Tp Hồ Chí Minh sẵn sàng đón doanh nghiệp Hoa Kỳ phát triển ngành bán dẫn
Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng chuẩn bị hạ tầng, nguồn nhân lực và cả chính sách hỗ trợ phù hợp để hợp tác cùng các doanh nghiệp Hoa Kỳ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip điện tử.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi (phải) tiếp Thống đốc bang Oregon (Hoa Kỳ) Kate Brown. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
Chiều 16/11, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp bà Kate Brown, Thống đốc bang Oregon, Hoa Kỳ đang trong chuyến thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, trao đổi về tiềm năng hợp tác giữa hai địa phương.
Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi chào mừng và đánh cao cao chuyến thăm, làm việc tại Thành phố của đoàn đại biểu bang Oregon sẽ góp phần thiết thực vào việc củng cố, phát triển mối quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh luôn xác định là một thành viên tích cực trong phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Chia sẻ tình hình của Thành phố, ông Phan Văn Mãi cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19. Thành phố tái cơ cấu các ngành kinh tế, dịch vụ với trọng tâm xây dựng chuỗi giá trị gia tăng cao, xây dựng công nghiệp công nghệ cao, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn – đây cũng chính là những lĩnh vực Thành phố mong muốn hợp tác cùng các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Đánh giá cao mối quan tâm của lãnh đạo bang Oregon về các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác, ông Phan Văn Mãi cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn tăng cường hợp tác với bang Oregon trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và bang Oregon có thể mạnh như chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế, quản trị đô thị, y tế, giáo dục, thương mại và đầu tư…; đồng thời đề nghị bà Kate Brown quan tâm, thúc đẩy các doanh nghiệp Hoa Kỳ lựa chọn Thành phố làm địa điểm đầu tư ngành công nghệ bán dẫn và sản xuất chip điện tử.
Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng chuẩn bị hạ tầng, nguồn nhân lực và cả chính sách hỗ trợ phù hợp để hợp tác cùng các doanh nghiệp Hoa Kỳ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip điện tử.
Bà Kate Brown đánh giá cao sự phát triển, vai trò về kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đối với quốc gia cũng như trong hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Video đang HOT
Trên cơ sở những kết quả tích cực của hợp tác giáo dục với Thành phố, bang Oregon mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác song phương trong các lĩnh vực tiềm năng như phòng, chống thiên tai, chống biến đổi khí hậu, phát triển công nghệ xanh…
Thống đốc Kate Brown cho rằng, Việt Nam và bang Oregon có đặc điểm khí hậu khác nhau, có tiềm năng hợp tác trao đổi thương mại sản phẩm nông nghiệp vì có sự bổ trợ lẫn nhau về các mặt hàng nông sản.
Các doanh nghiệp bang Oregon có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, sản xuất chip điện tử rất mong muốn hợp tác cùng Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này.
Trong thời gian thăm làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn công tác bang Oregon tham dự Triển lãm Quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam (FoodExpo 2022); thăm, làm việc với một số doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh./.
TSMC cho rằng nỗ lực thống trị ngành bán dẫn của Mỹ chắc chắn sẽ thất bại
TSMC cho rằng những nỗ lực thống trị ngành bán dẫn của Mỹ sẽ thất bại trong bối cảnh công ty này cũng đang mắc kẹt trong cuộc chiến tranh lạnh công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ảnh: Apple Insider
Nhà sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới - TSMC tin rằng những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm xây dựng lại ngành sản xuất chip trong nước chắc chắn sẽ thất bại, vì chính công ty này cũng đang mắc kẹt trong cuộc chiến tranh lạnh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông Morris Chang thành lập TSMC vào năm 1987 khi Đài Loan tuyển dụng ông từ Mỹ để giúp xây dựng ngành công nghiệp điện tử. Nhà sản xuất này sau đó đã vươn lên trở thành doanh nghiệp sản xuất chip hàng đầu trên thế giới với 20% thị phần chip và đóng góp 92% công suất chip tiên tiến trên toàn cầu.
