TP. Uông Bí: Các cơ sở giáo dục ‘tăng tốc’ chuẩn bị cho năm học 2022 – 2023

Theo dõi VGT trên

Trước thềm năm học mới, các cơ sở giáo dục ở thành phố Uông Bí ( tỉnh Quảng Ninh) đang gấp rút chuẩn bị cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.

Năm học 2022 – 2023 đang cận kề, toàn ngành giáo dục và đào tạo thành phố Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) chủ động chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên để sẵn sàng đón học sinh quay trở lại học tập.

Ghi nhận của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tại Trường Tiểu học Phương Đông B (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) vào ngày 30/8, nhà trường đang gấp rút hoàn thành việc sửa chữa cơ sở vật chất để chuẩn bị cho năm học mới.

TP. Uông Bí: Các cơ sở giáo dục tăng tốc chuẩn bị cho năm học 2022 - 2023 - Hình 1

Trường Tiểu học Phương Đông B, thành phố Uông Bí gấp rút đổ bê tông đường đi, chỉnh trang khuôn viên trường chuẩn bị cho năm học mới (Ảnh: Phạm Linh)

Cô Lại Thị Thanh Linh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phương Đông B cho biết: “Nhà trường đang triển khai nhiều hạng mục sửa chữa cơ sở vật chất, chỉnh trang cảnh quan trường, lớp như sửa đường nước, điện, bàn ghế, mở rộng sân khấu, đổ bê tông đường đi, trồng và cắt tỉa lại hệ thống cây xanh,…

Về đội ngũ, đặc biệt là giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường đã ưu tiên bố trí giáo viên dạy lớp 3, cử giáo viên tham gia đầy đủ tập huấn, bồi dưỡng thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới.

Đồng thời tuyên truyền, phổ biến tới phụ huynh học sinh về việc triển khai chương trình mới, sách mới”.

TP. Uông Bí: Các cơ sở giáo dục tăng tốc chuẩn bị cho năm học 2022 - 2023 - Hình 2

Khuôn viên Trường Tiểu học Phương Đông B xanh – sạch – đẹp chào đón năm học mới (Ảnh: Phạm Linh)

Năm học 2022 – 2023, Trường Tiểu học Phương Đông B có 1.106 học sinh trong đó có 228 học sinh khối lớp 3 (6 lớp).

Về cơ sở vật chất, nhà trường hiện có 30 phòng học đáp ứng được việc học 2 buổi/ ngày theo chương trình mới.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Huyền – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Thanh (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, năm học 2022 – 2023, nhà trường có 1.098 học sinh.

TP. Uông Bí: Các cơ sở giáo dục tăng tốc chuẩn bị cho năm học 2022 - 2023 - Hình 3

Giáo viên Trường Tiểu học Yên Thanh, thành phố Uông Bí tổng vệ sinh trường, lớp học (Ảnh: Phạm Linh)

Để tạo môi trường tốt nhất cho học sinh trong năm học mới, những ngày qua, nhà trường huy động toàn bộ giáo viên, nhân viên và một số phụ huynh tới hỗ trợ tổng vệ sinh, chỉnh trang lại khuôn viên trường học, lớp học như quét sơn lại khu vực cổng trường, bồn cây và cắt tỉa cây xanh, hoa để đảm bảo một ngôi trường xanh – sạch – đẹp và thân thiện.

Đặc biệt, nhà trường đã có kế hoạch chủ động, tận dụng mọi biện pháp để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với khối lớp 3.

TP. Uông Bí: Các cơ sở giáo dục tăng tốc chuẩn bị cho năm học 2022 - 2023 - Hình 4

Trường Tiểu học Yên Thanh chủ động lên kế hoạch đảm bảo triển khai tốt nhiệm vụ năm học mới (Ảnh: Phạm Linh)

Video đang HOT

Cô Huyền cho biết thêm: “Đến thời điểm hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa cấp trang thiết bị dạy học cho lớp 2 và lớp 3 nên nhà trường khắc phục bằng cách ưu tiên những máy chiếu sẵn có để lắp đặt, phục vụ cho học sinh khối lớp 3.

Trong hè, nhà trường đã tổ chức 2 buổi sinh hoạt chuyên môn với mục đích để giáo viên tự thảo luận để tìm, sử dụng những đồ dùng, thiết bị sẵn có và phân chia nhau theo từng môn để tự làm một số trang thiết bị dạy học.

