TP Nha Trang cho cư dân ‘vùng xanh’ được tập thể dục ngoài trời
Tối 19-8, UBND tỉnh Khánh Hòa có công điện khẩn về việc thực hiện một số giải pháp về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Trong đó TP Nha Trang, huyện Vạn Ninh tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 đến 0h ngày 25-8.
TP Nha Trang lập các chốt kiểm soát người ra đường trong thời gian thực hiện giãn cách toàn thành phố – Ảnh: THẢO LY
Ông Nguyễn Tấn Tuân – chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa – chỉ đạo, TP Nha Trang và huyện Vạn Ninh tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ 0h ngày 20-8 đến 0h ngày 25-8; tranh thủ khoảng thời gian này để tầm soát COVID-19 trong cộng đồng ở những địa bàn có nguy cơ rất cao và những địa bàn mới phát sinh ổ dịch… để hướng đến kiểm soát dịch bệnh sau 5 ngày nữa.
Các địa phương còn lại là thị xã Ninh Hòa, huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh và TP Cam Ranh thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng huyện Khánh Sơn thực hiện phòng, chống dịch theo chỉ thị 19.
Video đang HOT
Việc phòng, chống dịch sẽ còn kéo dài, vì vậy chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa giao Ban chỉ đạo tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố xem xét triển khai việc phòng, chống dịch theo hướng siết chặt các “vùng đỏ”, “vùng cam” và “vùng vàng”, nới lỏng việc kiểm soát trong các “vùng xanh”.
Đối với thôn, tổ dân phố thuộc “vùng xanh”, chủ tịch UBND TP Nha Trang và huyện Vạn Ninh quy định cụ thể các biện pháp nới lỏng nội vùng, như cho phép người dân thực hiện các hoạt động thể dục ngoài trời, tự mua bán lương thực, thực phẩm thiết yếu theo phiếu ở các khung giờ nhất định tại các điểm bán hàng lưu động, các mô hình “đưa chợ ra phố”…
Ông Nguyễn Tấn Tuân cũng đánh giá, công tác phòng, chống dịch trên địa bàn đã đạt được một số kết quả tích cực với 58% thôn, tổ dân phố là “vùng xanh”.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở TP Nha Trang và huyện Vạn Ninh vẫn đang rất phức tạp, các địa phương còn lại việc chống dịch vẫn còn những hạn chế cần khắc phục… Các địa phương phải “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để nắm bắt tình hình phòng, chống dịch, động viên, thăm hỏi, hỗ trợ lương thực cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, nhất là người ở khu vực phong tỏa cách ly y tế.
Cũng theo lãnh đạo UBND TP Nha Trang, trong 6 ngày giãn cách xã hội, toàn thành phố đã triển khai 263 tổ lấy mẫu tầm soát COVID-19 cho 27 xã phường, và đã hoàn thành việc lấy mẫu 99% dân số của thành phố (399.066/403.222 người) để tách F0 ra khỏi cộng đồng, chi 3,5 tỉ đồng hỗ trợ cho 11.771 hộ nghèo, cận nghèo, người khó khăn với mỗi suất quà trị giá 300.000 đồng/hộ.
Thành phố đã triển khai cho các xã, phường thực hiện việc đi chợ/đặt hàng giúp dân; khuyến khích các xã, phường tổ chức thu mua hàng hóa, lương thực, thực phẩm trong nhân dân để cung ứng cho người dân có nhu cầu. Nhờ đó, hầu hết người dân thành phố đã yên tâm ở nhà để tạo điều kiện cho thành phố triển khai các giải pháp phòng, chống dịch.
Xây dựng Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 và một số giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Thực hiện đơn hàng xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty May Thái Nguyên. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cấp bách của doanh nghiệp bị tác động bởi đại dịch COVID-19, dự thảo Nghị quyết đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính gồm: Thực hiện các biện pháp, phòng chống đại dịch COVID-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn; hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn về lao động, chuyên gia.
Dự thảo đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đến hết năm 2021, lũy kế khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp, khách hàng được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó đại dịch COVID-19; khoảng 160 nghìn doanh nghiệp được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; khoảng 50 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; hàng trăm nghìn doanh nghiệp được tiếp cận các chính sách hỗ trợ về giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động...
Mục tiêu của dự thảo Nghị quyết là sớm kiểm soát được dịch bệnh để khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất; hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch bệnh.
Cùng với đó, các địa phương tập trung giữ vững các vùng an toàn dịch bệnh để thúc đẩy sản xuất kinh doanh; ưu tiên thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp kịp thời, hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh, ổn định sản xuất kinh doanh tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kiên quyết không để đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, cung ứng lao động...
Theo dự thảo, khu vực doanh nghiệp luôn có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách nhà nước, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội; là mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị và là lực lượng nòng cốt trong việc tạo ra của cải vật chất xã hội.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước diễn biến phức tạp, do biến chủng mới, tốc độ lây lan nhanh; các đợt dịch bùng phát khiến cho các doanh nghiệp vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nguồn lực dự trữ đang cạn dần trong khi thị trường trong nước và quốc tế giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm. Sức chống chịu của khu vực doanh nghiệp tiếp tục suy giảm.
Chính vì vậy, Chính phủ cần có các chính sách, giải pháp nhanh, mạnh và kịp thời để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, tiếp sức cho doanh nghiệp ổn định, duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.
Dự thảo được xây dựng trên quan điểm nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt vì mục tiêu hàng đầu là bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân và hoạt động của doanh nghiệp; kiên quyết không để xảy ra khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế - xã hội, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường trong thời gian nhanh nhất...
Một trong những nội dung của dự thảo cũng đề cập tới việc tiếp tục đồng hành, chia sẻ, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp trên nguyên tắc khó khăn, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó có trách nhiệm tháo gỡ, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, phải chủ động báo cáo cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý; tập trung triển khai ngay các biện pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, ách tắc trong sản xuất kinh doanh với phương châm "sớm nhất - hiệu quả nhất" nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động tiêu cực đối với khu vực doanh nghiệp...
Người dân TP Nha Trang không ra khỏi nhà trong 7 ngày UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định thực hiện giãn cách toàn xã hội đối với TP Nha Trang, khi địa phương này ghi nhận hơn 2.000 ca dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 14/8, ông Nguyễn Văn Thiện - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa - cho hay, UBND tỉnh Khánh Hòa đã quyết định thực hiện cách ly toàn xã hội đối...