Thị phần của Mỹ trong ngành sản xuất chip toàn cầu đã giảm từ 37% năm 1990 xuống còn 12% vào năm 2020, nhưng quốc gia này đang muốn giành lại vị thế thống trị của mình. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng Mỹ lo ngại việc Mỹ đang quá phụ thuộc vào Đài Loan có thể khiến nguồn cung chip cho ngành công nghiệp quốc phòng gặp rủi ro.
Đáp lại, Tổng thống Biden đã ký Đạo luật Khoa học và Chip vào ngày 9 tháng 8 năm 2022. Đạo luật sẽ hỗ trợ hơn 52 tỉ USD để giúp các công ty Hoa Kỳ xây dựng các cơ sở bán dẫn mới, tài trợ cho nghiên cứu, mở rộng sản xuất hiện có và 200 tỉ USD cho nghiên cứu AI, điện toán lượng tử và các công nghệ tiên tiến khác.
Ông Biden nói trong ngày ký đạo luật: "Mỹ đã phát minh ra chất bán dẫn và luật này sẽ đưa chất bán dẫn trở về quê hương của mình. Đó là lợi ích kinh tế và là lợi ích an ninh quốc gia. Mỹ phải dẫn đầu thế giới về sản xuất chip tiên tiến. Luật này sẽ thực hiện điều đó," ông nói.
Đài Loan không hài lòng về động thái này vì họ coi sự thống trị chất bán dẫn của mình như một "lá chắn bảo vệ" của quốc gia. Bởi, chính phủ Đài Loan tin rằng nếu có xung đột xảy ra với Trung Quốc, Mỹ sẽ hỗ trợ để ngăn quốc gia tỉ dân chiếm đoạt ngành công nghiệp này.
Theo Financial Times, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã gặp gỡ hai nhà đồng sáng lập TSMC Morris Chang và Mark Liu hồi tháng 8. Ông Chang nói với Pelosi rằng những nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng lại ngành sản xuất chip tại quê nhà sẽ không thành công. Công ty chip Đài Loan cũng nói họ đang nằm trong một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ.
Đồng tình với ông Morris Chang, Brad Martin, Giám đốc Viện nghiên cứu về Chuỗi cung ứng an ninh quốc gia tại Rand Corporation (Mỹ), nói: "Độc quyền trong sản xuất chất bán dẫn tạo ra sự bất ổn. Nếu Mỹ phải đưa ra quyết định giữa bảo vệ nền kinh tế của mình, đó sẽ là một lựa chọn khắc nghiệt."
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng dù có đổ nhiều tiền và tăng cường ưu đãi, Mỹ vẫn không có nhiều cơ hội. Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Credit Suisse đã ước tính rằng nếu thế giới không thể nhập khẩu công nghệ bán dẫn từ Đài Loan, thì việc sản xuất mọi thứ từ máy tính đến ô tô sẽ bị gián đoạn.
Apple cũng sẽ bị ảnh hưởng vì họ phụ thuộc rất nhiều vào TSMC để sản xuất chip. Mặc dù họ đã mở rộng một số hoạt động sản xuất sang các quốc gia khác như Việt Nam và Ấn Độ, nhưng nhà Táo vẫn chưa thể đa dạng hóa nguồn cung chip của mình.
TSMC đã thực hiện một số nỗ lực để giúp đỡ Hoa Kỳ bằng cách lên kế hoạch xây dựng một cơ sở bán dẫn ở Arizona, cơ sở sản xuất chip đầu tiên phát triển bên ngoài quốc gia của công ty. TSMC dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất chip tại cơ sở này vào năm 2024.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp phát triển bền vững Báo cáo của bộ phận IndustryLab của Ericsson cho thấy, nhờ chuyển đổi số và tự động hóa, các doanh nghiệp đã được chuẩn bị tốt hơn trước các tình huống gián đoạn, từ đó phát triển hiệu quả hơn. Ericsson vừa công bố báo cáo mới về tương lai của doanh nghiệp "Future of Enterprises report", trong đó nêu bật tầm quan...