Từ đó, đảm bảo trang thiết bị dạy học trong 4 tuần đầu tiên và tiếp tục thảo luận để chuẩn bị cho tháng tiếp theo.

Ngoài ra, mặc dù có 1 biên chế giáo viên Tin học nhưng nhà trường còn gặp khó khăn khi phòng Tin học có 8 máy tính đều đã rất cũ.

Để khắc phục, trường tận dụng 5 máy tính xách tay được Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư cho “phòng học thông minh” để đảm bảo học sinh được thực hành Tin học.

Nhà trường đảm bảo 100% học sinh khối lớp 3 được học Tin học ngay từ tuần đầu tiên của chương trình mới.

Ghi nhận thêm tại Trường Trung học cơ sở Phương Đông (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), sáng ngày 30/8, học sinh khối lớp 9 của trường chung tay cùng thầy cô trang trí lại cầu thang với nhiều câu slogan khích lệ học sinh nhà trường cùng nhau nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức.

TP. Uông Bí: Các cơ sở giáo dục tăng tốc chuẩn bị cho năm học 2022 - 2023 - Hình 5

Học sinh Trường Trung học cơ sở Phương Đông, thành phố Uông Bí góp sức thực hiện công trình măng non, mang đến diện mạo mới cho trường học (Ảnh: Phạm Linh)

Đây là công trình măng non do nhà trường phát động nhằm góp phần mang đến một diện mạo mới với nhiều màu sắc và ý nghĩa chào đón 306 em học sinh khối lớp 6 và chào đón năm học 2022 – 2023.

TP. Uông Bí: Các cơ sở giáo dục tăng tốc chuẩn bị cho năm học 2022 - 2023 - Hình 6

Học sinh hân hoan chờ đón năm học mới (Ảnh: Phạm Linh)

Thầy Nguyễn Ngọc Thanh – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phương Đông cho biết, mặc dù còn tồn tại một số khó khăn về phòng học bộ môn; thiếu giáo viên nhưng đến thời điểm hiện tại, nhà trường đã có phương án khắc phục để đảm bảo triển khai tốt nhiệm vụ năm học mới.

Thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Uông Bí cho biết, năm học 2022 – 2023, thành phố Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) hiện có 49 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên

Số lớp, học sinh đã tuyển sinh được tính đến ngày 8/8/2022: khối lớp 1: 71 lớp (1.988 học sinh); khối lớp 6: 55 lớp (2.389 học sinh).

Để chuẩn bị cho năm học 2022 – 2023, Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí đã bố trí nguồn kinh phí đầu tư xây mới 25 phòng học tại 3 trường tiểu học (Trường Tiểu học Lê Lợi, Trường Tiểu học Trưng Vương, Trường Tiểu học Phương Đông A) với tổng mức đầu tư 19.741 triệu đồng.

Đối với việc sửa chữa, mua sắm trang thiết bị giáo dục, hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh mới phê duyệt “Đề án cải tạo sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện vật chất ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022-2025″ với kinh phí theo kế hoạch là 7.500 triệu đồng.

Để đảm bảo các điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, dạy ngoại ngữ và kỹ năng sống cho học sinh theo quy định, thành phố Uông Bí thực hiện việc rà soát, sắp xếp, dồn ghép các điểm trường.

Theo đó, 100% học sinh bậc mầm non được học 2 buổi/ngày. Đối với khối tiểu học, về cơ bản các đơn vị không có sự thay đổi, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày được đảm bảo.

Tuy nhiên, còn một số đơn vị còn thiếu phòng học do số lớp tăng như Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (thiếu lớp học, thiếu phòng chức năng, trong năm học 2021 – 2022 phải sửa phòng thư viện – thiết bị làm phòng học).

Khối trung học cơ sở hiện có 9/12 trường học 1 ca và 3/12 trường học 2 ca (là các trường: Trung học cơ sở Phương Đông, Trung học cơ sở Nguyễn Trãi và Trung học cơ sở Trần Quốc Toản).

