TPBank chính thức công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm
Nhờ những bước đi thận trọng, an toàn trước ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, nhờ việc luôn song hành với khó khăn nhằm có nhiều giải pháp hỗ trợ kịp thời với khách hàng, 6 tháng đầu năm 2020 TPBank vẫn đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan đồng thời giải quyết tốt các vấn đề về nợ xấu. Điều đó tiếp tục khẳng định năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro tốt và cơ hội phát triển dài hạn của ngân hàng này.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với tổng tài sản đạt 181.000 tỷ đồng, tăng 10,38% so với cuối năm 2019. Tổng huy động đạt 162.560 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2019 và dư nợ thị trường 1 (bao gồm cả trái phiếu chính phủ) đạt 112.038 tỷ đồng, tăng 10,36% so với cuối năm 2019. Lợi nhuận đến hết ngày 30/6/2020 là 2.034 tỷ đồng, hoàn thành 50% kế hoạch cả năm 2020, tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát.
Trước đó, ngày 26/6/2020, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s công bố trên website chính thức, trong số 18 ngân hàng Việt Nam được tổ chức này đánh giá, TPBank là 1 trong 4 ngân hàng được Moody’s xếp hạng cao và giữ nguyên triển vọng ổn định.
Video đang HOT
Theo đánh giá của Moody’s, mặc dù nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bị rung lắc mạnh nhưng chỉ số sức mạnh nội tại BCA của TPBank vẫn được giữ nguyên ở mức B1, hơn nhiều “ông lớn” trong ngành ngân hàng. Điều này cho thấy nội tại vững vàng và sức mạnh tài chính của TPBank.
Moody’s đánh giá cao các chỉ số về mức độ an toàn vốn, khả năng sinh lời mạnh mẽ bởi phân khúc bán lẻ & SME với biên lợi nhuận cao, bảng cân đối lành mạnh, thanh khoản tốt của TPBank. Đặc biệt, Moody’s nhận định tỷ lệ an toàn vốn của TPBank sẽ duy trì ổn định trong vòng 12 – 18 tháng tới bởi nguồn lợi nhuận core của ngân hàng sẽ hỗ trợ khả năng tạo vốn nội tại.
Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng của Covid-19 khiến Ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh nhưng TPBank vẫn tăng trưởng ổn định, cùng Chính phủ thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của dịch bệnh đến kinh tế và hoạt động kinh doanh trong cả nước. Theo đó, TPBank đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như cơ cấu nợ, giãn nợ cho các khách hàng đồng thời đưa ra nhiều gói vay mới với lãi suất ưu đãi, giảm so với quy định từ 1.5 – 2.5% với tổng giá trị lên tới 19.500 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đã giảm lãi suất từ 0.5 – 1.5% cho hàng chục nghìn khách hàng đang vay, số dư nợ được giảm lãi lên tới hơn 26.400 tỷ đồng với số tiền giảm lãi, ngân hàng đã hy sinh lợi nhuận lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Bên cạnh việc đưa ra các phương án hỗ trợ kịp thời cho khách hàng thời đại dịch, TPBank cũng khẩn trương tập trung triển khai hàng loạt các phương án kinh doanh để phát triển trong giai đoạn “bình thường mới”, song song với việc giữ vững thế mạnh của một ngân hàng số xuất sắc nhất, luôn dẫn đầu trong cuộc đua chuyển đổi số.
TPBank muốn gom thêm 10 triệu cổ phiếu quỹ
Sau đợt mua vào 24 triệu cổ phiếu giữa năm 2019, TPBank vừa đăng ký mua thêm tối đa 10 triệu cổ phiếu. Dự kiến giao dịch thực hiện trong nửa đầu năm nay.
TPBank sẽ mua lại tối đa 10 triệu cổ phiếu quỹ
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (mã TPB) vừa công bố kế hoạch mua lại tối đa 10 triệu cổ phiếu quỹ, tương ứng 1,17% vốn điều lệ ngân hàng. Giao dịch dự kiến thực hiện trong thời gian dự kiến vào quý I và quý II/2020, thông qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Theo ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT TPBank, giao dịch nhằm giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành, hỗ trợ giao dịch, gia tăng giá trị cổ đông. Nguồn vốn thực hiện được lấy từ phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính soát xét cuối tháng 6/2019 (2.823 tỷ đồng). Kết quả kinh doanh khả quan trong nửa cuối năm 2019 cũng giúp phần lợi nhuận để lại trên tăng lên 4.615 tỷ đồng vào cuối năm trước.
Ước tính với giá cổ phiếu gần 21.000 đồng/cp theo giao dịch hiện tại, số tiền mà ngân hàng bỏ ra gần 210 tỷ đồng. Tháng 6/2019, TPBank cũng đã chi ra tới 627 tỷ đồng để mua lại 24 triệu cổ phiếu, tương đương mức giá 26.156 đồng/cổ phiếu. TPBank cũng là một trong 5 tổ chức niêm yết chi nhiều tiền nhất để mua vào cổ phiếu quỹ năm qua.
Thông tin mua cổ phiếu quỹ đã hỗ trợ xu hướng tăng giá của cổ phiếu này hồi giữa năm ngoái. Tuy nhiên, giá ngân hàng mua vào cũng là mức cao nhất trong một năm trở lại đây, giảm 20% so với giá hiện tại.
Năm 2019, TPBank lên kế hoạch tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng. Dù kế hoạch này chưa đạt được một phần do yếu tố khách quan từ diễn biến thị trường, kết quả kinh doanh của nhà băng này tăng trưởng tốt với lợi nhuận trước thuế đạt trên 3.868 tỷ đồng, tăng 1.610 tỷ đồng, tương đương 71,3% so với năm trước và vượt 21,75% kế hoạch cả năm.
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
Nhiều ngân hàng chấp nhận tăng trưởng tín dụng âm Không phát triển khách mới, tập trung hỗ trợ khách cũ khiến dư nợ cho vay giảm. Dư nợ của Vietinbank hết quý I giảm 1,25% so với đầu năm. Đồng loạt tăng trưởng tín dụng âm Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản của VietinBank đạt 1,22 triệu tỷ đồng, giảm 1,46% so với hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ...