TP Thanh Hóa sẽ đình chỉ công tác, buộc thôi việc đối với giáo viên dạy thêm trong dịp nghỉ học phòng dịch Covid-19
Để tránh tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định trong dịp nghỉ học phòng dịch Covid-19, UBND TP Thanh Hóa vừa ra văn bản nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm trong, ngoài nhà trường, kể cả học nhóm…
Trường hợp tập thể, giáo viên nào vi phạm sẽ bị đình chỉ công tác, buộc thôi việc.
Đình chỉ công tác, buộc thôi việc đối với giáo viên dạy thêm trong dịp nghỉ học phòng dịch Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của tình tình dịch bệnh do Covid-19 gây ra, cùng với cả nước, tỉnh Thanh Hóa đã cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2-2020. UBND tỉnh, ngành GD&ĐT, TP Thanh Hóa đã có nhiều văn bản hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh và dừng các hoạt động dạy học chính khóa, dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn phản ánh về việc có thầy cô giáo còn tổ chức dạy thêm trái quy định trong thời gian học sinh đang được nghỉ phòng chống dịch.
Trước tình hình trên, UBND TP Thanh Hóa đã có công văn số 608/UBND-GDĐT về việc nghiêm túc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP Thanh Hóa. Theo đó, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT thành phố, Chủ tịch UBND các phường, xã, hiệu trưởng nhà trường nghiêm túc thực hiện các nội dung: Nghiêm cấm dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, kể cả học nhóm; khuyến khích học sinh tự ôn tập, học online qua các trang trực tuyến mà ngành giáo dục đã triển khai.
Đặc biệt, công văn nêu rõ: Tập thể, cá nhân nào tổ chức dạy thêm học thêm trong thời gian này phải chịu kỷ luật nghiêm khắc, cụ thể là từ đình chỉ công tác đến buộc thôi việc.
Mặt khác, yêu cầu hiệu trưởng các trường THPT, THCS, Tiểu học quán triệt đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nghiêm túc thực hiện công văn chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố. Nếu để xảy ra sai phạm trong phạm vi quản lý, hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa.
Chủ tịch UBND các phường, xã phải kiểm tra, nắm bắt kịp thời sai phạm để xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đồng thời phối hợp với Phòng GD&ĐT tăng cường kiểm tra, xử lý sai phạm trong thời gian tạm dừng dạy và học phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do Covid-19 gây ra.
Video đang HOT
Phòng GD&ĐT thành phố có trách nhiệm thành lập đoàn kiểm tra, chủ trì, phối hợp với UBND phường, xã, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và xử lý; tham mưu xử lý nghiêm các nhà trường, cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân dạy thêm trong thời gian nghỉ chống dịch.
Hoài Thu
Theo baothanhhoa
Một số thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường... cũng dạy thêm tại nhà
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường mà cũng đi mở lớp dạy thêm thì làm sao có thể chấn chỉnh, quản lý tình trạng dạy thêm tràn lan như hiện nay?
Chuyện giáo viên dạy thêm thì chúng ta đã thấy, đã nghe phản ánh khá nhiều ở các địa phương. Ngay cả chuyện phó hiệu trưởng nhà trường dạy thêm cũng không phải là hiếm bởi phó hiệu trưởng đang đảm nhận 4 tiết dạy/tuần.
Thế nhưng, chuyện hiệu trưởng nhà trường cũng mở lớp dạy thêm thì quả thật... rất hiếm. Bởi, công việc của hiệu trưởng một trường phổ thông thì công việc khá nhiều mà hiệu trưởng đi mở lớp để dạy thêm thì có lẽ còn đi kèm nhiều thị phi khác nữa.
Tình trạng dạy thêm, học thêm ở một số địa phương đang được mở tràn lan - (Ảnh minh họa: Vietnamnet)
Theo quy định hiện hành thì hiệu trưởng trường phổ thông bắt buộc phải dạy 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng nhà trường dạy 4 tiết/tuần. Điều này cũng đồng nghĩa là hàng tuần hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vẫn phải lên lớp bình thường như những giáo viên khác.
Đối với những môn ít tiết thì các thầy cô trong Ban giám hiệu dạy 1-2 lớp. Những môn nhiều tiết thì dạy 1học kỳ/ năm học là đủ định mức. Nếu trường thiếu giáo viên thì dạy suốt cả năm và đương nhiên số tiền thừa sẽ được kê tiền thừa giờ.
Việc các thầy cô trong Ban giám hiệu mở lớp dạy thêm nếu xét về lý, về những quy định hiện hành thì việc họ mở lớp dạy thêm tại nhà của mình không có gì sai bởi họ đã làm đơn và được cấp phép mở lớp như những giáo viên khác trong nhà trường.
Một số thầy cô trước khi là thành viên Ban giám hiệu nhà trường thì đa phần họ là tổ trưởng chuyên môn ở các trường phổ thông, có chuyên môn tốt, đã dạy thêm lâu nay và tạo được uy tín với phụ huynh nên khi đã được bổ nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng nhà trường thì họ vẫn dạy thêm mình thường.
Vì thực tế thì họ vẫn dạy 4 tiết/tuần. Những thầy cô này không chỉ dạy cho học sinh của lớp mình mà còn có nhiều học sinh trong trường đến học. Nhất là đối với một số thầy cô dạy ở các trường Trung học phổ thông.
Chính vì họ là thành viên Ban giám hiệu nên họ đã chủ động sắp xếp thời khóa biểu, ngày trực để có những buổi trống và dạy thêm ở nhà nhằm tăng thêm thu nhập cho mình.
Bởi thực tế, một số thầy cô là thành viên Ban giám hiệu mà dạy các môn tự nhiên, tiếng Anh thì luôn có nhiều học sinh học thêm.
Không chỉ phó hiệu trưởng nhà trường mà ngay cả hiệu trưởng nhà trường cũng tham gia dạy thêm ở nhà. Và, thực tế thì hàng ngày vẫn có rất đông học sinh đến học thêm với những thầy cô đang là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường.
Việc học sinh đến học thêm với những thầy cô trong Ban giám hiệu cũng có nguyên nhân là những thầy cô này giỏi về chuyên môn và họ đã tạo được thương hiệu cho riêng mình. Nhưng, cũng có những trường hợp học sinh học thêm vì thầy cô đó...là Ban giám hiệu nên thường có rất nhiều lợi thế trong học tập, kiểm tra.
Ban giám hiệu dạy thêm, làm sao hạn chế được dạy thêm?
Việc giáo viên dạy thêm có lẽ cũng là chuyện thường tình trong bối cảnh hiện nay bởi đó là công việc phù hợp, chân chính của họ, miễn là dạy thêm không ép buộc, không làm gì sai với lương tâm của người thầy.
Vì thế, chuyện hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường mở lớp dạy thêm xét về nguyên tắc cũng chẳng sai bởi họ có làm đơn mở lớp và cấp trên đã phê duyệt. Nhưng, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường mà cũng đi mở lớp dạy thêm thì làm sao có thể chấn chỉnh, quản lý tình trạng dạy thêm tràn lan như hiện nay?
Chúng tôi có quen biết với vị hiệu trưởng một trường phổ thông lớn (không tiện nêu tên cụ thể) ở một thành phố, trường học này có tới 40 lớp học nên thầy hiệu trưởng phải quản lý gần 2000 học sinh và trên 100 giáo viên của nhà trường.
Thế nhưng, thầy hiệu trưởng này vẫn mở lớp dạy thêm môn Toán cho học sinh trong trường nhiều năm nay và học sinh đến học rất đông vào buổi tối và những ngày nghỉ trong tuần.
Điều đáng nói là giáo viên trong trường dạy thêm cũng rất nhiều đối với các môn Văn, Toán, Anh...và gần như không có ai quản lý, chấn chỉnh được tình hình dạy thêm của giáo viên trong nhà trường.
Ngay từ những ngày đầu năm học thì các giáo viên bộ môn (những môn mà có nhu cầu học thêm) đã quảng bá về các lớp dạy thêm của mình. Nhiều học sinh, phụ huynh đã rơi vào cái bẫy dạy thêm của một số thầy cô giáo vì có thầy cô thu tiền học thêm cả học kỳ nên khi học thì dù học sinh cảm thấy dạy không tốt nhưng vì đã chót đóng tiền rồi.
Có những thầy cô giáo thu tiền theo tháng nhưng học sinh và phụ huynh có tâm lý ngại thầy cô vì đang học thêm với thầy cô này mà bỏ sang học với thầy cô giáo khác thì không đành...
Bức tranh dạy thêm, học thêm quả là muôn sắc màu khác nhau và rất khó chấn chỉnh được bởi Bộ và các địa phương không cấm hoặc không thể cấm được. Dưới cơ sở thì nhiều giáo viên dạy các môn được xem là môn chính vẫn đều đều dạy thêm hàng ngày.
Lợi ích từ các lớp dạy thêm, học thêm này có rất nhiều, kể cả từ 2 phía (người dạy, người học) nên cho dù phụ huynh ấm ức, không hài lòng thì cũng khó thoát khỏi cái vòng xoáy học thêm hiện nay.
THANH AN
Theo giaoduc.net
Nếu cô... còn dạy toán lớp em, em xin nghỉ giáo viên chủ nhiệm Vũ khí của giáo viên ngoài những thứ trừu tượng như nhân cách, trình độ... còn có những thứ rất thật, đó là điểm số và xử phạt học trò. Cuộc họp sơ kết cuối kỳ một trở nên "khốc liệt" khi đến phần xếp loại thi đua lớp học. Sau khi cô Tổng phụ trách đọc xếp loại thi đua của các...