TP. Uông Bí: Các cơ sở giáo dục tăng tốc chuẩn bị cho năm học 2022 - 2023 - Hình 7

Thành phố Uông Bí đầu tư xây dựng, sửa chữa trường lớp và đã đề nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh sớm triển khai mua sắm trang thiết bị giáo dục, giao thêm biên chế cho ngành để đảm bảo việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Ảnh: Phạm Linh)

Về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3 và lớp 7, để khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất và tình trạng thừa/thiếu cục bộ giáo viên, thành phố Uông Bí đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh giao thêm biên chế cho ngành giáo dục thành phố (do tăng lớp, tăng học sinh).

Đồng thời, sớm triển khai thi tuyển bổ sung giáo viên, nhân viên năm 2022, đặc biệt là tuyển bổ sung giáo viên tiếng Anh, Tin học và nhân viên y tế.

Thành phố Uông Bí cũng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành sớm triển khai mua sắm tập trung, có hướng dẫn về việc xác định giá trang thiết bị giáo dục để kịp thời mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đầu tư bổ sung phòng máy tính cho các trường học để triển khai dạy Tin học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cả nước đang thiếu 101.745 giáo viên

Năm học 2021-2022, tổng số giáo viên tại các địa phương là 1.212.684 người. Số giáo viên thừa là 2.161 người và số giáo viên thiếu là 101.745 người.

Trong báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin:

Tại Quyết định số 72-QĐ/TW, ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị, năm học 2021-2022, tổng số giáo viên tại các địa phương là 1.212.684 người. Số giáo viên thừa là 2.161 người và số giáo viên thiếu là 101.745 người.

Tổng số biên chế giáo viên giai đoạn 2022 - 2026, Bộ Chính trị giao cho các địa phương là 1.095.527 người và biên chế bổ sung giai đoạn 2022 - 2026 là 65.980 người. Trong đó, năm học 2022-2023, Bộ Chính trị tạm giao cho các địa phương là 27.580 người.

Về vấn đề sắp xếp, tổ chức lại các trường mầm non, phổ thông, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); thu gọn các điểm trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết:

Giáo dục mầm non:

Tổng số trường mầm non công lập là 12.181 trường, trong đó 77,9% số trường có điểm trường, với số trường có nhiều điểm trường lẻ (5 điểm trường) là 1.482 trường, chiếm 12,2% số trường.

Tổng cộng hiện có 205.234 nhóm/lớp và 203.792 phòng chăm sóc, nuôi dạy trẻ (phòng kiên cố và bán kiên cố), tỷ lệ trung bình phòng/nhóm, lớp là 0,99; tổng số điểm trường là 21.236, trung bình có 1,37 điểm trường/trường; quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục mầm non là 13,3 lớp, nhóm lớp/trường.

Giáo dục tiểu học:

Tổng số trường tiểu học công lập là 12.527 trường, trong đó 56,2% số trường có điểm trường, với số trường có nhiều điểm trường lẻ (5 điểm trường) là 496 trường, chiếm 3,9% số trường.

Tổng số lớp tiểu học là 278.312 lớp và 267.107 phòng học, tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,96; tổng số điểm trường là 13.408, trung bình có 1,9 điểm trường/trường; quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục tiểu học là 22,2 lớp/trường.

Cả nước đang thiếu 101.745 giáo viên - Hình 1

Ảnh minh họa: Phạm Linh

Giáo dục trung học cơ sở:

Tổng số trường trung học cơ sở công lập là 8.798 trường, trong đó khoảng 18,2% trường có điểm trường.

Tổng số lớp là 154.764 lớp và 133.924 phòng học, tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,87; quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục trung học cơ sở là 17,5 lớp/trường.

Giáo dục trung học phổ thông:

Tổng số trường trung học phổ thông công lập là 2.102 trường, trong đó khoảng 6,5% trường có điểm trường.

Tổng số lớp là 62.495 lớp và 58.069 phòng học, tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,93; quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục trung học phổ thông là 29,7 lớp/trường.

Về sắp xếp, tổ chức lại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên: Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số Bộ, ngành liên quan đã tham mưu Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2015 của liên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn sáp nhập các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Kết quả, giảm số đơn vị sự nghiệp công lập tại mỗi quận huyện. Cơ bản mỗi quận/huyện chỉ có 01 trung tâm thực hiện các chức năng: giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề. Theo số liệu năm học 2021- 2022, số trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn quốc là 554 trung tâm.

