TPBank trao 10 tỷ đồng ủng hộ chương trình ‘Sóng và máy tính cho em’
Ngày 12/9, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) quyết định ủng hộ 10 tỷ đồng cho “Sóng và máy tính cho em” – chương trình hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho HS có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.
Trong những ngày đầu của năm học mới 2021-2022, hàng triệu HSSV ở nhiều địa phương trên cả nước đang thực hiện quy định giãn cách xã hội đã phải “đến trường” thông qua hình thức học trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều học trò vì điều kiện kinh tế gia đình không đủ khả năng trang bị thiết bị học tập trực tuyến thiết yếu như máy tính, máy tính bảng, tivi…. Sự thiếu thốn này đã cản trở các em không có cơ hội được học tập khi nhiều trường học chuyển trạng thái hoạt động sang dạy học trực tuyến.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp chỉ đạo phát động, Bộ Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Các nội dung chính của chương trình bao gồm việc triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ việc dạy và học trực tuyến, vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị công nghệ, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 và triển khai học trực tuyến.
Nói về quyết định ủng hộ chương trình, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: “Chúng tôi luôn nhận thức rõ và thực hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng vì một nước Việt Nam thịnh vượng. Trong đó, chúng tôi hiểu rằng đất nước có hùng mạnh hay không, có sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không, là nhờ một phần ở sự nghiệp trồng người. Chúng tôi hy vọng sự đóng góp của TPBank sẽ góp phần lấp đầy những khoảng cách và giúp nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với những bài giảng của thầy cô giáo dễ dàng hơn”.
Tháng 8/2020, TPBank trao học bổng 50.000 USD cho sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng đạt thành tích xuất sắc và có ý chí vươn lên trong học tập của Đại học Fulbright Việt Nam
Sự ủng hộ này cũng nằm trong chuỗi các hoạt động trách nhiệm xã hội của TPBank đã triển khai liên tục trong những năm gần đây, góp phần hỗ trợ cộng đồng vượt qua giai đoạn đầy khó khăn do dịch bệnh gây ra.
TPBank trao nhiều máy thở cao cấp cho các bệnh viện ở tuyến đầu chống dịch Covid-19
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 8/2021, TPBank đã tài trợ gần 40 máy thở cao cấp cho các bệnh viện ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh phía Nam, nâng tổng số tiền mà TPBank và DOJI đóng góp cho công cuộc chống dịch lên tới 70 tỷ đồng.
Tháng 7/2021, ngân hàng này đã chủ động xây dựng các chương trình, các gói miễn giảm lãi suất cho khách hàng trong 06 tháng cuối năm, với mức giảm từ 0,5 -1,2%. Tổng số dư nợ hỗ trợ khách hàng lần này được TPBank ước tính gần 45 nghìn tỷ đồng. Tính từ năm 2020, TPBank đã miễn, giảm và hạ lãi suất cho khoảng 43.000 khách hàng.
Học sinh một số trường ở Nghệ An được tặng thiết bị học trực tuyến
Những chiếc máy tính được trang bị kịp thời từ sự hỗ trợ của thầy cô và những nhà hảo tâm đã giúp cho nhiều gia đình vơi bớt gánh nặng của năm học mới, đặc biệt trong hoàn cảnh toàn ngành Giáo dục phải chuyển sang dạy học bằng hình thức online.
Điện thoại cho học trò nghèo
Một tuần trước, khi chủ trương dạy học trực tuyến được Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An chính thức ban hành, Ban Giám hiệu Trường THCS Diễn Kỷ (Diễn Châu) đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm của các lớp thống kê thiết bị học trực tuyến của học sinh trong toàn trường. Qua danh sách các lớp gửi lên, trong số hơn 600 học sinh của năm học này có khá nhiều học sinh không có các thiết bị như máy tính, ipad hoặc điện thoại để học trực tuyến.
Đây thực sự là một khó khăn của nhà trường trong việc triển khai nhiệm vụ năm học và điều này có thể làm gián đoạn việc học của học sinh. Để kịp thời hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thông qua mạng xã hội và các hội cựu học sinh, hội phụ huynh, ban giám hiệu nhà trường kêu gọi các nhà hảo tâm, các cựu học sinh... hỗ trợ máy tính, điện thoại cũ... cho học sinh có phương tiện học tập. Chỉ sau khoảng 1 tuần triển khai, gần 40 triệu đồng đã được ủng hộ, trong đó phần lớn là từ phụ huynh và các cựu học sinh của nhà trường.
Những món quà sẽ giúp học sinh vượt qua khó khăn. Ảnh: P.V
Trong số những lớp tham gia tích cực thì lớp 9A của cô giáo Hoàng Thị Thu Hương là một trong những lớp triển khai hiệu quả, khi cả lớp đã huy động được gần 10 triệu đồng và dự kiến số tiền này có thể hỗ trợ được cho 3 - 4 em mua điện thoại thông minh.
Chia sẻ thêm về điều này, cô Hương cho biết: Từ năm học lớp 6, học sinh trong lớp đã nuôi "ống lợn tiết kiệm" và năm nào cũng có những món quà nhỏ để tặng những học sinh còn khó khăn của lớp. Năm học này, so với nhiều lớp khác, lớp chúng tôi may mắn hơn vì đến thời điểm này 40/40 học sinh của lớp đã có đủ thiết bị dạy học. Tuy vậy, với tinh thần tương thân, tương ái, khi nhận được phát động của cô giáo chủ nhiệm và nhà trường, các thành viên trong lớp đã hưởng ứng tích cực vì các em cũng muốn các bạn của mình có đủ phương tiện để học trực tuyến, đặc biệt là với học sinh cuối cấp lớp 9. Chúng tôi cũng rất vui bởi phụ huynh trong lớp cũng đồng tình ủng hộ và có những người ủng hộ từ 3 - 5 triệu đồng.
