TP Vinh hỏa tốc đăng ký tiêm vắc xin, dân gọi điện ‘không liên lạc được’
TP Vinh phát văn bản hỏa tốc gửi các doanh nghiệp, cơ quan, doanh nghiệp đăng ký tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhưng nhiều người dân gọi điện thoại liên hệ đăng ký đều không được.
Người dân TP Vinh tiêm vắc xin phòng COVID-19
Sáng 12-9, Tuổi Trẻ Online nhận được phản ánh của người dân về việc không liên lạc được với đường dây nóng của UBND TP Vinh để đăng ký tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Trước đó, tối 11-9 UBND TP Vinh phát đi công văn hỏa tốc gửi UBND các phường, xã; các cơ quan, ban ngành, đoàn thể doanh nghiệp trên địa bàn về việc đăng ký tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong đó yêu cầu gửi danh sách theo mẫu chậm nhất về UBND TP trước 14h chiều 12-9.
Kèm theo công văn này là hai số điện thoại di động để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ động liên hệ được cung cấp mẫu biểu đăng ký danh sách.
Dù đang ngày nghỉ cuối tuần, song khi nhận được thông báo này các cơ quan, doanh nghiệp đã khẩn trương lập danh sách cán bộ, nhân viên, người lao động để được tiêm phòng COVID-19.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi các đơn vị liên hệ hai số điện thoại để xin cấp biểu mẫu theo quy định đều gặp tình trạng “thuê bao không liên lạc được”.
“Sáng nay chúng tôi mới nhận được thông báo qua mạng xã hội để đăng ký tiêm vắc xin cho nhân viên yên tâm làm việc, nhưng khi gọi điện thoại để xin biểu mẫu đều không được. Trong khi đó, hạn chót đăng ký đến trước 14h chiều hôm nay”, ông K. – một doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng ở phường Vinh Tân – nói.
Công văn hỏa tốc đăng ký tiêm vắc xin phòng COVID-19 của UBND TP Vinh
Trả lời Tuổi Trẻ Online , bà Trần Thị Cẩm Tú – phó chủ tịch UBND TP Vinh – cho biết TP đã nhận được phản ánh của người dân về tình trạng trên.
“Nguyên nhân có thể nhiều người gọi điện vào hai số di động bị nghẽn mạng. Hơn nữa, tòa nhà mà TP đang thuê làm việc (trụ sở UBND TP Vinh đang sửa chữa – PV) ở khu vực sóng yếu nên người dân không liên lạc được. Chúng tôi đã cho mở thêm 3 số điện thoại, 3 email để các đơn vị cung cấp danh sách”, bà Tú nói.
Theo bà Tú, do yêu cầu của Sở Y tế Nghệ An nên trong đêm qua TP Vinh mới có công văn hỏa tốc và thời hạn chậm nhất đến 14h chiều 12-9. Các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP đều đăng ký tiêm vắc xin cho cán bộ, nhân viên để ngành y tế phân bổ theo quy định.
Đến nay, có khoảng 17.000 người dân TP Vinh được tiêm vắc xin (tỉ lệ hơn 4%), trong đó có hơn 2.000 người tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19.
Các đơn vị liên hệ đăng ký qua các số điện thoại: 0974193854, 0835529999, 0912753585 và địa chỉ email thuhientpvinh@gmail.com, phongytevinh@gmail.com tienvptpvinh@gmail.com để được cung cấp biểu mẫu đăng ký danh sách.
Mỗi cơ quan, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp chỉ đăng ký danh sách gửi qua 1 địa chỉ email.
Thống nhất dùng chung một mã QR cá nhân cho các ứng dụng công nghệ chống dịch
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất tạo tiền đề quan trọng giúp người dân có thể chọn dùng ứng dụng cung cấp mã QR cá nhân phù hợp để phòng chống dịch COVID-19.
Quét mã QR code khi đến điểm công cộng. Ảnh: LP.
Bộ TT&TT vừa ban hành hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 (Phiên bản 1.1).