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi sắp xếp bao gồm:

Sắp xếp, tổ chức lại, giảm đầu mối, số lượng các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể, phù hợp với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường lẻ trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương.

Mạng lưới trường học được sắp xếp tinh gọn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, quản trị nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần tinh giản biên chế, đầu mối quản lý, các vị trí việc làm có cùng chức năng nhưng vẫn bảo đảm hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập.

Việc dồn dịch, sáp nhập các điểm trường, trường có quy mô nhỏ phải được thực hiện trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh; phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Khắc phục tình trạng trường lớp có quy mô quá nhỏ và chất lượng giáo dục chưa cao, từ đó có điều kiện tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tránh đầu tư dàn trải, kể cả về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

Việc dồn dịch, sáp nhập phải căn cứ vào các quy định về: tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường, lớp học; quy mô trường, lớp; số học sinh tối đa, tối thiểu/lớp; tiêu chuẩn giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó có tính đến yếu tố phù hợp với từng vùng, miền và đặc thù của các địa phương. Chỉ sáp nhập đối với những trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thuận lợi về khoảng cách giữa các điểm trường.

Các cơ sở giáo dục thuộc diện dồn dịch, xóa bỏ các điểm trường lẻ cần chuẩn bị đủ cơ sở vật chất ở điểm trường chính (phòng học, phòng ở bán trú, nhà làm việc, nhà công vụ, các công trình bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước...), đặc biệt đối với các trường bán trú và cấp học mầm non, nhằm bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục.

Đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định; đồng thời có giải pháp phù hợp thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của học sinh khi đến trường; không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học do phải đi lại quá xa.

Việc sáp nhập các trường cần gắn liền với việc thực hiện tinh giản biên chế đồng thời gắn với việc bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên mỗi cấp học, chế độ làm việc, chính sách. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh số giáo viên dôi dư sau khi sắp xếp, sáp nhập trường. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trường sau sáp nhập.

Không sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non với các cơ sở giáo dục phổ thông; Không sáp nhập các Trung tâm giáo dục thường xuyên vào các cơ sở giáo dục trung học phổ thông.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, cơ sở vật chất tại những điểm trường được chuyển đi đảm bảo phù hợp với quy hoạch, hiệu quả, tránh lãng phí.

Trước khi tiến hành, cần phải xây dựng đề án cụ thể về việc rà soát, sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trong đó: xác định rõ lộ trình thực hiện; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất; sắp xếp, sử dụng đội ngũ và phương án giải quyết số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư; bảo đảm chất lượng giáo dục; Ban hành chính sách của địa phương như hỗ trợ giáo viên, học sinh... để duy trì kết quả của việc sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Làm tốt công tác truyền thông trước khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

MU 2024: Kỳ Duyên lọt mắt chuyên gia quốc tế, "đá văng" Campuchia - Philippines
17:56:51 17/09/2024
Hari Won bị khán giả ồ ạt chất vấn vì nói MLee "nhường" ngôi vị Hoa hậu Miss Universe Vietnam?
21:39:01 17/09/2024
Bão số 4 sắp hình thành, hướng vào Quảng Bình - Quảng Ngãi
20:57:09 17/09/2024
Chồng danh ca Hương Lan: Kỹ sư cơ khí hàng không, t.uổi xế chiều vẫn phong độ
20:45:14 17/09/2024
Brad Pitt như thành người khác, trẻ hơn cả Angelina Jolie sau khi có bạn gái mới
20:33:05 17/09/2024
MC Đại Nghĩa đến Làng Nủ trao t.iền cho bà con, Vũ Thu Phương hầu đồng
20:35:38 17/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên hotsearch vì mặc váy cưới, chồng cũ không đám cưới vì 1 lý do?
21:30:38 17/09/2024
Minh Tuyết từng bị gièm pha 'ca sĩ mà làm bồi bàn' khi ở Mỹ
18:53:33 17/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tôi biếu sếp quà dịp Trung thu, anh tặng lại tôi hộp trà date từ 5 năm trước: Giận tím người nhưng 2 tháng sau bỗng được thăng chức

Netizen

00:49:12 18/09/2024
Tôi làm việc ở công ty này được 5 năm. Mỗi ngày tôi đều làm việc chăm chỉ, hiệu suất ổn định nhưng ngần đó thời gian mà vị trí vẫn giậm chân tại chỗ, không nhích được thêm bước nào trong khi các đồng nghiệp đều đã được thăng chức.

