TP Huế muốn mời ‘thần đèn’ di dời căn biệt thự cổ số 26 Lê Lợi
UBND TP Huế cho biết HĐND TP vừa thông qua việc lập dự án chỉnh trang một đoạn đường Lê Lợi, trong đó có dành một phần kinh phí để mời “ thần đèn” Nguyễn Văn Cư di dời ngôi biệt thự cổ có kiến trúc Pháp ở số 26 Lê Lợi.
Theo UBND TP Huế, kinh phí dự kiến để dời ngôi biệt thự có kiến trúc Pháp cổ ở số 26 Lê Lợi (TP Huế) khoảng 2,5 tỉ đồng – Ảnh: NHẬT LINH
Ngày 19-9, ông Võ Lê Nhật, chủ tịch UBND TP Huế, cho biết HĐND TP vừa thông qua việc lập dự án chỉnh trang một đoạn đường Lê Lợi dọc sông Hương.
Theo đó, đoạn đường Lê Lợi này nằm ở trục chính kéo dài từ căn biệt thự cổ có kiến trúc Pháp số 23 Lê Lợi (nay là Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao TP Huế), đến khu vực Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ với chiều dài khoảng 100m.
Dự án bao gồm nhiều hạng mục như chỉnh trang cảnh quan hai bên đường Lê Lợi; tu sửa, chỉnh trang lại hai tòa biệt thự ở số 23 Lê Lợi đang xuống cấp… Trong đó dự án dành ra một phần kinh phí để thực hiện việc di dời ngôi biệt thự ở số 26 Lê Lợi đến vị trí mới cạnh sông Hương.
Theo ông Nhật, hiện nay các cấp có thẩm quyền đang tiến hành rà soát các thủ tục cần thiết để lập dự án. Dự kiến trong năm nay dự án này sẽ được triển khai.
Trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã mời “thần đèn” Nguyễn Văn Cư (trú TP.HCM) về Huế để khảo sát, lên phương án di dời căn biệt thự cổ có kiến trúc Pháp ở số 26 Lê Lợi đến nơi khác, nhường chỗ hiện tại phục vụ mục đích thu hút, mời gọi đầu tư.
Theo báo cáo của UBND TP Huế, việc di dời này cần tốn khoảng 2,5 tỉ đồng.
Video đang HOT
Cận cảnh 'thần đèn' di dời chánh điện chùa Diệu Đế nặng 1.000 tấn ở Huế
Chánh điện chùa Diệu Đế (TP Huế) - nơi có bức tranh "Long vân khế hội" - đang được "thần đèn" Nguyễn Văn Cư cùng đội ngũ của ông di dời đến nơi khác bằng cách nâng toàn bộ chánh điện ngôi chùa lên.
Chánh điện Đại Hùng của chùa Diệu Đế - nơi có bức tranh kỷ lục Long vân khế hội - đang được di dời - Ảnh: NHẬT LINH
Chiều 14-9, việc di dời chánh điện chùa Diệu Đế ở Huế vẫn đang được "thần đèn" Nguyễn Văn Cư - giám đốc Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Nguyễn Văn Cư (TP.HCM) - cùng 12 cộng sự của ông di dời đến nơi khác.
Việc di dời ngôi chánh điện này mất rất nhiều công đoạn. Nhóm thợ sẽ tiến hành đào sâu xuống phần móng rồi đổ hệ đà bê tông cốt thép lên các kết cấu chịu lực của ngôi chánh điện.
Thanh kéo thủy lực dùng để di dời ngôi chánh điện - Ảnh: NHẬT LINH
Sau đó dùng ben thủy lực để nâng toàn bộ phần kết cấu ngôi chánh điện lên cao khoảng 20cm, rồi đặt toàn bộ ngôi điện lên những thanh gỗ bên dưới có lót những thanh lăn.
Một lăn bằng gỗ được các công nhân dùng đinh, búa kết nối lại bên dưới. Hai máy kéo cỡ lớn cùng 4 thanh kéo thủy lực được nối vào công trình bằng các sợi dây cáp lớn. Sau khi máy nổ, các thanh kéo thủy lực này co lại và kéo toàn bộ chánh điện ngôi chùa trượt trên đường lăn.
Theo ông Nguyễn Văn Cư, ngôi chánh điện này nặng khoảng 1.000 tấn và mỗi ngày sẽ kéo đi được khoảng 4m. Dự kiến khoảng 4 ngày nữa việc di dời ngôi chánh điện đến nơi mới cách vị trí cũ khoảng 18m sẽ hoàn thành.
"Phần khó nhất trong việc di dời này là phải giữ làm sao để bức tranh Long vân khế hội - cũng là trần của ngôi chánh điện - cùng 3 bệ thờ Phật được nguyên vẹn trong khi di dời. Chúng tôi đã tính toán rất kỹ và đưa ra phương án di dời an toàn nhất cho ngôi chánh điện", ông Cư nói.
Đại đức Thích Hải Đức, giám tự chùa Diệu Đế, cho biết việc mời 'thần đèn' Nguyễn Văn Cư là do ông biết thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế mời ông Cư về để khảo sát, lên phương án di dời ngôi biệt thự có kiến trúc Pháp ở số 26 Lê Lợi (TP Huế).
Trước đó vào năm 2018, do tình trạng xuống cấp trầm trọng của chánh điện Đại Hùng ở chùa Diệu Đế, nhiều cơ quan chuyên môn đã tính đến chuyện sẽ hạ giải nguyên trạng trần điện có vẽ bức tranh quý, rồi đưa vào bảo tàng của chùa để bảo tồn.
Tuy nhiên sau khi tiếp thu ý kiến, nhà chùa quyết định sẽ không hạ giải ngôi chánh điện trên để bảo tồn bức tranh.
"Long vân khế hội" (hay còn gọi là Cửu Long Ẩn Vân) là bức tranh được vẽ trên trần điện Đại Hùng của chùa Diệu Đế ở TP Huế.
Bức tranh có chiều dài hơn 10m, rộng gần 11m, vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn theo một điển tích xưa của nhà Phật.
Bức tranh được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục "Bức tranh vẽ trên trần chánh điện xưa và lớn nhất Việt Nam" vào tháng 3-2008.
Tương truyền bức tranh được nghệ nhân cung đình Phan Văn Tánh thể hiện vào năm 1953. Tuy nhiên theo các nhà chuyên môn, hiện chưa có tài liệu nào khẳng định điều này.
Ông Tánh cũng là tác giả của bức "Long vân khế hội" được vẽ trên trần lăng vua Khải Định ở Huế.
Hình ảnh cận cảnh việc di dời ngôi chánh điện ở chùa Diệu Đế:
Thanh kéo bằng gỗ được lắp bên dưới ngôi chánh điện - Ảnh: NHẬT LINH
Những thanh nâng thủy lực được dùng để nâng toàn bộ ngôi chánh điện - Ảnh: NHẬT LINH
"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư chỉ huy việc di dời ngôi chánh điện - Ảnh: NHẬT LINH
Người thợ đặt những thanh lăn bên dưới hai thanh gỗ trượt để dời ngôi chánh điện - Ảnh: NHẬT LINH
Cầu vượt sông Hương chưa thể khởi công vì... trượt giá Đại diện Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết lý do đến nay vẫn chưa thể khởi công cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng (TP Huế) là do trượt giá. Cầu vượt sông Hương ở Huế chưa thể khởi công do trượt giá - Ảnh: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày 16-9, ông Lê Anh Tuấn -...