHCM được hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trong học kỳ 2 năm học 2019-2020 vừa qua, các trường học tại TPHCM nghỉ học kéo dài. Việc thu học phí và các khoản thu nhà trường rất khó khăn khi các khoản thu dồn vào trong một thời gian dài.
Video đang HOT
Từ năm học 2020-2021, TPHCM sẽ triển khai thu học phí không dùng tiền mặt ở 70% trường học trên toàn thành phố, đến năm học sau đạt 100%.
Thay đổi này sẽ giúp phụ huynh, nhà trường tiết kiệm thời gian, minh bạch, tiết kiệm thời gian. Đồng thời phù hợp với bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Trước đó, bắt đầu từ năm 2014, TPHCM đã bắt tay xây dựng Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học với sự chủ trì của Sở GD&ĐT TPHCM phối hợp với các đơn vị liên quan.
Năm 2020 trên 90% trường THPT sử dụng dịch vụ này nhưng tỷ lệ sử dụng chưa cao ở các trường mầm non, tiểu học và THCS.
Mức thu học phí đại học công lập: Cơ quan nào quản lý, giám sát?
Việc Trường đại học Y dược TP.HCM thông báo mức thu học phí năm học tới có ngành gấp 4 - 5 lần mức thu cũ khiến dư luận băn khoăn: cơ quan nào quản lý, giám sát mức thu học phí đại học công lập?
Sinh viên Trường đại học Y dược TP.HCM - ẢNH HÀ ÁNH
Trao đổi với báo chí, đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, cho biết quy định về chính sách học phí các cấp học (mầm non, phổ thông, đại học) được thể hiện trong nhiều văn bản pháp quy, gồm Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Nghị định số 127/2018/NĐ-CP và luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học 2018.
Trường chưa tự chủ thu học phí theo Nghị định 86
Trong các văn bản trên, thẩm quyền trách nhiệm, ban hành mức thu học phí và trách nhiệm kiểm tra giám sát đã được quy định rõ.
Cụ thể, đối với các cơ sở giáo dục đại học (gọi chung là trường đại học) công lập, cơ quan chủ quản (bộ, ngành, địa phương) trực tiếp có trách nhiệm thẩm định, quyết định, phê duyệt, thống nhất phương án phân loại mức độ tự chủ về tài chính của trường đại học trực thuộc, bao gồm cả phương án thu - chi tài chính, cả việc đảm bảo mức thu học phí mà luật Giáo dục và Nghị định 86 đã quy định.
Đồng thời, cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các trường đại học trực thuộc trong việc thực hiện chính sách học phí theo quy định.
Trường đại học công lập chưa đáp ứng điều kiện tự chủ thì tiếp tục thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Trong đó, quy định trần mức tăng học phí hàng năm từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020 - 2021 tăng bình quân 8 - 10%/năm. Các trường được xác định mức tăng học phí hàng năm, nhưng không được vượt trần Nghị định 86.
Mức thu cụ thể cho từng lĩnh vực đào tạo như sau:
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý các trường đại học công lập trực thuộc tỉnh. UBND cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí của các trường đại học công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh.
Cơ quan nào giám sát về chính sách học phí của trường tự chủ?
Với các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ (luật Giáo dục đại học đã quy định) thì được tự chủ xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Văn bản giúp các trường tự chủ xác định mức thu học phí là Thông tư số 14/2019/TT-BGĐT về hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Trong quá trình thực hiện tự chủ, trường đại học cần xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dựa trên định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan chủ quản ban hành và các quy định, hướng dẫn hiện hành, phù hợp với chất lượng đào tạo. Từ đó, ban hành mức thu học phí phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo tương xứng với chất lượng đào tạo.
Đặc biệt, các trường đại học có trách nhiệm công khai, minh bạch và cam kết chất lượng. Có trách nhiệm giải trình với xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước về việc xây dựng mức học phí tương xứng với chất lượng đầu ra cam kết và lộ trình tăng học phí phù hợp với chất lượng được kiểm định chương trình đào tạo.
Cơ quan chủ quản trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách học phí của các trường đại học được giao chủ quản, xử lý sai phạm theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình với xã hội, với người học về các chức năng được giao.
Vẫn đề xuất giữ quy định có trần học phí
Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã trình phê duyệt các văn bản làm cơ sở pháp lý để các trường thực hiện tự chủ. Đồng thời, trực tiếp quản lý, giám sát tình hình thực hiện chính sách học phí và cơ chế tự chủ của các trường đại học trực thuộc Bộ GD-ĐT.
Gần đây, khi báo chí phản ánh Trường đại học Y dược TP.HCM đã ban hành, thông báo mức thu học phí chưa hợp lý, không phù hợp với quy định, Bộ GD-ĐT đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế (cơ quan chủ quản của Trường đại học Y dược TP.HCM) kiểm tra, xác minh thông tin về mức thu học phí của trường này, phối hợp với Bộ GD-ĐT để trả lời công khai cho người học và toàn xã hội.
Đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, cho biết trong thời gian tới, bộ này sẽ đề xuất việc đưa quy định cụ thể khung và trần học phí phù hợp với các chuẩn kiểm định và chất lượng đầu ra của các cơ sở đào tạo vào dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, để trình Chính phủ xem xét, ban hành.
Trường Quốc tế Singapore điều chỉnh học phí: Phụ huynh tiếp tục kiến nghị Cho rằng mức thu sau khi điều chỉnh vẫn chưa hợp lý, một số phụ huynh Trường Quốc tế Singapore (Vạn Bảo, Hà Nội) tiếp tục kiến nghị. Chị M.T., đại diện một số phụ huynh Trường Quốc tế Singapore cho biết, sau khi nhận thông báo về việc thu học phí online lần thứ 2 của trường gửi phụ huynh, chị thấy...