Thành công rực rỡ của Man City và di sản của Pep Guardiola bị đe dọa

Sao thể thao

00:29:02 18/09/2024
Thành công rực rỡ của Man City và di sản của Pep Guardiola bị đe dọa khi phiên điều trần về 115 cáo buộc đội chủ sân Etihad vi phạm luật công bằng tài chính bắt đầu.

3 ngày giữa tuần (17, 18, 19 tháng 9), 3 con giáp cung hỉ phát tài, ngồi mát hưởng bát vàng

Trắc nghiệm

23:41:15 17/09/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào cung hỉ phát tài, ngồi mát hưởng bát vàng, t.iền trong ngân hàng cứ tăng vùn vụt trong 3 ngày giữa tuần (17, 18, 19 tháng 9) này nhé!

Bất ngờ khi Cha Eun Woo vượt qua Kim Soo Hyun lập kỷ lục mới

Sao châu á

22:51:18 17/09/2024
Theo thống kê của truyền thông xứ Trung, Cha Eun Woo hiện là nam diễn viên Hàn Quốc được các nhà quảng cáo ưa chuộng nhất.

Cực nóng từ họp báo phim cổ trang "Cám": Nàng Tấm - Rima Thanh Vy có cảnh lộ cơ thể

Hậu trường phim

22:41:19 17/09/2024
Chiều 17/9, ekip sản xuất phim cổ trang Cám tổ chức buổi họp báo và chiếu phim đặc biệt dành cho giới truyền thông.

'Lông chim' đắt nhất thế giới hơn 700 củ, chủ nhân thời 't.iền sử' gây bất ngờ?

Trẻ

22:37:03 17/09/2024
Một chiếc lông vũ thuộc về loài chim New Zealand tuyệt chủng từ lâu vừa được bán đấu giá với mức kỷ lục: 46.521 NZD (28.400 USD), hãng đấu giá cho biết. Trong phiên đấu giá ngày 20/5, chiếc lông chim phá vỡ kỷ lục, trở thành chiếc lông ...

Ca khúc về Trung thu hay nhất Việt Nam: Phiên bản để đời được hát bởi nhân viên văn phòng là cựu sinh viên ĐH Ngoại thương

Nhạc việt

22:34:18 17/09/2024
Thằng Cuội do cố NS Lê Thương sáng tác vào năm 1953, tính đến nay đã có t.uổi đời hơn 7 thập kỉ, mãi mãi là một trong những ca khúc về Tết Trung Thu hay nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Ngọc Huyền nói rõ lý do con gái bị muộn thời gian học Đại học

Sao việt

22:30:36 17/09/2024
Ngọc Huyền vừa có buổi gặp gỡ truyền thông để giới thiệu về webdrama mới mang tên Sầu riêng. Theo Ngọc Huyền, đây là dự án phim được cô đầu tư chỉn chu, kỹ lưỡng, do Khương Dừa làm đạo diễn.

Selena Gomez gây bàn tán tại Emmy vì 'danh hiệu' mới trong giới siêu giàu

Sao âu mỹ

22:22:10 17/09/2024
Theo Pagesix, Selena được khán giả chào đón khi tới Nhà hát Peacock. Cô diện đầm đuôi cá Ralph Lauren, nhấn vào chi tiết kim loại ở đường viền cổ yếm. Emmy là giải uy tín nhất trong lĩnh vực truyền hình của Mỹ.

Bún chìa đặc sản Đắk Lắk, món ăn đáng để bạn thưởng thức trong đời và tự tay làm tại nhà

Ẩm thực

22:07:10 17/09/2024
Bên cạnh những món ăn nổi tiếng như gà nướng Bản Đôn Đắk Lắk, cơm lam, măng đắng... thì bún chìa cũng là một loại đặc sản được nhiều người yêu mến.

3 năm sau khi l.y h.ôn, tôi nói "không" với 20 thói quen này và đã tiết kiệm được t.iền trả trước mua nhà

Sáng tạo

21:35:24 17/09/2024
Sau khi đổ vỡ hôn nhân và sắp xếp lại cuộc sống, chị Phương đã kiên quyết nói không với 20 thói quen cũ, để thoát khỏi tình cảnh không có t.iền tiết kiệm.