Theo hướng dẫn, mỗi cá nhân sử dụng các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVIDd-19 được cấp một mã QR cá nhân. Mã QR cá nhân có thể được sử dụng để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đọc và truy vấn dữ liệu liên quan phục vụ công tác phòng, chống dịch, bệnh COVID-19.
Các nền tảng, ứng dụng khi triển khai phục vụ công tác phòng, chống dịch cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong tài liệu hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 (Phiên bản 1.1).
Việc này sẽ đáp ứng yêu cầu khi người dân khi ra đường, đến các điểm công cộng, nơi tập trung đông người cần quét mã QR. Các công sở, doanh nghiệp, cửa hàng, các nơi cung cấp dịch vụ... khi mở cửa phải đảm bảo việc giám sát ra vào bằng mã QR. Do đó, hướng dẫn hiển thị và sử dụng một mã QR cá nhân thống nhất trong tất cả các nền tảng, ứng dụng sẽ tạo thuận lợi tối đa cho mỗi người dân và các cơ quan, tổ chức khi thực hiện các nghiệp vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Cũng trong ngày 11/9, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ truy vết F0 cùng một chiến lược sử dụng công nghệ đáp ứng với giai đoạn bình thường mới gồm các module: Xét nghiệm chốt chặn, Ghi nhận tiếp xúc gần, Kiểm soát vào ra bằng mã QR và Truy vết thần tốc. Chiến lược này được xem như cánh cửa để mở ra giai đoạn "bình thường mới" trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, mà chìa khóa là công nghệ.
Đại diện Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia cho biết: Có thể hình dung một kịch bản trong cuộc sống bình thường mới: Mỗi người dân đều có một mã QR cá nhân. Việc ra vào các nơi như cơ quan, công sở, quán ăn, nhà hàng hay các tụ điểm công cộng... đều được kiểm soát bằng mã QR này. Các tiếp xúc gần của từng người cũng được ghi nhận bởi ứng dụng Bluezone trên điện thoại. Tất cả được mã hóa và lưu lại trên hệ thống của Nền tảng hỗ trợ truy vết F0.
Cùng với đó, xét nghiệm chốt chặn tại các bệnh viện trở thành điều kiện bắt buộc khi người dân có biểu hiện ho, sốt và đến khám tại các cơ sở y tế. Dữ liệu xét nghiệm của mỗi người đều được cập nhật lên hệ thống truy vết. Khi phát hiện F0, hệ thống sẽ lập tức tự tìm ra F0 này đã tiếp xúc với những ai, đã đến mốc dịch tễ (nơi F0 từng đến) nào, tại mốc dịch tễ đó có những ai từng có mặt... rồi tự động chuyển những thông tin này về đội truy vết tại các địa phương liên quan. Quy trình này chỉ mất vài chục giây và hoàn toàn tự động thay vì các nhân viên y tế mất thời gian gọi điện thông báo đến các nơi một cách thủ công. Đối mặt với COVID-19, làm chủ thời gian chính là điều kiện tiên quyết để dập tắt mầm mống của dịch bệnh.
Không chỉ hỗ trợ truy vết thần tốc, sự "chỉ điểm" của hệ thống còn giúp việc khoanh vùng hiệu quả, giúp xác định rõ đối tượng đã tiếp xúc trực tiếp với F0 cần được cách ly.
Chia sẻ về định hướng này, ông Nguyễn Tử Quảng, Kiến trúc sư trưởng của Trung tâm phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia, cho biết: "Khi một ca F0 vừa xuất hiện, ổ dịch khi đó chỉ mới vài ca cho đến vài chục ca, như các đốm lửa nhỏ. Mấu chốt của vấn đề sống chung với COVID-19 là chúng ta cần lập tức phát hiện ra các ca F0 chỉ điểm để truy vết, gom triệt để các F1, F2, không để các đốm lửa nhỏ bùng lên thành đám cháy lớn. Nền tảng truy vết F0 giúp chúng ta làm được điều đó. Và như vậy, giải pháp 5K Vaccine Công nghệ sẽ giúp Việt Nam có được cuộc sống bình thường mới".
Tháo gỡ vướng mắc về thể chế, giảm phiền hà cho doanh nghiệp và người dân Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực,...