TP Hồ Chí Minh thành lập 22 đoàn kiểm tra, đánh giá tiêu chí kiểm soát dịch COVID-19
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức vừa có văn bản khẩn về việc kiểm tra, đánh giá tiêu chí công tác kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh, Thành phố đã đề ra mục tiêu phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh, mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn thành phố.
TP Hồ Chí Minh đang phấn đấu mở rộng “vùng xanh” để dần mở cửa hoạt động trở lại.
Theo đó, để đánh giá tiến độ thực hiện đối với nội dung nêu trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh đề nghị thành phố Thủ Đức và các quận, huyện căn cứ vào Bộ tiêu chí kiểm soát dịch COVID-19, báo cáo đánh giá kết quả kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn; từ đó phân tích mặt được, mặt còn hạn chế, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.
Bên cạnh đó, TP Hồ Chí Minh cũng thành lập các đoàn kiểm tra công tác kiểm soát dịch bệnh do các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, các Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Giám đốc các Sở có liên quan làm Trưởng đoàn.
Theo danh sách, TP Hồ Chí Minh có 22 đoàn kiểm tra công tác kiểm soát dịch bệnh tại thành phố Thủ Đức và 21 quận, huyện. Theo đó, đoàn kiểm tra số 1 do Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên làm trưởng đoàn sẽ kiểm tra đánh giá tại thành phố Thủ Đức; đoàn kiểm tra số 2 do ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn sẽ kiểm tra ở Quận 8; đoàn kiểm tra số 3 đánh giá ở Quận 3 do bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn…
Video đang HOT
Trước những lo lắng của người dân TP Hồ Chí Minh về lộ trình mở cửa trở lại khi hiện nay số ca mắc mới vẫn ở mức cao, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh khẳng định: “Quan điểm và cũng là nguyên tắc của Thành phố đó là an toàn mới mở cửa và đã mở cửa là phải an toàn. Muốn được mở cửa thì các đơn vị phải đảm bảo theo tiêu chí của UBND TP Hồ Chí Minh ban hành. Thành phố đã ban hành 7 bộ tiêu chí và sắp tới sẽ ban hành bộ tiêu chí thứ 8 về trường học”.
Thủ tướng: Hai tỉnh "từ xanh thành đỏ" phải kiểm soát dịch trước 30/9
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang chậm nhất đến 30/9 phải kiểm soát được dịch bệnh, không để phải tiếp tục giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng.
Thủ tướng nhấn mạnh, chậm nhất đến 30/9 Kiên Giang, Tiền Giang dứt khoát phải kiểm soát được dịch bệnh, không để phải tiếp tục giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận 247 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thông báo nêu rõ, trong thời gian qua, 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong phòng, chống dịch bệnh và một số đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên, dù đã thực hiện giãn cách xã hội liên tục trong thời gian dài nhưng đến nay cả hai tỉnh vẫn chưa kiểm soát triệt để được dịch bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do có nơi, có lúc chủ quan, lơ là cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tại một số địa phương. Việc nắm bắt, đánh giá, dự báo tình hình và nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch của một số nơi chưa chắc, chưa sát, chưa đầy đủ. Tổ chức thực hiện, nhất là tại cơ sở còn bị động, lúng túng, thiếu khoa học, chưa phù hợp, hiệu quả chưa cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang nỗ lực lớn hơn nữa để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Kiên Giang và tỉnh Tiền Giang rà soát, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế nêu trên; tổ chức quán triệt, tập huấn, hướng dẫn đầy đủ các phương châm, nguyên tắc, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch đến tận xã, phường, thị trấn và đến người dân. Tỉnh, huyện phải tăng cường kiểm tra, giám sát, gắn với hướng dẫn, hỗ trợ, chấn chỉnh, uốn nắn việc tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tại xã, phường, thị trấn, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Căn cứ diễn biến tình hình dịch, tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang xác định cụ thể mục tiêu phòng, chống dịch cho từng địa phương trên địa bàn; xác định rõ phạm vi, thời gian tiếp tục giãn cách xã hội, tăng cường giãn cách xã hội và các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể (như về xét nghiệm, điều trị, tiêm vắc xin, các mục tiêu theo tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế); phấn đấu với quyết tâm, nỗ lực lớn hơn nữa để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất và chậm nhất đến 30/9 dứt khoát phải kiểm soát được dịch bệnh, không để phải tiếp tục giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế các tỉnh trên cần thực hiện thần tốc xét nghiệm, xét nghiệm phải nhanh hơn tốc độ lây lan của virus. Đối với địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời.
Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR. Đối với địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm 5-7 ngày/lần. Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải trả kết quả trong thời hạn 12h. Thực hiện xét nghiệm theo từng địa bàn và bảo đảm không để lây nhiễm chéo khi lấy mẫu.
Triển khai ngay và đưa vào vận hành các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn thực hiện giãn cách xã hội, bảo đảm người dân tiếp cận y tế từ xa, từ sớm và ngay tại xã, phường. Tại các nơi khác, phải có phương án xây dựng trạm y tế lưu động, bảo đảm sẵn sàng khi có yêu cầu.
Tăng cường công tác truyền thông để nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu phòng, chống dịch của người dân, nhất là về thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, tiêm vắc xin sớm nhất; phát huy tính tích cực, tự giác, mỗi người dân là một chiến sĩ, là trung tâm, là chủ thể phòng, chống dịch.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, các thông tin, thông điệp về các biện pháp phòng, chống dịch phải đơn giản, dễ hiểu, để "Dân hiểu - Dân biết - Dân tin - Dân theo - Dân làm". Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang rà soát, đề xuất cụ thể nhu cầu hỗ trợ (về nhân lực y tế để xét nghiệm, tiêm chủng, chăm sóc, điều trị F0, nhân lực hỗ trợ kiểm tra, kiểm soát giãn cách xã hội, trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch, vắc xin...) gửi Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, các Bộ để xem xét, đáp ứng tối đa, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Y tế, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện việc kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang; kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, hỗ trợ cần thiết, phù hợp.
Bộ Y tế cân nhắc, ưu tiên phân bổ vắc xin, thuốc điều trị cho tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang và các tỉnh có dịch tại khu vực miền Tây bảo đảm khoa học, linh hoạt, phù hợp diễn biến dịch bệnh.
Bắc Ninh: Thành lập các chốt kiểm soát dịch COVID-19 Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được kiểm soát, qua 9 ngày không ghi nhận ca bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh khác trong cả nước đang có nhiều diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập các chốt kiểm soát dịch bệnh...