Phụ huynh Trường THCS Diễn Kỷ ủng hộ tiền mua thiết bị cho học sinh khó khăn. Ảnh: P.V
Đến thời điểm này, qua trao đổi, cô giáo Nguyễn Quỳnh Liên - Hiệu trưởng nhà trường cũng rất vui mừng khi hiện tại 100% học sinh của trường đã có đủ điện thoại để học: Từ nay đến khi năm học mới bắt đầu, nhà trường sẽ nhờ Đoàn xã trao 19 chiếc điện thoại tại gia đình học sinh, mỗi điện thoại giá 1.700.000 đồng. Số tiền còn lại nhà trường sẽ trao cho con của một giáo viên trong trường mới mất vì bệnh ung thư để động viên các cháu trước thềm năm học mới. Nếu có đủ phương tiện thì năm học này các cô chỉ tập trung dạy trực tuyến, không phải đi phát phiếu, thu bài nữa...
Nỗ lực của các nhà trường
Do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên ngay sau ngày khai giảng, từ ngày 6/9, học sinh trên toàn tỉnh Nghệ An từ cấp tiểu học đến THPT sẽ triển khai dạy học bằng hình thức online. Phương án này được xem là giải pháp tối ưu nhất trong hoàn cảnh hiện nay, nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt là thiết bị học của học sinh. Trên thực tế, qua khảo sát của nhiều địa phương, số học sinh có đủ trang thiết bị để học còn rất khiêm tốn, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi cao.
Tại huyện Kỳ Sơn, trong số 9.730 học sinh tiểu học của huyện thì chỉ có 2.579 học sinh có phương tiện để học và trong số này cũng chỉ khoảng 500 học sinh có máy tính, còn lại gần 2.000 học sinh phải học qua điện thoại. Ngoài ra, có gần 5.000 học sinh ở những vùng không có kết nối Internet. Số lượng học sinh ở bậc THCS có thiết bị học trực tuyến cũng chiếm chưa đến 30% với 1.640/6.067 học sinh.
Hay như ở huyện Tương Dương, toàn huyện có 7.420 học sinh Tiểu học nhưng chỉ có 47,5% học sinh đủ điều kiện học trực tuyến, cấp THCS có 4.984 học sinh nhưng chỉ có 33,7% đủ điều kiện để học. Trước đó, qua thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, tại các vùng thuận lợi, tỷ lệ học sinh có đủ điều kiện để học trực tuyến là 90%, còn các vùng còn lại chỉ khoảng 60% học sinh đủ điều kiện theo học.
Trường THPT Nghi Lộc 4 trang bị điện thoại cho các học sinh khó khăn học trực tuyến 2. Ảnh: P.V
Để khắc phục những khó khăn trên, thời gian qua, các địa phương và nhà trường cũng đã xây dựng các phương án dạy học trong hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó, nhiều trường học cũng đã tập trung kêu gọi, vận động để hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh.
Tại Trường THPT Nghi Lộc 4, qua khảo sát của nhà trường, năm nay trường có 34/1.417 học sinh không có thiết bị dạy học. Để giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn và với tinh thần "không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau", nhà trường đã huy động học sinh cũ, hội khuyến học trường được hơn 40 triệu đồng để mua, cung cấp 34 điện thoại thông minh và sim 3G, 4G, đảm bảo 100% học sinh của trường có đủ thiết bị để học trực tuyến từ năm học này.
Tại Trường THPT Kim Liên, lá "thư ngỏ" cũng được hiệu trưởng nhà trường gửi đến các tổ chức, doanh nghiệp và phụ huynh học sinh sau khi khảo sát đang có khoảng 20 học sinh không có phương tiện học trực tuyến. Bức thư cũng chia sẻ về những khó khăn và mong muốn sự chung tay của toàn xã hội sẽ giúp nhà trường và học sinh thực hiện được mục tiêu "học sinh nghỉ học không ngừng học" và sẽ "thắp sáng ước mơ" cho những học sinh nghèo được học tập.
Qua 24 giờ triển khai, thầy giáo Dương Văn Sơn - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Chúng tôi rất vui vì dù phát động trong một thời gian ngắn nhưng nhà trường đã quyên góp được gần 30 triệu đồng. Số tiền này nhà trường sẽ cân nhắc và lựa chọn phương tiện thích hợp để kịp thời trao đến tay cho học sinh trước thời điểm năm học mới bắt đầu. Đây sẽ là những phương tiện rất hữu ích để các em có thể học trực tuyến trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp...
Ngành Giáo dục tập huấn để tổ chức dạy học trực tuyến. Ảnh: M.H
Sự chia sẻ của thầy cô, của nhà hảo tâm cũng cho thấy sự đồng hành và quyết tâm của nhân dân tỉnh nhà đối với sự học của con trẻ. Và đây sẽ là động lực để giáo viên, học sinh bước vào một năm học mới dù khó khăn nhưng vẫn tràn đầy niềm vui, niềm hy vọng...
Hà Tĩnh: Hơn 1,2 tỷ đồng hỗ trợ thiết bị học trực tuyến Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, đến thời điểm này ngành Giáo dục đã vận động được hơn 1,2 tỷ đồng hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các trường học trao tặng thiết bị học trực tuyến cho học sinh. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ GD&ĐT, ngành Giáo dục Hà...